Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng

Một phần của tài liệu khóa luận Đánh giá khả năng kháng bệnh bạc lá của một số mẫu giống nếp cẩm địa phương vụ Mùa 2014 tại Gia Lâm- Hà Nội (Trang 35)

VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2 Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng

Thời gian sinh trưởng của cây lúa được tính từ khi gieo mạ cho đến khi lúa chín hoàn toàn. Các giống khác nhau có thời gian sinh trưởng khác nhau tùy thuộc vào đặc điểm di truyền của từng giống. Tuy nhiên thời gian sinh trưởng của cây lúa còn phụ thuộc và chịu ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh như: chế độ dinh dưỡng, tình hình sâu bệnh hại....Thông thường thì các giống lúa địa

phương có tổng thời gian sinh trưởng dài hơn các giống lúa được cải tiến.

Nhìn chung thì tổng thời gian sinh trưởng quá dài hay quá ngắn đều ảnh hưởng tới năng suất. Vì nếu thời gian sinh trưởng quá dài thì sẽ dễ gây lốp đổ và không tránh khỏi ảnh hưởng của thiên tai, còn thời gian sinh trưởng quá ngắn sẽ làm giảm hàm lượng chất khô được tích lũy vào hạt.

Độ dài thời gian sinh trưởng của các giống chủ yếu phụ thuộc vào thời gian hoàn thành giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng, còn giai đoạn sinh trưởng sinh thực của các giống lúa nhìn chung là ổn định, không có sự khác biệt lớn. Việc xác định thời gian sinh trưởng của cây lúa có ý nghĩa rất to lớn cho công tác chọn tạo giống lúa, giúp các nhà chọn giống sắp xếp các giống vào các nhóm có thời gian sinh trưởng dài ngắn khác nhau. Từ đó giúp cho việc xác định cơ cấu mùa vụ trong hệ thống canh tác và có những biện pháp kỹ thuật tác động phù hợp ở từng giai đoạn sinh trưởng, nhằm đem lại năng suất cao nhất, xác định được các giống lúa thích hợp trồng trong các thời vụ khác nhau.

Để chọn lọc được các giống tốt làm nguồn vật liệu cho chương trình chọn tạo giống kháng bệnh bạc lá chúng tôi tiến hành theo dõi thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng: bén rễ hồi xanh, bắt đầu đẻ nhánh, kết thúc đẻ nhánh, bắt đầu trỗ, kết thúc trỗ, chín hoàn toàn. Kết quả theo dõi thời gian sinh trưởng của các mẫu giống nếp cẩm được trình bày trong bảng 4.2:

Bảng 4.2 Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của các mẫu giống nếp cẩm vụ Mùa 2014 tại Gia Lâm – Hà Nội

STT Kí Kí hiệu Tuối mạ (Ngày)

Thời gian từ cấy đến … (Ngày) Thời gian trỗ (Ngày) Thời gian chín (Ngày) Thời gian sinh trưởng (Ngày) Bén rễ hồi xanh Bắt đầu đẻ nhánh Kết thúc đẻ nhánh Bắt đầu trỗ 1 N1 17 5 7 41 67 8 32 124 2 N2 17 4 8 44 71 7 31 126 3 N3 17 7 10 50 73 8 26 124 4 N6 17 8 12 37 66 8 30 121 5 N7 17 4 6 44 72 7 32 128 6 N8 17 5 7 37 70 8 31 126 7 N9 17 7 9 44 50 9 32 108 8 N10 17 7 8 50 68 5 28 118 9 N11 17 6 8 44 67 8 30 122 10 N13 17 5 6 44 82 6 29 134 11 N14 17 7 12 44 65 7 30 119 12 N15 17 6 13 50 68 8 31 124 13 N16 17 7 8 38 66 10 32 125 14 N17 17 5 6 42 78 7 30 131 15 N18 17 8 9 45 69 8 30 124 16 N19 17 7 8 57 67 7 32 123 17 N21 17 8 9 48 65 8 27 117 18 N22 17 3 6 47 75 9 31 132 19 N23 17 6 8 45 70 7 31 125 20 N24 17 5 7 37 71 8 26 122 21 N25 17 6 9 44 68 7 31 123 22 N26 17 6 10 37 65 7 33 122 23 N27 17 6 12 30 70 7 34 128 24 N28 17 6 9 37 66 7 30 120 25 N29 17 5 7 43 70 6 33 126 26 N30 17 7 8 37 72 7 32 128 27 N31 17 7 8 33 69 7 28 121 28 N32 17 6 8 41 71 7 30 125 29 N33 17 6 9 38 67 7 31 122 30 N36 17 7 7 37 70 8 28 123 31 N38 17 5 7 44 45 7 30 99 32 N42 17 4 6 31 54 10 38 118

