Phân tích tác động của cuộc khủng hoảng tại Hy Lạp

Một phần của tài liệu Nợ công và xử lý khủng hoảng nợ tại Hy Lạp - Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam (Trang 67)

2.2.2.1. Tác động về mặt kinh tế

1. Tác động đến các quốc gia khu vực châu Âu

Trƣớc tiên có thể thấy cuộc khủng hoảng Hy Lạp là một trong những nguyên nhân khiến cho sự phục hồi kinh tế của Khu vực đồng tiền chung châu Âu chậm hơn và khá khiêm tốn.

Ngân khố quốc gia cạn kiệt, Hy Lạp không có khả năng trả số nợ nƣớc ngoài. S&P cảnh báo rằng, những ngƣời nắm giữ trái phiếu do chính phủ Hy Lạp phát hành có thể sẽ bị mất tới 50% số tiền thậm chí những quốc gia nắm giữ số lƣợng lớn trái phiếu nhƣ Hy Lạp nhƣ Pháp, Đức, Thụy Sĩ đứng trƣớc nguy cơ mất trắng nếu Hy Lạp vỡ nợ. Thêm vào đó là những khoản nợ khó đòi và gánh nặng lớn từ gói cứu trợ 80 tỷ Euro cho Hy Lạp khiến nguồn lực cho những chính sách tài khóa ít đi. Điều nay gây ra ảnh hƣởng xấu tới ngân sách các nƣớc chủ nợ trong bối cảnh khủng hoảng nợ Hy Lạp đang bắt đầu

61

lây lan sang các nƣớc trong khu vực cũng đang ngập trong nợ công và tình trạng thâm hụt ngân sách ở mức đáng báo động.

Điều đó cũng lý giải cho câu hỏi “Vậy tại sao các thành viên khu vực đồng tiền chung châu Âu Eurozone và liên minh châu Âu phải cứu Hy Lạp hay bất cứ một nƣớc nào khác?”

Khi Hy Lạp vỡ nợ:

 Hiệu ứng domino khủng hoảng và sụp đổ của các Ngân hàng: Các Ngân hàng khủng hoảng đầu tiên chính là ngân hàng Hy Lạp, họ sẽ bị chính phủ quốc hữu hóa. Ngoài ra, nó còn kéo theo hàng loạt các Ngân hàng ở châu Âu, Mỹ và nhiều nƣớc khác rơi vào khủng hoảng.

 Hiệu ứng domino vỡ nợ của các quốc gia và tăng trƣởng kinh tế: Khiến các nhà đầu tƣ mất lòng tin vào đồng tiền chung Euro. Một đợt tháo chạy với quy mô lớn trên thị trƣờng trái phiếu và cổ phiếu các ngân hàng khu vực châu Âu là hoàn toàn có thể và gây hiệu ứng sụp đổ hàng loạt ở các Ngân hàng và nền kinh tế yếu kém khác nhƣ Bồ Đào Nha, Ý, Tây Ban Nha.

Khi Hy Lạp vỡ nợ chắc chẵn sẽ ảnh hƣởng đến nền kinh tế toàn cầu, tăng trƣởng chắc chắn sẽ càng chậm lại. Điều này càng làm cho thu nhập (từ thuế) các nƣớc vốn đã rơi vào tình trạng nợ nần ngày càng giảm, trong khi các chi phí khác lại tăng lên: đặc biệt là chi phí lãi vay huy động vốn trên thị trƣờng tài chính quốc tế, chi phí của các hợp đồng bảo hiểm tăng, chỉ số tín dụng giảm, điều này chắn chắn càng làm cho giá của trái phiếu và lãi suất càng tăng cao…Tất cả những điều đó càng làm cho tình trạng nợ công của các nƣớc khác nhƣ Italia, Ireland, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha tồi tệ hơn, cuối cùng là tuyên bố phá sản.

 Khối Eurozone sụp đổ: Các nƣớc vỡ nợ lần lƣợt rời khỏi Eurozone để tự cứu mình mà không phụ thuộc vào những nƣớc khác.

