Phương pháp xử lý số liệu

Một phần của tài liệu khóa luận Đánh giá khả năng kháng bệnh bạc lá của một số mẫu giống nếp cẩm địa phương vụ Mùa 2014 tại Gia Lâm- Hà Nội (Trang 32)

VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.4.5Phương pháp xử lý số liệu

Phần IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1 Đặc điểm giai đoạn mạ của các mẫu giống nếp cẩm

Đối với cây lúa, giai đoạn mạ là giai đoạn đầu tiên của quá trình sinh trưởng phát triển. Thời kì này được tính từ khi gieo mạ đến khi cấy. Thời kì này dài hay ngắn tùy thuộc chủ yếu vào giống, phương thức làm mạ, điều kiện ngoại cảnh và mùa vụ gieo trồng. Nhìn chung thời gian sinh trưởng của cây lúa ở giai đoạn mạ không dài nhưng nó lại là thời kì hết sức quan trọng đối với sinh trưởng, phát triển của cây lúa quyết định đến sức sống và năng suất của cây lúa sau này.

Cây mạ sinh trưởng và phát triển khỏe sẽ tạo tiền đề cho cây lúa sau cấy nhanh bén rễ hồi xanh, sớm đẻ nhánh, tạo đà cho cây lúa sinh trưởng và phát triển tốt ở những giai đoạn tiếp theo.

Tiêu chuẩn để đánh giá một ruộng mạ tốt đó là mạ phải cứng cây, đanh rảnh, bộ rễ phát triển, tuổi mạ không quá già và không bị sâu bệnh. Vì vậy khi tiến hành thí nghiệm chúng tôi đánh giá tình hình sinh trưởng và phát triển của cây mạ theo các chỉ tiêu: Chiều cao cây mạ, số lá mạ, màu sắc lá mạ, số nhánh, sức sinh trưởng của cây mạ theo thang điểm của IRRI: Kết quả theo dõi tình hình sinh trưởng của cây mạ được trình bày ở bảng 4.1

Bảng 4.1 Đặc điểm giai đoạn mạ của các mẫu giống nếp cẩm vụ Mùa 2014 tại Gia Lâm - Hà Nội

STT hiệuKí Tuổi mạ (Ngày) Chiều cao cây mạ (cm)

Số lá mạ trước khi cấy

Số

nhánh Sức sinh trưởng (Điểm)

Màu sắc lá mạ 1 N1 17 43,7 4,0 1,0 3 Xanh 2 N2 17 37,4 3,9 1,1 3 Xanh nhạt 3 N3 17 38,2 3,0 1,0 5 Xanh nhạt 4 N6 17 43,2 4,0 1,0 3 Xanh đậm 5 N7 17 41,4 4,8 1,5 3 Xanh 6 N8 17 44,6 4,6 1,5 3 Xanh 7 N9 17 45,1 4,0 1,0 5 Xanh nhạt 8 N10 17 32,5 4,0 1,0 5 Xanh đậm 9 N11 17 48,3 4,1 1,0 3 Xanh 10 N13 17 36,1 4,0 1,0 3 Xanh 11 N14 17 44,4 3,9 1,0 3 Xanh 12 N15 17 42,3 4,1 1,0 3 Xanh 13 N16 17 39,3 3,9 1,0 3 Xanh đậm 14 N17 17 46,9 4,4 1,8 3 Xanh nhạt 15 N18 17 45,5 4,0 1,0 5 Xanh đậm 16 N19 17 44,2 4,0 1,0 3 Xanh 17 N21 17 44,4 4,1 1,0 3 Xanh đậm 18 N22 17 52,0 5,5 1,7 1 Xanh đậm 19 N23 17 41,4 3,9 1,0 3 Xanh nhạt 20 N24 17 47,8 3,9 1,1 3 Xanh đậm 21 N25 17 45,1 4,0 1,0 3 Xanh 22 N26 17 43,2 4,0 1,0 3 Xanh 23 N27 17 48,3 4,0 1,0 3 Xanh 24 N28 17 46,5 3,7 1,0 3 Xanh nhạt 25 N29 17 38,0 4,0 1,0 3 Xanh nhạt 26 N30 17 41,2 4,0 1,0 3 Xanh 27 N31 17 47,5 4,0 1,0 3 Xanh nhạt 28 N32 17 45,3 4,0 1,0 3 Xanh đậm 29 N33 17 42,1 4,0 1,0 3 Xanh 30 N36 17 42,8 4,0 1,0 3 Xanh 31 N38 17 43,4 5,2 1,6 1 Xanh nhạt 32 N42 17 26,8 4,8 1,0 1 Xanh đậm

