Từ năm 2001 đến nay, nợ công của Việt Nam đang ngày càng tăng cao, từ mức 26,6% GDP tăng lên 33,8% GDP (2007) đến 36,2% GDP (2008) lên 41,9% GDP (2009), 51,7% GDP (2010) và 57,3% GDP (2012) và theo số liệu công bố của Bộ tài chính tính đến thời điểm ngày 24/3/2014, tại Việt Nam, nợ công ở mức 80.092.622.951 USD, và với dân số 90.525.901 ngƣời, hiện tại, mỗi ngƣời dân Việt Nam đang gánh 886,59 USD nợ công. Dƣới đây là chỉ báo đồng hồ nợ công Việt Nam
Hình 3.1: Chỉ báo đồng hồ nợ công Việt Nam
Nguồn: dantri.com.vn
Nợ công Việt Nam phần lớn đƣợc thực hiện thông qua đầu tƣ công, trong đó tập trung vào các dự án đầu tƣ nhằm cải tạo cơ sở hạ tầng, các chƣơng trình xây dựng và cải cách thể chế, phát triển nguồn nhân lực… để tạo
84
nền tảng cho phát triển bền vững. Tuy nhiên, tình hình sử dụng nợ công Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập, đó là:
Thứ nhất, tính hiệu quả của đầu tƣ thấp: Trong khi nợ công ngày càng
lớn thì hiệu quả đầu tƣ của nền kinh tế Việt Nam lại đang giảm thấp đến mức báo động với chỉ số ICOR (chỉ số đo lƣờng hiệu quả đầu tƣ, chỉ số càng cao thì tính hiệu quả càng thấp) tăng mạnh, từ 3,5 (1991-1995) lên 6,15 (2007-2008) và tăng vọt lên 8 (2009); giảm chút khoảng 6,2 (2010) những vẫn cao hơn nhiều so với khuyến cáo của WB đối với nƣớc đang phát triển (ICOR ở mức 3 là đầu tƣ có hiệu quả và nền kinh tế phát triển theo hƣớng bền vững). Đặc biệt, tỷ lệ ICOR của khu vực kinh tế Nhà nƣớc lên tới 12 (do sử dụng vốn chủ yếu từ đi vay nhƣng không có hiệu quả, đầu tƣ dàn trải, thất thoát lãng phí). Nguồn vốn sử dụng không hiệu quả thì khả năng trả nợ sẽ càng khó khăn.
Bảng 3.1: Hệ số ICOR theo khu vực sở hữu của Việt Nam
Tính toán từ vốn đầu tƣ Tính toán từ tích lũy tài sản
Tổng Nhà nƣớc Ngoài nhà nƣớc FDI Tổng Nhà nƣớc Ngoài nhà nƣớc FDI ICOR (2000-2005) 4,89 6,94 2,93 5,2 3,04 4,37 1,81 3,11 ICOR (2006-2010) 7,43 9,68 4,01 15,71 4,40 5,13 2,54 9,70
Nguồn: Báo cáo tổng hợp đề tài cấp bộ - Vấn đề nợ công ở một số nước trên thế giới và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
Thứ hai, năng suất tổng hợp (TFP) thấp: Giai đoạn 2000-2005 năng suất
tổng hợp TFP đóng góp vào tăng trƣởng khoảng trên 22%, thì đến giai đoạn 2006-2010 con số này chỉ còn dƣới 8,8% [4, Tr. 22]. Hệ số này càng thấp chứng tỏ nền kinh tế kém hiệu quả, mặt khác TFP giảm đã kéo theo tốc độ tăng trƣởng giảm. Do đó, để cải thiện chỉ số này thì Việt Nam cần đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh để nâng cao hiệu quả đầu tƣ, đây chính là yếu tố cực kỳ quan trọng góp phần làm tăng sức cạnh tranh của Việt Nam.
