Bản chất của nợ công và khủng hoảng nợ công

Một phần của tài liệu Nợ công và xử lý khủng hoảng nợ tại Hy Lạp - Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam (Trang 26)

Xét về bản chất kinh tế, nợ công xuất phát từ thâm hụt ngân sách, hay tổng chi tiêu của chính phủ nhiều hơn tổng các nguồn thu của mình. Để làm giảm mức thâm hụt này, chính phủ phải tăng nguồn thu ngân sách, hoặc cắt giảm chi tiêu. Cắt giảm chi tiêu không phải là một việc dễ dàng trong ngắn hạn, khi những kế hoạch chi tiêu của chính phủ đã đƣợc hoạch định cụ thể. Chính vì thế, chính phủ chỉ có thể tìm cách gia tăng nguồn thu của mình.

Có hai cách để gia tăng nguồn thu của chính phủ. Thứ nhất là, chính phủ có thể tăng thuế, vốn là nguồn thu trực tiếp và lớn nhất. Tuy nhiên, tăng thuế có thể gây ra ảnh hƣởng tiêu cực, đó là làm giảm tiêu dùng, giảm động lực lao động và sản xuất dẫn đến suy thoái kinh tế. Thứ hai là, chính phủ có thể tăng nguồn thu thông qua vay nợ, cả vay nợ trong nƣớc lẫn quốc tế. Để làm đƣợc việc này, chính phủ sẽ yêu cầu Ngân hàng trung ƣơng bán cổ phiếu cho giới đầu tƣ tƣ nhân trong nƣớc và quốc tế. Các khoản vay này sẽ làm gia

20

tăng nợ công. Nhƣ vậy có thể thấy nợ công là hệ quả trực tiếp của thâm hụt ngân sách.

Ở các nƣớc đang phát triển, nợ công còn là các khoản vay nợ nƣớc ngoài cho các khoản đầu tƣ về máy móc công nghệ cao. Vì tại các nƣớc đang phát triển, nhu cầu nhập khẩu máy móc thiết bị công nghệ cao từ các quốc gia phát triển là rất lớn. Để thanh toán cho lƣợng nhập khẩu này, các quốc gia buộc sử dụng các đồng ngoại tệ mạnh để chi trả, sự chênh lệch về tỷ giá cũng khiến cho các khoản vay nợ nƣớc ngoài trở nên nặng nề hơn. Trong khi đó, do nền kinh tế chƣa phát triển nên các quốc gia này thƣờng chỉ xuất khẩu những mặt hàng thô có giá trị gia tăng thấp, chịu nhiều biến động tại thị trƣờng. Chính vì thế, việc thâm hụt thƣơng mại là điều không thể tránh khỏi tại quốc gia này. Có hai nguồn tiền có thể hỗ trợ cho sự thâm hụt thƣơng mại này, đó là lƣợng kiều hối từ nƣớc ngoài gửi về, hoặc nhận viện trợ FDI từ nƣớc ngoài. Tuy nhiên, ngoài hai nguồn tiền này, nhiều quốc gia đang phát triển vãn có nhu cầu phải vay thêm từ nƣớc ngoài.

Việc các quốc gia đang phát triển phải đi vay nợ bằng đồng tiền nƣớc ngoài đƣợc các nhà kinh tế học gọi là Original sin. Thuật ngữ này đƣợc giải thích là việc các quốc gia đang phát triển không có cơ hội đƣợc vay và trả nợ bằng đồng tiền nội tệ của mình. Họ buộc phải vay bằng các đồng tiền mạnh hơn, đồng nghĩa với việc ngay từ thời điểm ban đầu đã có sự không đồng nhất về tiền tệ trong quá trình phát triển. Với các khoản vay nƣớc ngoài, đến thời điểm đáo hạn, nhiều khả năng các quốc gia đang phát triển không có khả năng trả nợ đúng hạn, do vẫn chƣa đủ phát triển có thặng dƣ thƣơng mại. Chính vì thế, các quốc gia này thƣờng lại phải đi vay tiếp, dùng nợ mới để trả nợ cũ. Do đó mà nợ nần nƣớc ngoài của các quốc gia này ngày càng chồng chất.

Bản chất của khủng hoảng nợ công chính là thâm hụt ngân sách (hay là bội chi ngân sách), là tình trạng các khoản chi vượt quá các khoản thu

21

trong cân đối ngân sách Nhà nước. Trạng thái thâm hụt xảy ra ở hầu hết các quốc gia bao gồm cả các nƣớc phát triển và đang phát triển, ở hầu hết các giai đoạn của nền kinh tế và đƣợc ghi nhận là phổ biến hơn so với trạng thái thặng dƣ. Tuy nhiên, tại sao Chính phủ ở hầu hết các nƣớc đƣợc phép chi tiêu nhiều hơn phần thu và trạng thái này có những tác động tích cực và tiêu cực nhƣ thế nào cho nền kinh tế?Loại bỏ các yếu tố về chính trị có thể thấy rằng, việc cho phép thâm hụt ngân sách đồng nghĩa với việc mở rộng dƣ địa của chính sách tài khóa, cho phép chính phủ sử dụng các biện pháp tài khóa nhiều hơn để tác động đến nền kinh tế và duy trì các chƣơng trình an sinh xã hội. Việc vay nợ trong hiện tại của chính phủ nhằm mục đích đầu tƣ để tạo ra tăng trƣởng kinh tế với kỳ vọng về mức độ tăng trƣởng trong tƣơng lai cao hơn mức chi phí cho các khoản vay nợ hiện tại, do đó lợi ích thu đƣợc hoàn toàn bù đắp đƣợc các chi phí vay đồng thời mang lại lợi ích cho nền kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, trong thực tế, việc cho phép thâm hụt ngân sách và vay nợ của chính phủ mang lại cả những tác động tích cực và tiêu cực.

Mặc dù cho đến nay vẫn tồn tại nhiều quan điểm trái chiều về tác động của thâm hụt ngân sách và vay nợ của Chính phủ, nhƣng hầu hết các nhà nghiên cứu đều thừa nhận khủng hoảng nợ công vẫn luôn là nỗi sợ hãi đối với tất cả các quốc gia. Trên thực tế, việc Chính phủ các nƣớc tuyên bố vỡ nợ thƣờng rất ít khi xảy ra bởi:

(i)Chính phủ có thể gặp khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn cho vay trong tƣơng lai;

(ii) Đồng thời vỡ nợ có thể gây ra những tác động xấu đối với tăng trƣởng kinh tế và sự ổn định của khu vực tài chính.

Nếu một quốc gia tuyên bố vỡ nợ đồng nghĩa với việc danh tiếng của quốc gia đó giảm xuống, nhà đầu tƣ mất niềm tin dẫn đến không còn muốn đầu tƣ và gây ra những căng thẳng về nguồn tài trợ đối với ngân sách. Các

22

nƣớc đã bị vỡ nợ cũng phải chịu các mức chi phí cao hơn để có thể tiếp tục vay trong tƣơng lai ngay cả khi đã thoát khỏi thời kỳ khủng hoảng nợ công.

Việc vỡ nợ cũng thƣờng đi liền với sự suy giảm tốc độ tăng trƣởng sản lƣợng quốc gia. Trong các giai đoạn hậu khủng hoảng nợ, ngƣời cƣ trú thƣờng không tiếp cận đƣợc các khoản vay trong nƣớc cũng nhƣ nƣớc ngoài, hoặc phải vay với lãi suất cao hơn. Điều đó sẽ làm giảm quy mô tiêu dùng, đầu tƣ và dẫn đến giảm tốc độ tăng trƣởng của nền kinh tế. Trong thực tế, những nguy cơ từ việc chi phí vay nợ tăng lên đối với chính phủ sau khi vỡ nợ không đủ để hạn chế việc các nƣớc tuyên bố vỡ nợ mà nguyên nhân quan trọng nhất lại nằm ở việc vỡ nợ đồng thời cũng tác động nghiêm trọng lên tăng trƣởng kinh tế và ổn định tài chính.

Một phần của tài liệu Nợ công và xử lý khủng hoảng nợ tại Hy Lạp - Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam (Trang 26)