Vụ mùa 2014, tất các các mẫu giống nếp cẩm được gieo cùng một ngày tuy nhiên khả năng nảy mầm, sinh trưởng của các mẫu giống là khác nhau. Sau khi gieo mạ được một ngày thì gặp trời mưa to trong hai ngày liên tiếp khiến cho một số dòng hạt bị dạt nên mạ mọc không đều. Tuy nhiên sau đó thời tiết tốt nên

mạ mọc nhanh và đều trở lại. Qua bảng 4.1, ta thấy sức sinh trưởng của các mẫu giống nếp cẩm được chia thành 3 nhóm đó là: Nhóm các mẫu giống có sức sinh trưởng mạnh (điểm 3) gồm 26 mẫu chiếm tỉ lệ 81,3%; 3 mẫu (chiếm 9,4%) có sức sinh trưởng yếu ở mức điểm 5 là N9, N10, N18; 3 mẫu giống có sức sinh trưởng rất mạnh (điểm 1) gồm N22, N38 và N42 chiếm tỉ lệ 9,3%.

Màu sắc lá mạ là một chỉ tiêu để xác định sức sinh trưởng và phát triển của mạ. Dựa trên đặc điểm này chúng ta có thể đánh giá được khả năng chống chịu sâu bệnh của cây. Ngoài ra việc quan sát màu sắc lá mạ còn cho ta thấy được cây mạ thiếu hay thừa dinh dưỡng. Trong số 32 mẫu giống lúa nếp cẩm tham gia thí nghiệm, chúng tôi phân chia màu sắc lá mạ của chúng thành 3 nhóm: Nhóm có màu xanh đậm gồm 9 mẫu giống là N6, N10, N16, N18, N21, N22, N24, N32, N42; nhóm có màu xanh gồm 14 mẫu đó là N1, N7, N8, N11, N13, N14, N15....9 mẫu giống có màu xanh nhạt là N2, N3, N9, N17, N23, N28, N29, N31 và N38.

Ở giai đoạn này tất cả các mẫu giống tham gia thí nghiệm đều sinh trưởng và phát triển tốt, không bị sâu bệnh hại. Các mẫu giống đều có tuổi mạ là 17 ngày với chiều cao trung bình đạt từ 26,8 – 52cm. Trong đó N42 có chiều cao cây mạ thấp nhất (26,8 cm); N22 có chiều cao lớn nhất (52,0 cm). Số lá mạ của các mẫu giống nếp cẩm dao động trong khoảng từ 3,0 – 5,2 lá. N3 có số lá mạ thấp nhất đạt 3 lá và N38 có số lá mạ lớn nhất với 5,2 lá.

Qua theo dõi quần thể mạ chúng tôi thấy có một số mẫu giống nghiên cứu đẻ nhánh khá sớm là N2, N7, N8, N17, N22, N24, N38, và N22 có số nhánh cao (trung bình đạt 1,8 và 1,7 nhánh/cây). Đa số các mẫu giống còn lại đều chưa đẻ nhánh. Các mẫu giống sinh trưởng và phát triển khá đồng đều, có N13, N31, N36, N38, N42 mạ phát triển tốt. Nhìn chung mạ của tất cả các mẫu giống đều đủ tiêu chuẩn để đưa ra ngoài ruộng cấy.

Một phần của tài liệu khóa luận Đánh giá khả năng kháng bệnh bạc lá của một số mẫu giống nếp cẩm địa phương vụ Mùa 2014 tại Gia Lâm- Hà Nội (Trang 32)