Thời gian bén rễ hồi xanh: Sau khi cấy gặp điều kiện thời tiết thuận lợi cây lúa sẽ bén rễ hồi xanh trong khoảng thời gian từ 4-7 ngày. Nếu thời tiết lạnh, âm u, thiếu ánh sáng thì thời gian để cây lúa hồi xanh có thể kéo dài từ 15-20 ngày tùy từng giống hoặc thậm trí có thể dài hơn.

Qua số liệu bảng 4.2 cho thấy: thời gian từ cấy đến bén rễ hồi xanh của các mẫu giống lúa trong thí nghiệm dao động trong khoảng từ 4-8 ngày, do thời tiết sau khi cấy râm mát nên cây mạ bén rễ hồi xanh nhanh. Trong số 32 mẫu giống nếp cẩm khảo sát có 3 mẫu thời gian bén rễ hồi xanh ngắn nhất là N2, N7 và N42 (4 ngày). N6, N18 và N21 có thời gian hồi xanh kéo dài nhất (8 ngày). Các mẫu giống nghiên cứu có thời gian hồi xanh ngắn sẽ sớm bước sang giai đoạn đẻ nhánh rút ngắn được thời gian sinh trưởng.

Thời gian từ cấy đến khi bắt đầu đẻ nhánh là một đặc trưng của giống, ngoài ra nó còn phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh như thời tiết, chế độ dinh dưỡng….các giống khác nhau thì thời gian từ cấy đến bắt đầu đẻ nhánh cũng khác nhau.

Qua theo dõi chúng tôi thấy, đa số các mẫu giống lúa trong thí nghiệm có thời gian bắt đầu đẻ nhánh từ 6-13 ngày.

+ N7, N13, N17, N22, N42 có thời gian từ cấy đến bắt đầu đẻ nhánh sớm nhất (6 ngày).

+ N6, N14, N15 và N27 thời gian từ cấy đến bắt đầu đẻ nhánh khá muộn (12-13 ngày).

+ Các mẫu còn lại thời gian bắt đầu đẻ nhánh dao động trong khoảng từ 7- 10 ngày sau cấy.

Thời gian từ cấy đến kết thúc đẻ nhánh là thời gian quyết định đến số bông/ đơn vị diện tích. Thông thường thì các dòng đẻ nhánh sớm và tập trung thì sẽ cho số bông/đơn vị diện tích cao và ngược lại.

Bảng số liệu 4.2 cho thấy, các mẫu giống lúa thí nghiệm có thời gian từ cấy đến kết thúc đẻ nhánh biến động từ 30-57 ngày. Trong đó N27 có thời gian kết thúc đẻ nhánh sớm nhất (30 ngày), thời gian kết thúc đẻ nhánh của N42 (31 ngày). Các mẫu N3, N10, N15 thời gian kết thúc đẻ nhánh khá muộn (50 ngày sau cấy). Lâu hơn cả là N19 thời gian kết thúc đẻ nhánh lâu nhất (57 ngày sau cấy).