62

 Khủng hoảng kinh tế toàn cầu: Hệ thống các ngân hàng sụp đổ, nhiều nƣớc tuyên bố vỡ nợ, khối Eurozone tan vỡ quá đủ cho một cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới trong tất cả các lĩnh vực tài chính, chứng khoán, bảo hiểm sản xuất…

 Khủng hoảng chính trị xã hội: từ trƣớc tới nay khi nền kinh tế sụp đổ luôn tạo ra những bất ổn sâu sắc trong xã hội và nguy cơ sụp đổ của các chính phủ. Đặc biệt ở nƣớc tuyên bố vỡ nợ, các cuộc biểu tình, bạo động sẽ diễn ra thƣờng xuyên, chính phủ sẽ đƣợc thay mới liên tục, tồi tệ hơn có thể diễn ra đảo chính.

2. Tác động đến đồng Euro, khủng hoảng nợ công đã làm tổn thƣơng đồng Euro

Đầu tƣ vào đồng Euro, khi thị trƣờng tài chính khu vực châu Âu, với thành viên Hy Lạp bất ổn, xu hƣớng đầu tƣ mạo hiểm thoái trào cũng là lúc trái phiếu, cổ phiếu có “quốc tịch” của các quốc gia châu Âu và đồng tiền sử dụng trong khu vực kinh tế Eurozone cũng bị giới đầu tƣ “hắt hủi”. Những rắc rối về nợ công của Hy Lạp đã châm ngòi cho cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất trong lịch sử gần 12 năm của khu vực sử dụng đồng tiền chung Euro.

Giá trị đồng Euro đang giảm đi một cách tƣơng đối so với đồng Đô la Mỹ USD. Tính đến tháng 7/2010, Euro đã giảm giá khoảng 15,7% so với USD, 8,5% so với đồng Bảng Anh GBP và 20% so với đồng Yên Nhật Bản JPY.

Điều này sẽ làm mất ổn định lãi suất liên ngân hàng của đồng euro, khiên nhà đầu tƣ mất lòng tin vào đồng tiền chung euro và có thể liên đới đến các nƣớc có tình trạng nợ công tƣơng tự nhƣ Bồ Đào Nha, Ý và Tây Ban Nha. Vì vậy, một đợt tháo chạy với quy mô lớn trên thị trƣờng trái phiếu và cổ phiếu các ngân hàng khu vực châu Âu là hoàn toàn có thể. Điều này có thể gây nên hiện tƣợng tƣơng tự nhƣ “hòn tuyến lăn” hay hiệu ứng Domino sụp đổ hàng loạt ở các nền kinh tế khác.

63

2.2.2.2. Tác động về mặt chính trị

1. Những bất đồng giữa các nƣớc trong khối Eurozone

- Mâu thuẫn trong phƣơng thức giải quyết khủng hoảng. Cuộc khủng hoảng nợ công tại khu vực Eurozone đang làm gia tăng sự mâu thuẫn, chia rẽ trong liên minh châu Âu (giữa 17 nƣớc thành viên Eurozone và với 10 nƣớc EU còn lại). Hai quốc gia có nhiều ảnh hƣởng trong mọi quyết định tài chính của EU là Đức và Pháp yêu cầu các quốc gia trong khu vực phải triển khai các chính sách kinh tế giống nhau và tuân thủ các nguyên tắc về thỏa thuận cạnh tranh. Tuy nhiên, đề xuất của hai nền kinh tế đầu tàu khu vực vấp phải sự phản đối của các thành viên nhỏ hơn vì cho rằng kế hoạch đó tƣớc mất quyền tự quyết của họ và là “áp đặt”.

