Nguyên nhân nợ công của Việt Nam

Một phần của tài liệu Nợ công và xử lý khủng hoảng nợ tại Hy Lạp - Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam (Trang 100)

Có nhiều nguyên nhân làm gia tăng nợ công của Việt Nam, song những nguyên nhân cơ bản phải kể đến là:

Thứ nhất, do bội chi ngân sách lớn và kéo dài khiến vay nợ trở thành

nguồn lực chính tài trợ thâm hụt ngân sách.

Đây là nguyên nhân chính khiến tình hình nợ công ngày càng trở thành gánh nặng cho nền kinh tế. Chi tiêu công mở rộng gây sức ép lên thâm hụt

94

ngân sách của Việt Nam. Thâm hụt thƣơng mại của Việt Nam luôn duy trì ở mức cao và kéo dài. Một tỷ lệ khá lớn vốn tài trợ cho thâm hụt cũng đến từ bên ngoài, trong đó số tiền vay nợ (qua ODA, vay thuơng mại, phát hành trái phiếu chính phủ quốc tế) ngày càng lớn. Dù hiện tại tỷ lệ nợ công/GDP vẫn ở mức an toàn (dƣới 50%), nhƣng tỷ lệ này đang ngày càng tăng nhanh và sẽ nhanh chóng tiệm cận mức giới hạn an toàn 50%. Áp lực thâm hụt ngân sách càng nặng hơn khi Việt Nam đang có hàng loạt dự án quy mô rất lớn nhƣ mở rộng thủ đô Hà nội, xây dựng nhà máy điện hạt nhân, dự án đƣờng cao tốc Bắc Nam, … Đây là những dự án tiêu tốn chi phí cao và phần lớn số tiền không phải là tiền tiết kiệm trong nƣớc mà đến từ nguồn vốn vay nƣớc ngoài.

Thứ hai, đồng tiền của Việt nam mất giá khá nhiều so với tiền của

những nƣớc vay vốn nhƣ Nhật Bản, EU, …

Trong tổng số tiền vay nợ nƣớc ngoài của Việt nam năm 2010 thì có đến hơn 39% vay nợ bằng đồng Yên Nhật Bản JPY; 22% vay nợ bằng đồng đô la Mỹ USD; 9% là đồng Euro EUR; còn lại là những đồng tiền khác. Vay nƣớc ngoài có những tác động nguy hại đến nền kinh tế. Thời gian đầu, một dòng ngoại tệ lớn chảy vào trong nƣớc sẽ làm giảm sức ép cân đối ngoại tệ. Tuy nhiên, trong trung và dài hạn, việc chính phủ phải cân đối nguồn ngoại tệ trả nợ gốc và lãi sẽ đẩy nhu cầu ngoại tệ tăng cao, làm giảm giá đồng nội tệ, tăng chi phí nhập khẩu máy móc thiết bị và nguyên liệu, tăng chi phí đầu vào của nền kinh tế, dẫn tới các nguy cơ lạm phát. Tỷ giá tăng cao sẽ làm chi phí thanh toán nợ trở nên đắt đỏ hơn, càng làm tăng nguy cơ vỡ nợ, nếu nhƣ quy mô nợ vƣợt quá sức chịu đựng của ngân sách nhà nƣớc. Việc vay nợ nƣớc ngoài lớn nhất bằng đồng JPY và USD sẽ rất bất lợi vì hiện nay đồng JPY và USD đang có xu thế tăng giá, do đó tỷ giá JPY/VND sẽ tiếp tục tăng lên, điều này sẽ làm tăng gán nặng nợ nƣớc ngoài của Việt Nam bởi: Một là, khi đa số các khoản vay nƣớc ngoài là vay trung và dài hạn thì rủi ro tính dụng và ruir ro tỉ giá cao; Hai là, rủi ro kép với mức chênh lệch lãi suất quá lớn giữa thị trƣờng trong nƣớc và thị trƣờng quốc tế để thực hiện cân bằng tài khoản vốn có thể gia tăng mức độ

95

đô la hóa và tạo áp lực lên tỷ giá; Ba la, khi tính toán tỷ giá thực và sức mua ngang giá của tiền đồng vào từng thời kỳ. Giữa số vốn vay và số vốn trả nợ khi đáo hạn vốn vay nƣớc ngoài sẽ chịu tác động của tỷ giá rất lớn, nếu nhƣ sử dụng và quản lý vốn vay không có hiệu quả.

Trong khi đó, cơ cấu nợ công của Việt Nam thì nợ nƣớc ngoài luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn. Điều cần nói thêm là trong cơ cấu nợ nƣớc ngoài của Việt Nam thì tỷ trọng của khu vực chính phủ chiếm đến trên dƣới 80%, trong khi khu vực tƣ nhân chỉ chiếm khoảng 20% (Hình 3.4). Tỷ trọng nợ nƣớc ngoài lớn trong cơ cấu nợ công của Việt Nam đặt ra một rủi ro lớn khác bên cạnh rủi ro lãi suất đó là rủi ro tỷ giá. Sự mất giá của Việt nam đồng đã tạo ra nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc trả nợ, khiến nợ công ngày càng gia tăng. Nếu tình trạng này không đƣợc xử lý tốt sẽ đặt Việt Nam vào thế tiến thoái lƣỡng nan đối với chính sách tỷ giá. Nghĩa là, nếu tiền đồng bị giảm giá sẽ làm tăng gánh nặng nợ nƣớc ngoài của Việt Nam nói chung và nợ nƣớc ngoài của chính phủ nói riêng nhƣng nếu níu kéo tỷ giá sẽ càng làm tăng áp lực lên cán cân thƣơng mại vốn đã thâm hụt kéo dài.