Thời gian từ cấy đến bắt đầu trỗ được tính từ khi gieo đến khi dòng, giống lúa có câycó 1 bông nhô ra ngoài bẹ lá đòng 3-5 cm. Thời gian này dài hay ngắn phụ thuộc chủ yếu vào đặc điểm di truyền của giống, ngoài ra còn phụ thuộc vào thời vụ cấy và kĩ thuật thâm canh. Kết quả theo dõi cho thấy các mẫu giống khác nhau có thời gian từ cấy đến bắt đầu trỗ cũng khác nhau.

Thời gian từ cấy đến bắt đầu trỗ của các mẫu giống nếp cẩm dao động từ 45-82 ngày. N38 có thời gian từ cấy đến trỗ ngắn nhất với 45 ngày. N17 và N13 có thời gian từ cấy đến bắt đầu trỗ dài nhất lần lượt là 78 và 82 ngày.

Thời gian trỗ của các mẫu giống nếp cẩm dao động trong khoảng từ 5-10 ngày. N10 có thời gian trỗ ngắn nhất (5 ngày), N29 có thời gian trỗ là 6 ngày. N42 và N16 có thời gian trỗ kéo dài nhất (10 ngày). Các mẫu giống còn lại có thời gian trỗ dao động trong khoảng từ 7-9 ngày.

Thời gian từ khi lúa kết thúc trỗ đến chín thu hoạch: Thời kì chín đặc trưng cho các hoạt động sinh lí của hạt, sự tăng lên về cả kích thước lẫn khối lượng của hạt, sự biến đổi về màu sắc của vỏ hạt và sự tàn lụi của lá. Ở thời kì này, các chất dinh dưỡng được tích luỹ về hạt, hình thành nên nội nhũ. Do vậy thời gian này cây cần có bộ lá xanh (đặc biệt là lá đòng và lá công năng) để giúp cho quá trình tích luỹ tinh bột được thuận lợi, tạo điều kiện nâng cao năng suất lúa. Thời gian từ lúa trỗ đến chín thu hoạch của các mẫu giống nếp cẩm dao động từ 26 -38 ngày. N24, N26 có thời gian chín ngắn nhất (26 ngày), N42 có thời gian chín dài nhất (38 ngày). Nhìn chung, các mẫu giống lúa nghiên cứu có thời gian chín chênh lệch không nhiều.

Tổng thời gian sinh trưởng của các mẫu giống nếp cẩm nghiên cứu: Thời gian sinh trưởng là tổng thời gian của các giai đoạn sinh trưởng tính từ khi gieo hạt đến khi lúa chín hoàn toàn. Nghiên cứu thời gian sinh trưởng của giống giúp chúng ta phân biệt được giống dài ngày, giống trung ngày hay giống ngắn ngày, là cơ sở để bố trí thời vụ hợp lý, xây dựng cơ cấu cây trồng thích hợp giúp tăng vụ, tăng năng suất ở các vùng trồng khác nhau, phát huy được những đặc tính tốt của giống.

Các giống lúa khác nhau có thời gian sinh trưởng cũng khác nhau. Đa số các mẫu giống lúa thí nghiệm thuộc nhóm trung ngày. Thời gian sinh trưởng của

các mẫu giống lúa biến động từ 99-134 ngày. N38 có thời gian sinh truởng ngắn nhất (99 ngày), dài nhất là N13 (134 ngày).

Nhìn chung các mẫu giống nếp cẩm thí nghiệm có TGST chênh lệch khá lớn. Sự khác nhau về TGST của các mẫu giống nếp cẩm chủ yếu là do sự khác nhau về thời gian từ khi cấy đến lúc bắt đầu trỗ.

Qua kết quả bảng 4.2 cho thấy: Trong cùng một điều kiện các giống khác nhau có thời gian sinh trưởng khác nhau do đặc điểm di truyền của giống. Trong nghiên cứu này chúng tôi nhận thấy rằng có một số mẫu giống nếp cẩm phản ứng chặt với điều kiện ánh sáng ngày ngắn. Đó là N7, N13, N17, N22 và N29.

Một phần của tài liệu khóa luận Đánh giá khả năng kháng bệnh bạc lá của một số mẫu giống nếp cẩm địa phương vụ Mùa 2014 tại Gia Lâm- Hà Nội (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w