5.1 Kết luận
Qua thí nghiệm đánh giá khả năng kháng bạc lá của một số mẫu giống nếp cẩm địa phương trong vụ Mùa năm 2014 tại Gia Lâm- Hà Nội, chúng tôi rút ra được một số kết luận sau:
1,Về thời gian sinh trưởng: Trong số các mẫu giống nếp cẩm nghiên cứu có 1 mẫu giống là N38 có thời gian sinh trưởng cực ngắn ngày chiếm tỉ lệ 3,1%; 1 mẫu có thời gian sinh trưởng thuộc nhóm ngày ngắn. Đa số các dòng lúa trong thí nghiệm thuộc nhóm trung ngày chiếm tỉ lệ 84,4%. Có 3 mẫu giống (chiếm 9,3%) là N13, N17, N22 thuộc nhóm lúa dài ngày.
2, Về mức độ nhiễm sâu bệnh trên đồng ruộng: Đa số các mẫu giống đều bị nhiễm sâu bệnh, trong đó chủ yếu là nhiễm sâu cuốn lá, đục thân và rầy nâu, nhưng ở mức nhiễm nhẹ (điểm 1-3)
3, Về năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất:
+ Số bông của các mẫu giống biến động từ 3,7 – 13,8 bông, P1000 hạt đạt từ 20,67 – 38,33 g. Năng suất cá thể dao động từ 16,73 – 42,22 g. Trong đó cao nhất là N42 đạt 42,22g/khóm.
+ Tỷ lệ hạt chắc trên bông cao đạt từ 78,2 – 93,7 %. 4, Về chất lượng gạo:
+ Chất lượng xay xát: Các mẫu giống nếp cẩm có tỷ lệ gạo xay biến động trong khoảng 77,5 – 81,5%, tỷ lệ gạo xát từ 54,9 – 76,1% và tỷ lệ gạo nguyên đạt 79,1 – 96,7%.
+ Hàm lượng anthocyanin: N9, N10, N14, N16, N18, N22 có hàm lượng anthocyanin cao.
5, Về khả năng kháng bệnh bạc lá: Qua khảo sát đánh giá chúng tôi chọn được 2 mẫu là N38 và N42 có khả năng kháng bạc lá, đây cũng là 2 mẫu giống có năng suất cao và thời gian sinh trưởng ngắn.
5.2 Đề nghị
Do thí nghiệm được tiến hành trong điều kiện vụ Mùa 2014 có nhiều biến động về nhiệt độ, khí hậu, thời tiết nắng mưa đan xen nên ảnh hưởng lớn đến kết quả thí nghiệm. Vì vậy cần đánh gia tiếp ở các vụ sau trên các vùng canh tác khác nhau để cho kết quả chính xác nhất.
Tiếp tục đánh giá các mẫu giống có triển vọng ở các vụ tiếp theo để có kết luận đầy đủ, chính xác hơn nhằm tìm ra được các mẫu giống lúa tốt có năng suất cao và kháng bạc lá bền vững, ổn định.