VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3.2 Phương pháp đánh giá một số đặc điểm nông sinh học cơ bản
Các đặc điểm nông sinh học được đánh giá theo thang điểm của IRRI,
(2002). Mỗi giống theo dõi 10 cây, theo dõi 7 ngày/1 lần.
* Thời kì mạ
- Gieo riêng từng dòng, cắm thẻ ở mỗi dòng, quây nilon chống chuột. - Khi mạ được 3 lá thì bắt đầu đánh dấu số lá: lá thứ 3 đánh dấu một chấm sơn trắng, lá thứ 5 đánh dấu 2 chấm, lá thứ 7 đánh dấu 3 chấm,...theo dõi đến khi ra lá đòng ghi số liệu số lá/ thân chính.
- Mỗi dòng đánh dấu 20 cây, chọn cấy 10 cây để theo dõi. - Theo dõi khả năng đẻ nhánh của cây mạ ở mỗi dòng.
- Theo dõi tình hình nhiễm sâu bệnh trên ruộng mạ, ghi tên sâu hoặc bệnh, cho điểm để đánh giá mức độ gây hại nếu có.
- Màu sắc lá mạ
- Đánh giá khả năng sinh trưởng phát triển của cây mạ thông qua chỉ tiêu: số lá mạ trước khi cấy, chiều cao cây mạ, khả năng đẻ nhánh ( Đếm số nhánh trên thân mạ).
* Thời kì lúa
Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng
- Tuổi mạ: được tính từ khi gieo đến khi cấy.
- Ngày hồi xanh: Khi có 80% số cây bén rễ hổi xanh
- Ngày kết thúc đẻ
- Ngày bắt đầu trỗ: (có 1 cây có 1 bông nhô ra ngoài bẹ lá đòng 3-5 cm) ghi là ngày bắt đầu trỗ.
- Ngày trỗ 10%, 50%, kết thúc trỗ. - Ngày chín vàng : >95% hạt chín vàng. - Ngày thu hoạch.
* Các chỉ tiêu sinh trưởng:
- Động thái đẻ nhánh: Theo dõi 7 ngày/lần, theo dõi 10 cây/giống. - Động thái ra lá: Theo dõi 7 ngày/lần
- Động thái tăng trưởng chiều cao cây: theo dõi 7 ngày/lần. Đo từ mặt đất đến mút lá cao nhất.
Theo dõi số lá/ thân chính
Hàng tuần đánh dấu các lá theo số lẻ mới xuất hiện, khi ra lá đòng thì ghi số liệu của cả 10 cây, cộng và tính giá trị trung bình.
Mô tả đặc điểm hình thái
Chỉ tiêu và phương pháp đo đếm các chỉ tiêu:
- Chiều cao cây cuối cùng (cm): Đo từ mặt đất đến hạt đỉnh bông cao nhất, không kể râu.
- Chiều dài cổ bông (cm): Đo từ cổ lá đòng đến đốt cổ bông.
+ Nếu cổ bông vươn ra ngoài cổ lá đòng ký hiệu dấu (+) + Nếu cổ bông nằm trong bẹ lá ký hiệu dấu (-)
- Chiều dài lá đòng (cm): Đo từ gối lá đến mút đầu lá tính đến 0,1 đo chiều dài lá của 10 cây/ 1 dòng, tính giá trị trung bình.
- Chiều rộng lá đòng (cm) : Đo từ mép lá bên này đến mép lá bên kia chỗ rộng nhất.
- Chiều dài bông (cm) : Đo khi bông lúa đã chín, bắt đầu từ đốt cổ bông có gié đến mút bông không kể râu.
- Số bông/ khóm: Đếm tất cả các bông có hạt chắc và lép.
- Số hạt /bông : Đếm số bông/khóm sau đó đếm số hạt của từng bông. Đếm số hạt của 10 cây/1 dòng sau đó lấy giá trị trung bình.
- Tổng số hạt/ bông: Là số hoa đã hình thành, đếm cả số hạt chắc và hạt lép trên cây khi lúa đã chín.
- Số hạt chắc/ bông: Chỉ đếm số hạt chắc, từ tổng số hạt và số hạt chắc để tính ra tỉ lệ hạt chắc lép. - Tỉ lệ hạt chắc, lép (%): Số hạt chắc/bông Tỉ lệ hạt chắc (%) = --- x 100% Tổng số hạt/bông Tỉ lệ hạt lép (%) = 100 – tỉ lệ hạt chắc
- Số bông hữu hiệu: Đếm số nhánh có số hạt/bông lớn hơn 10 hạt, theo dõi 10 khóm cho mỗi dòng, bông bị sâu đục thân không tính là bông hữu hiệu.
- Khối lượng 1000 hạt: Phơi khô hạt đến độ ẩm 14%, dung cân điện tử cân 4 lần, mỗi lần cân 100 hạt, nếu 4 lần cân sai số giữa các lần cân với giá trị trung bình không quá 5% thì chấp nhận kết quả. ( Theo TCN-511-2007).
- Năng suất cá thể: Cân khối lượng hạt khô của 10 khóm/mẫu giống.
- Năng suất lý thuyết: NSLT = số bông/khóm x số khóm/m2 x số hạt/bông x tỷ lệ hạt chắc x khối lượng 1000 hạt x 10-4 (tạ/ha).