27 N31 Sọc tím Có sọc tím Trắng Tím Xanh nhạt Sọc tím Chụm Hai lưỡi kìm Ngang
28 N32 Sọc tím Có sọc tím Tím nhạt Xanh Xanh nhạt Sọc tím Chụm Nhọn tới hơi nhọn Gập xuống
29 N33 Tím Có sọc tím Tím nhạt Xanh nhạt Xanh nhạt Trắng Chụm Nhọn tới hơi nhọn Gập xuống
30 N36 Sọc tím Xanh Tím nhạt Xanh nhạt Xanh nhạt Sọc tím Chụm Nhọn tới hơi nhọn Gập xuống
31 N38 Tím Có sọc tím Trắng Tím Xanh nhạt Sọc tím Hơi xòe Hai lưỡi kìm Đứng
32 N42 Tím Có sọc tím Trắng Xanh Tím Tím Chụm Nhọn tới hơi nhọn Đứng
Theo kết quả ở bảng 4.6 ta thấy: Đa số các mẫu giống nếp cẩm địa phương có kiểu hình tương đối giống nhau.
Màu sắc thân là tính trạng di truyền liên kết với màu sắc mỏ hạt. Đây là một đặc điểm giúp phân biệt các dòng, giống khác nhau. Đối với các nhà chọn giống theo dõi đặc điểm này rất hữu ích cho việc khử lẫn trên đồng ruộng. Qua nghiên cứu chúng tôi phân chia màu sắc ống thân của các mẫu giống thành 4 nhóm: thân có màu sọc tím (19 mẫu giống), thân màu xanh (5 mẫu giống), màu tím nhạt (2 mẫu giống) và màu tím (6 mẫu giống).
Màu gốc bẹ lá, màu thìa lìa, dạng thìa lìa, màu cổ lá, màu tai lá và độ phủ lông của lá là các đặc trưng hình thái nhằm phân biệt các giống với nhau.
Màu gốc bẹ lá: Gồm có 3 màu: màu sọc tím (27 mẫu), màu xanh (3 mẫu), màu tím nhạt (2 mẫu).
Màu thìa lìa: Qua theo dõi chũng tôi phân chia màu sắc thìa lìa của các mẫu giống nếp cẩm thành 3 màu: có sọc tím (20 mẫu giống), màu tím (10 mẫu giống), màu trắng (2 mẫu).
Dạng thìa lìa: có 2 dạng: nhọn tới hơi nhọn (19 mẫu giống) và hai lưỡi kìm (13 mẫu giống).
Màu cổ lá: có 3 màu: xanh (11 mẫu giống), xanh nhạt (13 mẫu giống) và màu tím (8 mẫu giống).
Màu tai lá: có 2 màu: xanh nhạt (17 mẫu giống) và tím (15 mẫu giống). Kiểu đẻ nhánh là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới cấu trúc quần thể. Qua theo dõi chúng tôi chia các mẫu giống nếp cẩm thành 3 kiểu đẻ nhánh:
+ Đẻ nhánh chụm: 22 mẫu giống. + Đẻ nhánh xòe: 5 mẫu giống + Đẻ nhánh hơi xòe: 5 mẫu giống.
Kiểu đẻ nhánh chụm là một đặc tính tốt mà các nhà chọn giống cần quan tâm vì kiểu đẻ nhánh chụm có lợi cho quần thể hơn là đẻ nhánh xòe và hơi xòe, bởi nó làm giảm diện tích mỗi cá thế. Từ đó có thể tăng mật độ cấy, tăng mật độ trên một đơn vị diện tích. Ngoài ra kiểu đẻ nhánh chụm làm cho ruộng lúa thông thoáng, hạn chế sự phát triển của sâu bệnh.
Kiểu lá đòng có ý nghĩa lớn đối với khả năng quang hợp của bộ lá lúa. Qua theo dõi chúng tôi phân chia lá đòng của các mẫu giống thành 3 nhóm:
+ Nhóm 1: Kiểu lá đòng gập xuống: Nhóm này bao gồm 21 mẫu giống. + Nhóm 2: Kiểu lá đòng đứng: Gồm 7 mẫu giống
+ Nhóm 3: Kiểu lá đòng nằm ngang: 4 mẫu giống
Nghiên cứu đặc điểm lá đòng cũng góp phần tăng đáng kể năng suất cây trồng. Thông thường những lá đòng đứng sẽ có hiệu suất quang hợp cao hơn cây có lá đòng ngang và gập xuống. Đó là do các lá không bị che khuất lẫn nhau nên khả năng nhận được ánh sáng mặt trời tốt hơn. Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy chỉ có ít mẫu giống có kiểu lá đòng đứng trong tập đoàn lúa nếp cẩm nghiên cứu, đó cũng là một trong những đặc điểm của các giống lúa địa phương.
Bảng 4.7: Một số đặc điểm hình thái hạt thóc của các mẫu giống lúa nếp cẩm vụ Mùa 2014 tại Gia Lâm – Hà Nội
STT Kí Kí hiệu Màu mỏ hạt Màu vỏ trấu Độ rụng hạt Màu hạt gạo
1 N1 Đen Rảnh nâu trên nền màu rơm Trung bình Tím
2 N2 Nâu Rảnh nâu trên nền màu rơm Trung bình Tím thay đổi3 N3 Nâu Rảnh nâu trên nền màu rơm Trung bình Tím thay đổi