Là nền kinh tế đầu tàu của 18 quốc gia sử dụng đồng Euro, Đức phải đứng ra gánh vác phần trách nhiệm chính trong bất kỳ kế hoạch giải cứu nào. Do vậy, họ không muốn tiền thuế của dân bị sử dụng bất cẩn. Một cuộc trƣng cầu dân ý tại Đức mới đây cho thấy, đại đa số dân chúng nƣớc này không muốn chính phủ cứu giúp Hy Lạp. Tuy nhiên, Ủy ban châu Âu và nƣớc đang giữ ghế chủ tịch EU là Tây Ban Nha vẫn một mực cho rằng việc giải cứu Hy Lạp là điều cần thiết. Pháp và Italy cũng ủng hộ lời kêu gọi cứu Hy Lạp của Ủy Ban. Nhóm các nƣớc đồng quan điểm cho rằng trong trƣờng hợp các nƣớc thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu không đáp ứng đƣợc nhu cầu cấp bách của Hy Lạp, nƣớc này sẽ phải hƣớng về IMF. Điều này, theo nhiều nhà quan sát, sẽ gây tổn hại tới uy tín của các nƣớc thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu và khiến cho cuộc khủng hoảng tài chính ở Hy Lạp trở nên phức tạp hơn, kéo theo cuộc khủng hoảng về mặt xã hội.

Trong số những giải pháp khắc phục khủng hoảng nợ công, thì 2 biện pháp đƣợc xem là cơ bản nhất đó là chính sách “thắt lƣng buộc bụng” và chiến lƣợc mua trái phiếu của những quốc gia mắc nợ của ECB để giúp họ tái thiết nền kinh tế.

64

Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế thế giới và bản thân nền kinh tế châu Âu đang hết sức khó khăn do suy thoái thì biện pháp “thắt lƣng buộc bụng” lại càng đẩy nền kinh tế vào khó khăn lớn hơn và có thể tiếp tục lún sâu vào suy thoái. Điều này cũng đồng nghĩa với sản xuất đình đốn, thất nghiệp gia tăng… Theo đánh giá của Viện nghiên cứu IMK (Đức), áp dụng chính sách khắc khổ một cách toàn diện đối với tất cả thành viên Eurozone là một sai lầm và hậu quả là liều thuốc đó sẽ bóp chết đà phục hồi kinh tế của EU chỉ mới vừa “manh nha”.

- Chia rẽ trong nội bộ khu vực châu Âu ngày càng tăng. Càng bị khủng khoảng, châu Âu và Eurozone càng bị “chia rẽ” khi nhiều quốc gia có nền kinh tế ổn định lại phải chung tay gánh vác các quốc gia gặp khủng khoảng. Mọi giải pháp đều liên quan và phải có sự đồng thuận của các nƣớc thành viên nhƣng thực tế không phải lúc nào sự đồng thuận cũng ở mức cao nhất.

Liên minh châu Âu hay khu vực Eurozone không phải là quốc gia thống nhất nên không có cơ chế kiểm soát và can thiệp thống nhất để tránh khủng hoảng. Không nhƣ hệ thống ngân hàng tại Mỹ và Nhật Bản (nơi doanh nghiệp chủ động tìm vốn trên thị trƣờng chứng khoán), hệ thống ngân hàng châu Âu giữ vị trí trọng yếu trong việc tài trợ doanh nghiệp. Các doanh nghiệp châu Âu trông cậy vốn vào ngân hàng. Khi ngân hàng thiếu vốn thì doanh nghiệp châu Âu cũng gặp khó khăn. Tuy nhiên, giải pháp nâng vốn ngân hàng để tăng thêm khả năng trả nợ và để trấn an thị trƣờng cũng chƣa hoàn toàn thuyết phục đƣợc giới ngân hàng và các chuyên gia tài chính. Giải pháp này chỉ tạo thêm hoảng loạn trên thị trƣờng thay vì trấn an dƣ luận và các nhà đầu tƣ. Trên thực tế, nhiều ngân hàng châu Âu không thiếu vốn để phải huy động thêm vốn. Các cơ quan tài chính chỉ tạm đóng van tín dụng để chờ Liên minh châu Âu có giải pháp rõ ràng trong chính sách giải quyết khủng hoảng.

65

Có thể nói, sự ra đời và mở rộng của EU là một trong những thành tựu lớn nhất của châu Âu. Nhƣng giờ đây, sự bất đồng chính kiến trong nội bộ EU và việc các nƣớc trong liên minh không thể thống nhất đƣợc cách giải quyết những thách thức kinh tế và xã hội đang xói mòn địa vị của EU và có khả năng đƣa khối này vào một thời kỳ đi xuống. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2. Những bất đồng trong nội bộ chính phủ và ngƣời dân Hy Lạp

Bất đồng chính trị bao trùm khắp chính trƣờng đất nƣớc Nam Âu là quan điểm trái ngƣợc về chính sách “thắt lƣng, buộc bụng” vô cùng nghiệt ngã – điều kiện để nhận đƣợc các khoản cứu trợ của Liên minh châu Âu và Quỹ tiền tệ quốc tế IMF. Dù đây là “liệu pháp” mà ND và PASOK buộc phải chấp nhận để giúp Hy Lạp thoát khỏi nguy cơ vỡ nợ, song, cái giá phải trả cho cuộc cải tổ kinh tế sâu rộng là không hề nhỏ. Đời sống ngƣời dân sa sút, tỷ lệ thất nghiệp không ngừng tăng và dẫn đến những bất ổn xã hội là những yếu tố khiến ND và PASOK – hai chính đảng thống trị Hy Lạp suốt 38 năm qua – bị hạ bệ. Nhƣ một hệ quả tất yếu, tỷ lệ ủng hộ đã hƣớng đến các đảng phái phản đối chính sách khắc khổ.

Chia rẽ sâu sắc trong xã hội đã đẩy Hy Lạp đến trƣớc “ngã ba đƣờng”. Ở lại Eurozone là phải tiếp tục “tấn bi kịch” thắt lƣng buộc bụng. Nếu sử dụng trở lại đồng tiền quốc gia drachme, Hy Lạp sẽ không nhận đƣợc bất cứ nguồn tài trợ nào từ Eurozone cũng nhƣ IMF. Tuy nhiên, để cân đối cán cân thƣơng mại, Athens phải phá giá 55% đơn vị tiền tệ. Hậu quả có thể nhìn thấy là lạm phát phi mã, thất nghiệp liên tục tăng cao và nền kinh tế càng lún sâu vào suy thoái. Theo đánh giá của Tổng giám đốc Tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO) Pascal Lamy, hậu quả của việc rời bỏ đồng Euro có thể khiến Hy Lạp đau đớn hơn trong toàn bộ các kế hoạch khắc khổ đƣợc thi hành từ trƣớc đến nay ở nƣớc này, trong khi tình hình nợ công sẽ trở nên tồi tệ hơn.

66

Cuối tháng 9/2012, hàng chục nghìn ngƣời Hy Lạp đã đổ xuống các đƣờng phố ở các thành phố chính phản đối chính sách “thắt lƣng buộc bụng”. Thậm chí, căng thẳng đã lên tới đỉnh điểm khi Thủ tƣớng Đức, quốc gia đề xuất các biện pháp thắt chặt chi tiêu để đổi lấy cứu trợ. Mặc dù vậy bất chấp làn sóng biểu tình lan rộng, tháng 11/2012, Quốc hội Hy Lạp vẫn thông qua dự luật liên quan gói biện pháp “thắt lƣng buộc bụng” mới nhằm thoát khỏi nguy cơ vỡ nợ công cận kề.

Chính phủ Hy Lạp phải đối mặt với hai luồng quan điểm chính trị trái ngƣợc, nhiều cử tri Hy Lạp tỏ ra quá chán ngán với những biện pháp thắt lƣng buộc bụng, họ cho rằng, Hy Lạp thà vỡ nợ còn hơn chịu những sức ép từ khối để nhận đƣợc các nguồn tài trợ từ khu vực đồng euro cũng nhƣ từ quỹ tiền tệ quốc tế. Theo nhƣ những phân tích về tác động nói trên, hành vi của các cử tri Hy Lạp đã trở nên rất tiêu cực. Nhiều cuộc biểu tình đẫm máu đã xảy ra. Căng thẳng giữa ngƣời dân và chính phủ ngày càng gay gắt. Con đƣờng từ khủng hoảng nợ công đến khủng hoảng chính trị là rất ngắn.

