Động thái ra lá của các mẫu giống nếp cẩm nghiên cứu

Một phần của tài liệu khóa luận Đánh giá khả năng kháng bệnh bạc lá của một số mẫu giống nếp cẩm địa phương vụ Mùa 2014 tại Gia Lâm- Hà Nội (Trang 48)

VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.5 Động thái ra lá của các mẫu giống nếp cẩm nghiên cứu

Lá là bộ phận rất quan trọng đối với sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Mỗi loại cây trồng có bộ lá khác nhau dẫn đến khả năng quang hợp, hô hấp và tích lũy chất dinh dưỡng của chúng cũng khác nhau. Mỗi giống lúa được đặc trưng bởi bộ lá, kiểu lá, số lá trên thân chính… Số lá trên thân chính là đặc điểm di truyền của giống, giống có thời gian sinh trưởng dài thì có nhiều lá, giống có thời gian sinh trưởng ngắn thì có ít lá. Ngoài ra, số lá còn phụ thuộc vào đều kiện của môi trường.

Lá là cơ quan chủ yếu thực hiện chức năng quang hợp của cây, tổng hợp nên các chất hữu cơ cung cấp cho cây và dự trữ, các chất hữu cơ là thành phần cơ bản tạo nên năng lượng. Đặc biệt sự sinh trưởng và phát triển của lá đòng có vai trò quan trọng ảnh hưởng tới năng suất của lúa. Ngoài ra số lá trên thân

chính còn là căn cứ để xác định thời gian bố mẹ trổ bông trùng khớp trong sản xuất hạt lai. Vì vậy việc theo dõi động thái ra lá của các giống qua các giai đoạn sinh trưởng là vô cùng quan trọng. Kết quả theo dõi động thái ra lá của các giống được trình bày ở bảng 4.5 và đồ thị 4.3.

Bảng 4.5 Động thái ra lá của các mẫu giống nếp cẩm vụ Mùa 2014tại Gia Lâm – Hà Nội

STT

…ngày sau cấy 10

ngày ngày17 ngày24 ngày31 ngày38 ngày45 ngày52 ngày59 ngày66

1 N1 6,7 8,8 10,4 11,7 13,3 14,5 15,1 15,8 16,0 16,0 ± 0,02 N2 6,9 8,5 10,3 11,1 12,1 13,1 14,0 14,7 14,9 15,1 ± 0,7 2 N2 6,9 8,5 10,3 11,1 12,1 13,1 14,0 14,7 14,9 15,1 ± 0,7 3 N3 5,1 7,3 9,0 10,2 10,7 12,7 13,4 14,3 14,7 14,7 ± 0,5 4 N6 7,0 8,7 10,9 11,8 12,8 13,9 14,8 15,1 15,2 15,2 ± 0,4 5 N7 7,0 8,7 10,6 11,7 13,2 13,8 14,4 15,3 15,9 16,0 ± 0,3 6 N8 6,9 8,4 10,4 11,3 12,1 13,3 14,4 15,3 - 15,4 ± 0,5 7 N9 6,8 8,6 9,6 11,0 12,1 13,0 13,2 - - 13,2 ± 0,4 8 N10 6,3 8,1 10,3 11,2 12,2 13,3 14,0 15,0 15,5 15,5 ± 0,5 9 N11 6,4 8,1 9,7 11,0 11,8 13,3 14,1 14,9 15,4 15,4 ± 0,5 10 N13 6,2 8,3 9,4 12,3 13,3 14,8 15,4 15,8 15,9 16,2 ± 0,6 11 N14 6,4 8,0 10,9 11,3 12,4 13,7 14,5 14,9 14,9 15,1 ± 0,6 12 N15 6,6 7,9 10,0 10,9 12,2 13,2 14,3 15,3 15,6 15,6 ± 0,7 13 N16 6,1 7,9 9,6 10,5 12,0 13,0 13,8 14,3 14,5 14,5 ± 0,5 14 N17 7,8 9,8 11,5 12,8 14,0 14,8 15,3 15,8 16,3 16,4 ± 0,5 15 N18 6,8 8,5 10,4 11,2 12,9 13,6 14,3 15,1 15,3 15,3 ± 0,7 16 N19 6,6 8,4 10,3 11,0 13,0 14,2 15,0 15,1 15,1 15,1 ± 0,3 17 N21 7,0 8,6 10,1 11,3 12,6 13,0 13,8 14,6 14,7 14,8 ± 0,6 18 N22 7,2 8,6 9,7 10,8 12,0 13,4 14,2 14,9 15,8 15,8 ± 0,4 19 N23 6,4 8,1 9,4 10,5 11,3 12,6 13,5 14,4 14,9 15,0 ± 0,7 20 N24 6,6 8,4 10,5 11,4 12,2 13,4 14,3 14,7 15,1 15,2 ± 0,4 21 N25 6,4 8,2 9,5 10,9 12,0 13,4 14,4 15,0 15,3 15,3 ± 0,7 22 N26 6,7 8,5 10,3 11,3 12,7 13,9 14,7 15,1 15,2 15,5 ± 0,5 23 N27 6,3 8,2 9,8 11,1 12,1 13,5 14,3 15,0 15,1 15,1 ± 0,3 24 N28 6,9 8,4 10,1 11,2 12,3 13,7 14,8 15,7 16,0 16,0 ± 0,0 25 N29 7,0 9,0 10,9 11,7 12,5 13,6 14,5 15,6 15,8 16,0 ± 0,5 26 N30 6,4 8,3 9,9 11,2 12,1 13,3 14,0 14,4 14,6 14,8 ± 0,4 27 N31 6,1 7,9 9,7 10,7 11,8 13,1 14,1 14,8 15,1 15,5 ± 0,5 28 N32 6,7 8,1 9,9 11,1 11,8 12,8 14,1 14,9 15,6 15,6 ± 0,5 29 N33 6,5 8,3 9,9 11,3 12,4 13,3 14,2 15,3 15,4 15,9 ± 0,7 30 N36 6,4 7,9 10,0 11,0 12,0 13,1 14,4 14,7 14,9 15,0 ± 0,7 31 N38 8,5 10,5 11,4 12,5 14,5 15,0 - - - 15,0 ± 0,8 32 N42 7,3 9,5 10,8 12,8 13,5 14,3 14,7 - - 14,8 ± 0,4