85 Bảng 3.2: Thu nhập từ vốn đầu tƣ Đơn vị: Tỷ VND Năm GDP (giá thực) Vốn đầu tƣ Thu nhập từ vốn đầu tƣ Tỷ lệ thu nhập/Vốn đầu tƣ (1) (2) (3) (4) =(3)/(4) 2000 441.646 151.183 165.617 1,10 2001 481.295 170.496 180.486 1,06 2002 535.762 200.145 200.911 1,00 2003 613.443 239.246 230.041 0,96 2004 715.307 290.927 268.240 0,92 2005 839.211 343.136 314.704 0,92 2006 974.266 404.712 360.478 0,89 2007 1.143.715 532.093 423.175 0,80 2008 1.485.038 616.735 549.464 0,89 2009 1.658.389 708.826 613.604 0,87 2010 1.980.914 830.278 732.938 0,88
Nguồn: Báo cáo tổng hợp đề tài cấp bộ - Vấn đề nợ công ở một số nước trên thế giới và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
Thứ ba, tình trạng chậm trễ trong giải ngân vốn: Tình trạng chậm trễ
trong giải ngân nguồn vốn đầu tƣ từ ngân sách Nhà nƣớc và nguồn vốn thi công dở dang, chuyển tiếp, kéo dài, chậm tiến độ vẫn chậm đƣợc khắc phục. Bên cạnh đó, sự thiếu kỷ luật tài chính trong đầu tƣ công, trong hoạt động của các doanh nghiệp Nhà nƣớc cũng nhƣ các tập đoàn, công ty dẫn đến đầu tƣ dàn trải, lãng phí, thất thoát vốn đầu tƣ ở tất cả các khâu của quá trình quản lý dự án đầu tƣ.
Theo bảng xếp hạng nợ công của tổ chức tài chính quốc tế, nợ công Việt Nam đứng vị trí thứ 44 (2008) trong tổng số gần 200 nền kinh tế đƣợc xếp hạng và thấp hơn mức bình quân của thế giới là 56% GDP. Năm 2010, tỷ lệ nợ công của Việt Nam là 56,9% GDP – đây là mức cao thứ 3 trong khu vực
86
châu Á, chỉ sau Singapore (96,3% GDP) và Ấn Độ (64,1% GDP) và đứng thứ 2 trong khu vực Đông Nam Á [4, Tr. 22].
Trong khi nợ công Việt Nam ngày càng tăng cả về tốc độ lẫn quy mô thì tình hình trả nợ của Việt Nam hầu nhƣ không biến động nhiều. Tốc độ trả nợ rất thấp và tốc độ vay ngày một tăng. Theo báo cáo của CIA World Factbook ngày 1/1/2011, Việt Nam đứng thứ 41 trong tổng số 50 quốc gia có nợ công cao nhất thế giới. Tổng dự nợ so với GDP của Việt Nam chiếm 32,5% (2005) tăng 42,2% (2010). Nếu tốc độ tăng nợ không thay đổi thì nợ công Việt Nam sẽ vƣợt 100% GDP (2016), khi đó Việt Nam sẽ lâm vào tình trạng khủng hoảng nợ công nhƣ các nƣớc thành viên EU [4, Tr. 23].
Bảng 3.3: Tỷ lệ nợ công trung bình ở một số nƣớc năm 2010
Tổng mức nợ công trên thế giới 39.942.437.066.497 ~ 40 nghìn tỷ USD
Nợ công trung bình/đầu ngƣời (USD) Tỷ lệ nợ công/GDP (%) Các nƣớc đang phát triển Việt Nam 580,91 51,6 Trung Quốc 713,6 17,4 Indonesia 743 26,5 Malaysia 4.184 52,1 Philippin 1.071 55,8 Thái Lan 2.064 48,6 Các nƣớc phát triển Canada 37.000 82,3 Mỹ 27.638 58,3 Anh 26.602 75,1 Pháp 31.785 82,3 Ailen 43.286 98,6 Nhật Bản 83.697 196,2
87
Xét về giá trị tuyệt đối thì nợ công Việt Nam tăng 24,8% giai đoạn 2006-2010, nhanh hơn so với mức 22,8%, giai đoạn 2002-2005. Tuy nhiên, xét theo tỷ lệ nợ công/GDP thì trong giai đoạn 2000-2005, mức tăng lại lớn hơn so với giai đoạn 2006-2010 (tƣơng ứng 15,5% so với 13,5%). Nghĩa là, tỷ lệ nợ công/GDP tăng mạnh trong những năm gần đây là do tăng trƣởng GDP giảm (tăng trƣởng GDP giảm 1% thì tỷ lệ nợ công/GDP sẽ tăng 6%).
Theo Quỹ tiền tệ thế giới (IMF), ngƣỡng nợ công thận trọng cho các nền kinh tế mới nổi là 40% GDP. So với nhiều nƣớc khác, kể cả so với nền kinh tế hàng đầu thế giới, nợ công của Việt Nam dƣờng nhƣ khá an toàn nếu căn cứ theo các tiêu chí giám sát nhƣ nghĩa vụ trả nợ nƣớc ngoài, dự trữ ngoại hối … Tuy nhiên, nợ công Việt Nam mang một số đặc điểm nổi bật sau: