Thực chất, vay nợ là một cách để huy động vốn cho phát triển. Thực tế cũng đã cho thấy, các nƣớc muốn phát triển nhanh đều phải đi vay và chính các nền kinh tế lớn hiện nay nhƣ Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc cũng chính là những con nợ lớn. Nợ đem lại rất nhiều tác động tích cực cho nền kinh tế các nƣớc đi vay, nhƣng cũng đem đến không ít những tác động tiêu cực.
Các tác động tích cực chủ yếu của nợ công có thể kể đến nhƣ:
- Nợ công làm gia tăng nguồn lực cho Nhà nƣớc, từ đó tăng cƣờng nguồn vốn để phát triển cở sở hạ tầng, tăng khả năng đầu tƣ đồng bộ của Nhà nƣớc và đẩy nhanh tốc độ tăng trƣởng kinh tế -xã hội. Muốn phát triển cơ sở hạ tầng nhanh chóng và đồng bộ thì cần rất nhiều vốn. Chính sách huy động vốn hợp lý sẽ giải quyết vấn đề cơ sở hạ tầng, từ đó gia tăng năng lực sản xuất của nền kinh tế.
Đặc biệt đối với các nƣớc đang phát triển, trong khi nguồn vốn của khu vực tƣ nhân và dân cƣ thƣờng phân tán và phụ thuộc vào thu nhập cũng nhƣ chi tiêu của các hộ gia đình. Hơn nữa, đầu tƣ vào các dụ án kết cấu hạ tầng
23
kinh tế, an ninh quốc phòng, an sinh xã hội, .. đòi hỏi lƣợng vốn lớn và cần có sự tham gia của khu vực công. Chính vì vậy, chính phủ các nƣớc cần huy động nguồn lực lớn để đầu tƣ phát triển kinh tế, những khoản vay của chính phủ đã tạo thêm nguồn lực cần thiết để thúc đẩy sản xuất trong nƣớc, đồng thời thực hiện các chƣơng trình phúc lợi của nhà nƣớc. Đối với những khoản vay nƣớc ngoài sẽ là nguồn tài trợ bổ sung chủ yếu cho đầu tƣ phát triển kinh tế-xã hội của các nƣớc trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển mà không làm thoái lui đầu tƣ tƣ nhân khi chính phủ đầu tƣ quá lớn.
- Nợ công góp phần huy động vốn cho bù đắp bội chi ngân sách nhà nƣớc (NSNN). Bội chi NSNN ngày càng có xu hƣớng gia tăng trong quá trình phát triển kinh tế, để bù đắp bội chi NSNN là một vấn đề lớn và cực kỳ khó khăn vì phải giải quyết một mối quan hệ giữa duy trì bền vững với nguồn lực có hạn. Để giải quyết vấn đề này, đòi hỏi phải đƣa ra mức bội chi hợp lý và cách bù đắp thích hợp. Có nhiều cách để bù đắp bội chi NSNN nhƣ tăng thuế, giảm chi tiêu, in tiền, vay nợ,… Trong đó, vay nợ là cách đƣợc các quốc gia đang lựa chọn vì đáp ứng kịp thời thiếu hụt NSNN, trong khi việc tăng thuế và giảm chi tiêu đòi hỏi khoảng thời gian dài, cũng nhƣ phải thực hiện đồng bộ nhiều chính sách, in tiền sẽ gây ảnh hƣởng lớn đối với nền kinh tế. Chính vì vậy, thông qua vay nợ sẽ góp phần bù đắp kịp thời bội chi NSNN trong khi các nguồn khác chƣa kịp đáp ứng.
- Nợ công cho phép tận dụng nguồn tài chính nhàn rỗi trong dân cƣ và tận dụng đƣợc sự hỗ trợ từ nƣớc ngoài và các tổ chức tài chính quốc tế. Một bộ phận dân cƣ có tiết kiệm và thông qua việc vay nợ của Nhà nƣớc mà những khoản tiền nhàn rỗi này đƣợc đi vào sử dụng, đem lại hiệu quả kinh tế cho cả khu vực công lẫn khu vực tƣ.
Tài trợ quốc tế là một trong những hoạt động kinh tế, ngoại giao quan trọng của các nƣớc phát triển để gây ảnh hƣởng lên các nƣớc khác, đặc biệt là các nƣớc nghèo. Biết tận dụng tốt những cơ hội này, các quốc gia sẽ có thêm
24
nhiều nguồn vốn ƣu đãi để xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển kinh tế, trên cơ sở tôn trọng đối tác và giữ vững độc lập chủ quyền của quốc gia mình.
- Góp phần tích cực thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế. Đối với những khoản nợ nƣớc ngoài sẽ tạo điều kiện cho các quốc gia vay nợ tiếp cận đƣợc nguồn vốn mà không làm giảm đầu tƣ hay tiêu dùng trong nƣớc. Hơn nữa, khi tiếp cận với các nguồn vốn bên ngoài đòi hỏi sự nỗ lực trong việc cải cách về thể chế, môi trƣờng kinh doanh, cơ sở hạ tầng,… của các nƣớc vay nợ. Ngoài ra, các nƣớc vay nợ có thể tiếp cận các loại máy móc, thiết bị, chuyển giao công nghệ và các kỹ năng quản lý mới. Điều này tạo điều kiện thuận lợi và cơ hội nhiều hơn để hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới.
Bên cạnh những tác động tích cực, nợ công cũng gây ra nhiều tác động
tiêu cực. Nợ công luôn gây áp lực lên chính sách tài chính tiền tệ, đặc biệt là
các khoản tài trợ nƣớc ngoài. Nếu kỷ luật tài chính lỏng lẻo, nợ công sẽ tỏ ra kém hiệu quả và tình trạng tham nhũng, lãng phí sẽ tràn lan nếu thiếu cơ chế giám sát chặt chẽ trong sử dụng và quản lý nợ công.
- Nợ công tác động đến sự tăng trƣởng kinh tế và ổn định môi trƣờng kinh tế vĩ mô. Nếu nợ công đƣợc thực hiện bằng nguồn vay nợ trong nƣớc sẽ đẩy mặt bằng lãi suất lên cao, kết quả làm tăng chi phí đầu tƣ, giảm nhu cầu đầu tƣ của nền kinh tế và có thể dẫn đến “hiệu ứng thoái lui đầu tƣ”. Qua đó, khiến cho tiết kiệm sụt giảm, kéo theo tăng trƣởng kinh tế sụt giảm. Trong trƣờng hợp nợ công đƣợc thực hiện bằng vay nƣớc ngoài, tác động thoái lui đầu tƣ có thể đƣợc hạn chế do giảm bớt cẳng thẳng về lãi suất. Tuy nhiên, vay nƣớc ngoài lại có thể đƣợc hạn chế do giảm bớt căng thẳng về lãi suất. Tuy nhiên, vay nƣớc ngoài lại có thể gây ra sự bất ổn về tỷ giá, từ đó, khiến cho hoạt động đầu tƣ bị sụt giảm, điều này tác động làm suy giảm kinh tế cùng với sự gia tăng lãi suất trong nƣớc. Bên cạnh đó, những hậu quả về kinh tế cùng với việc lệ thuộc quá nhiều vào các khoản nợ nƣớc ngoài cũng sẽ làm
25
giảm vị thế chính trị của quốc gia. Qua đó, phải chịu những áp lực to lớn từ phía các chủ nợ và các tổ chức tài chính quốc tế nhƣ sức ép về việc thắt chặt chi tiêu, tăng thuế khoá, giảm trợ cấp xã hội và đi xa hơn nữa là những yêu cầu về cải cách thể chế, thay đổi bộ máy quản lý, thay đổi các định hƣớng kinh tế… Từ đó, ảnh hƣởng đến ổn định môi trƣờng kinh tế vĩ mô.