Đồ thị 4.3. Động thái tăng trưởng số lá của các mẫu giống thí nghiệm

Qua bảng số liệu 4.5 cho thấy: Số lá của các mẫu giống nếp cẩm sau 10 ngày cấy biến động từ 5,1–8,5 lá. Số lá cao nhất là N38 (8,5 lá), N3 có số lá thấp nhất đạt 5,1 lá.

Sau 17 ngày cấy, số lá của các mẫu giống lúa tăng nhanh, trung bình tốc độ ra lá của các mẫu giống nằm trong khoảng từ 1,3-2,2 lá/tuần. Trong đó cao nhất là N42 với 2,2 lá/tuần, N15 tốc độ ra lá chậm nhất đạt 1,3 lá/tuần.

Sau 24-31 ngày cấy, động thái tăng trưởng số lá của các mẫu giống nếp cẩm tiếp tục tăng nhanh, số lá của các mẫu giống dao động từ 10,2-12,8 lá. Sự chênh lệch về số lá của các mẫu giống là không lớn. Tốc độ ra lá của các mẫu giống nếp cẩm biến động từ 0,4-2,9 lá/tuần.

38-45 ngày sau cấy, tốc độ ra lá của các mẫu giống giảm dần, động thái tăng số lá giữa các mẫu không có sự biến động lớn. Một số mẫu giống đã bắt đầu có lá đòng. N38 sau 45 ngày cấy thì đã có bông trỗ.

Những tuần tiếp theo, số lá của các mẫu giống tăng không mạnh vì thời gian này cây lúa đang chuyển từ giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng sang giai đoạn sinh trưởng sinh thực. Thời gian từ 52-59 ngày sau cấy, tốc độ ra lá của các mẫu giống chỉ đạt từ 0,2 -1,3 lá/tuần. Trong đó N9 có tốc độ ra lá nhỏ nhất (0,2 lá/tuần), cao nhất là N32 (1,3 lá/tuần)

Sau 66 ngày cấy nhiều mẫu giống đã và đang làm đòng chuẩn bị trỗ, một số mẫu vẫn tiếp tục ra lá.

Số lá trên thân chính của các mẫu giống biến động từ 13,2 – 16,4 lá. N9 có số lá/thân chính nhỏ nhất (13,2 lá), lớn nhất là N17 (16,4 lá), N13 có số lá/thân chính đạt 16,2 lá. Đây cũng là hai mẫu giống có thời gian sinh trưởng dài nhất.

Một phần của tài liệu khóa luận Đánh giá khả năng kháng bệnh bạc lá của một số mẫu giống nếp cẩm địa phương vụ Mùa 2014 tại Gia Lâm- Hà Nội (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w