2.2.2.3. Tác động về mặt xã hội

1. Tỷ lệ thất nghiệp tăng

Từ lâu nay, hệ thống phúc lợi xã hội ở châu Âu – xây dựng sau chiến tranh thế giới lần thứ II - đƣợc coi nhƣ một viên đá tảng của việc chia sẻ phồn vinh nhằm ngăn ngừa xung đột tƣơng lai. Thế nhƣng, hệ thống lý tƣởng đó đã bị lung lay bởi làn sóng nợ nần đang ngày càng đè nặng. Đó là hậu quả của một thời gian dài “vung tay quá trán” đã khiến nhiều nƣớc châu Âu bị thủng chiếc túi “ngân sách” và buộc phải cắt giảm chi tiêu nhằm tránh một cuộc đổ vỡ dây chuyền.

Tại Hy Lạp, biểu tình và tổng bãi công đã làm tê liệt hầu nhƣ toàn bộ hệ thống giao thông cả đƣờng thủy lẫn đƣờng bộ, nhiều chuyến bay quốc tế và nội địa đã bị hủy bỏ, lùi giờ bay do các nhân viên không lƣu tham gia bãi công. Tất

67

cả các chuyến tàu hỏa đều ngừng chạy, thành phố hoàn toàn vắng bóng xe bus, trong khi tàu biển neo đậu dƣờng nhƣ bất động tại cảng. Các cơ quan hành chính, bệnh viện và các công ty nhà nƣớc đều bị tác động nghiêm trọng.

Cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay tiếp tục nối dài chuỗi ngày khó khăn trên thị trƣờng việc làm tại Cựu lục địa. Tính đến tháng 3, tỷ lệ thất nghiệp trong khu vực eurozone đạt 10%. Tây Ban Nha là quốc gia khó tìm việc nhất cho giới trẻ khi tỷ lệ thất nghiệp trong nhóm này lên tới 40%. Tỷ lệ này cũng lên tới 2 con số tại Slovakia, Cộng hòa Ireland, Bồ Đào Nha, Hy Lạp và Pháp.

Tỷ lệ thất nghiệp tại Hy Lạp lại đạt một mức cao kỷ lục mới trong tháng 12/2011 khi mà số thanh niên thất nghiệp còn nhiều hơn cả số có việc làm.

Dịch vụ thống kê ELSTAT cho biết, tỷ lệ thất nghiệp tổng thể của Hy Lạp đã tăng lên 21% trong tháng 12 năm ngoái, từ 20,9% trong tháng 11, gấp gần 2 lần tỷ lệ 10,6% của khu vực đồng euro.

Theo các số liệu không đƣợc điều chỉnh cho các yếu tố mùa vụ, tỷ lệ thất nghiệp trung bình năm 2011 đã vọt lên mức 17,3% từ 12,5% trong năm trƣớc đó.

Lần đầu tiên trong lịch sử nƣớc này, số lƣợng ngƣời thất nghiệp trong độ tuổi từ 15-24 tuổi cao hơn cả số lƣợng có việc làm. Tỷ lệ thất nghiệp trong nhóm tuổi này tăng lên 51,1%, cao gấp 2 lần số liệu của 30 năm trƣớc đây.

Việc cắt giảm ngân sách của Hy Lạp, đƣợc Liên minh châu Âu và Quỹ tiền tệ Quốc tế coi nhƣ một điều kiện tiên quyết cho các gói hỗ trợ, đã đè nặng lên nền kinh tế nƣớc này, tạo ra làn sóng các doanh nghiệp đóng cửa hay phá sản.

Nền kinh tế của Hy Lạp đƣợc ƣớc tính đã thu hẹp khoảng 1/5 kể từ năm 2008, khi rơi vào cuộc suy thoái sâu và dài nhất trong lịch sử. Khoảng 600.000 việc làm, tƣơng đƣơng hơn 10%, đã bị cắt giảm trong quá trình này.

68

Số lƣợng ngƣời không có việc làm trong tháng 12/2011 đã lên mức kỷ lục 1.033.507 ngƣời, tăng 41% so với cùng kỳ năm trƣớc. Số lƣợng ngƣời có việc giảm xuống mức thấp kỷ lục, chỉ còn 3.899.319, giảm 7,9% sau 1 năm.

Một phần của tài liệu Nợ công và xử lý khủng hoảng nợ tại Hy Lạp - Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam (Trang 67)