- Nợ công tác động làm tăng lãi suất, tạo áp lực gây ra lạm phát. Khi chính phủ vay từ công chúng thông qua phát hành công cụ nợ sẽ có xu hƣớng đẩy mặt bằng lãi suất tăng lên. Hơn nữa, nếu chính sách tiền tệ đƣợc mở rộng để tài trợ cho các khoản chi tiêu tất yếu là lạm phát xảy ra, thực chất việc in tiền để tài trợ cho thâm hụt ngân sách gây ra lạm phát chính là hiện tƣợng tài khoá chứ không phải hiện tƣợng tiền tệ.
- Nợ công tác động đến tỷ giá và thâm hụt thƣơng mại. Trong ngắn hạn, khi vay nợ nƣớc ngoài khiến dòng ngoại tệ chảy vào trong nƣớc sẽ gây tăng giá đồng nội tệ. Khi nội tệ tăng giá so với ngoại tệ sẽ khuyến khích nhập khẩu và có nguy cơ làm giảm xuất khẩu ròng. Trong trung và dài hạn, việc chính phủ phải cân đối nguồn ngoại tệ trả nợ gốc và lãi sẽ đẩy nhu cầu ngoại tệ tăng cao. Do đó, chi phí thanh toán nợ trở nên đắt đỏ hơn, càng làm tăng nguy cơ vỡ nợ nếu nhƣ quy mô nợ vƣợt quá sức chịu đựng của NSNN. Việc tăng chi tiêu chính phủ dẫn tới thâm hụt NSNN và nhập siêu cùng một lúc đƣợc coi là tình trạng “thâm hụt kép”.
- Nợ công quá lớn tiềm ẩn gây ra cuộc khủng hoảng nợ. Khi nợ công quá cao tức là chính phủ đi vay nhiều hơn khiến mặt bằng lãi suất có xu hƣớng tăng lên. Chính phủ càng vay nhiều thì lãi suất trái phiếu càng tăng mạnh. Mặt khác, khi nguồn dự trữ ngoại tệ cạn kiệt, các khoản vay nợ sẽ rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán, chính phủ dần mất long tin của các chủ nợ.
Khủng hoảng nợ công xảy ra đi kèm với những hậu quả khó lƣờng, tác động mạnh và rất xấu đến hệ thống tiền tệ quốc gia và liên minh tiền tệ của
26
khu vực. Bên cạnh những tác động tiêu cực trên, một quốc gia nếu xảy ra khủng hoảng nợ công, có thể gây ra những tác động tiêu cực sau:
- Khủng hoảng nợ công sẽ dẫn đến khủng hoảng lòng tin. Cán cân ngân sách thâm hụt sẽ khiến cho dân chúng và các nhà đầu tƣ mất lòng tin đối với nền kinh tế quốc gia khiến cho đồng tiền quốc gia sụt giá. Điều đó có thể dẫn tới một đợt tháo chạy với quy mô lớn trên thị trƣờng trái phiếu và cổ phiếu làm giá chứng khoán bị sụt giảm.
- Khủng hoảng nợ công dẫn đến căng thẳng và bất ổn chính trị - xã hội. Khi nợ công quá lớn, việc thắt chặt chi tiêu, thực hiện chính sách “thắt lƣng buộc bụng” để giảm thâm hụt ngân sách là điều kiện phải đáp ứng để đƣợc nhận sự hỗ trợ cần thiết từ các tổ chức tín dụng quốc tế, tuy nhiên “thắt lƣng buộc bụng” lại dẫn tới những cuộc biểu tình phản đối của quần chúng, gây cẳng thẳng, bất ổn chính trị xã hội bởi những ngƣời nghèo, ngƣời yếu thế trong xã hội là những ngƣời bị tác động mạnh nhất từ chính sách cắt giảm phúc lợi, cắt giảm chi tiêu của chính phủ.