Hình 3.4: Cơ cấu nợ nƣớc ngoài giữa hai khu vực của Việt Nam

96

Thứ ba, thâm hụt ngân sách đã trở thành cân bệnh kinh niên, đầu tƣ lại

không ngừng mở rộng kéo theo lạm phát và lãi suất cao khiến cho việc tài trợ nợ công ngày càng trở nên đắt đỏ.

Sau khủng hoảng tài chính toàn cầu, mức thâm hụt ngân sách của Việt Nam tăng tƣơng đối cao (6,5% GDP năm 2010), vƣợt mức quy định quốc tế (5%GDP) do việc thực hiện c hính sách kích cầu kinh tế. Trong khi các nƣớc phát triển vẫn duy trì mức lãi suất sàn thấp lịch sử nhằm kích thích sự phục hồi kinh tế và chấp nhận lạm phát trong chừng mực nhất định. Lãi suất cơ bản tiệm cận 0% ở hầu hết các nƣớc nhƣ: FED (Mỹ) 0,25%; ECB (EU) 1%; BOE (Anh) 0,5%; Nhật Bản 0,1%. Ngƣợc lại, lãi suất huy động lẫn lãi suất cho vay của Việt Nam vẫn đứng ở mức cao. Với tỷ lệ nợ cao, thâm hụt ngân sách triền mien, Việt nam đang bị các tổ chức tài chính quốc tế xếp vào mục rủi ro cao, với mức bảo hiểm rủi ro tín dụng CDS (Credit Default Spread – Giá hợp đồng bảo hiểm rủi ro càng cao thì nguy cơ gặp rủi ro, mất an toàn tài chính càng lớn) là 263, xếp ngay sau Hy Lạp (321) và Ailen (466). Điều này sẽ là một cản trở lớn trong việc thu hút các luồng vốn đầu tƣ gián tiếp, trực tiếp và cho vay từ nƣớc ngoài. Do đó cần phải có các biện pháp thắt chặt tài khóa, quản lý chi tiêu tiết kiệm và hợp lý hơn trong thời gian tới để kiềm chế thâm hụt ngân sách.

Thứ tư, đầu tƣ công cao và kém hiệu quả trong bối cảnh tiết kiệm của

Việt Nam giảm là một trong những nguyên nhân làm tăng nợ công

Chi tiêu cho đầu tƣ công ở Việt nam thời gian qua tiếp tục gia taƣng khiến nợ công tăng mạnh, gây hiệu ứng nghịch cho hiệu suất tăng trƣởng. Nợ công Việt Nam đƣợc coi là nguy cơ tiềm ẩn của khủng hoảng và bất ổn định, tạo gánh nặng cho nền kinh tế, làm giảm hoặc trì hoãn đầu tƣ tƣ nhân. Do đầu tƣ công kém hiệu quả buộc chính phủ phải tăng thu ngân sách (qua thuế, phí hoặc vay mới) để trả nợ, khiến nền kinh tế rơi vào bất ổn, trì trệ hoặc lạm phát gia tăng.

97

Đầu tƣ công chƣa hiệu quả là nguồn gốc lớn nhất làm tăng nợ công. Đầu tƣ công ở châu Âu và Mỹ trở thành tâm điểm gây bất ổn kinh tế toàn cầu và đã dẫn đến khủng hoảng nợ công năm 2010. Ở Việt Nam, bên cạnh những thành công và đóng góp tích cực vào quá trình phát triển kinh tế không thể phủ nhận, đầu tƣ công còn nhiều hạn chế, nhất là về hiệu quả đầu tƣ. Tốc độ tăng đầu tƣ công giai đoạn (2001-2011) luôn cao hơn tốc độ tăng trƣởng GDP. Khu vực doanh nghiệp nhà nƣớc chiếm tỷ lệ đầu tƣ công cao nhất nhƣng hiệu quả đầu tƣ lại thấp nhất, đầu tƣ công luôn đi cùng với lãng phí và tốn kém thậm chí với mức độ ngày càng nặng nề, mức thất thoát lên đến 20- 30%. Nguyên nhân do quản lý kém, đầu tƣ không hợp lý, đầu tƣ nhiều vào các ngành tƣ nhân sẵn sàng đầu tƣ, thiếu đầu tƣ tƣơng xứng cho những ngành có khả năng lan tỏa, dẫn dắt chuyển đổi cơ cấu kinh tế và đầu tƣ thiếu tập trung, không dứt điểm cho các công trình trọng điểm, … Hiệu quả đầu tƣ công thấp còn chịu ảnh hƣởng của cơ chế khép kín, lợi ích cục bộ, phe nhóm, địa phƣơng, sự nể nang cảm tính. Thủ tục hành chính phức tạp nhƣng lại lỏng lẻo, thiếu minh bạch, nạn tham nhũng, thiếu kiểm soát, … đều là những nguyên nhân khiến đầu tƣ công thiếu hiệu quả.

Đầu tƣ công và quản lý đầu tƣ công kém hiệu quả không chỉ khiến hiệu quả đầu tƣ xã hội bị hạn chế, mà còn làm gia tăng nhiều hệ quả tiêu cực khác, nhƣ: tăng sức ép lạm phát trong nƣớc; mất cân đối vĩ mô; hạn chế sức cạnh tranh và chất lƣợng phát triển của nền kinh tế trong hội nhập. Đặc biệt, đầu tƣ công kém hiệu quả làm tăng gánh nặng và tác động tiêu cực đến nợ công, do làm tăng nợ chính phủ, nhất là nợ nƣớc ngoài.

Một phần của tài liệu Nợ công và xử lý khủng hoảng nợ tại Hy Lạp - Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam (Trang 100)