Công tác tuyên truyền hỗ trợ NNT

Một phần của tài liệu Quản lý thuế giá trị gia tăng trên địa bàn huyện Lệ Thủy - Tỉnh Quảng Bình ( Luận văn ThS. Kinh tế ) (Trang 33)

Thực hiện Luật quản lý thuế và các văn bản hƣớng dẫn có hiệu lực từ 01/7/2007, công tác tuyên truyền, hỗ trợ ngƣời nộp thuế luôn đƣợc quan tâm thực hiện. Đã thành lập và đƣa vào hoạt động của bộ phận giao dịch “một cửa” nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho ngƣời nộp thuế khi thực hiện nghĩa vụ thuế cũng nhƣ cần tƣ vấn và tìm hiểu về chính sách thuế. Nhà nƣớc quản lý xã hội bằng hệ thống pháp luật. Pháp luật về thuế là một bộ phận của hệ thống pháp luật. Hiện nay, tình trạng trốn thuế, sai phạm về thuế vẫn còn phổ biến. Bên cạnh đó, chính sách thuế thƣờng xuyên thay đổi và rất nhiều NNT chƣa có điều kiện nắm bắt kịp thời các luật thuế. Chính vì vậy, công tác tuyên truyền và hỗ trợ NNT sẽ tăng cƣờng tính thực thi của pháp luật Thuế nói riêng và pháp luật của Nhà nƣớc nói chung.

Tuyên truyền hỗ trợ ngƣời nộp thuế là khâu đầu của công tác quản lý thuế theo chức năng. Tuyên truyền hỗ trợ ngƣời nộp thuế có tác dụng không chỉ đối với ngƣời nộp thuế, nhằm ngăn ngừa giảm dần các sai phạm, việc làm này còn thuận lợi ngay cả cho cơ quan thuế trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình. Tuyên truyền hỗ trợ cho ngƣời nộp thuế sẽ tạo ra mối quan hệ thân thiện giữa cơ quan thuế và ngƣời nộp thuế. Ngƣời nộp thuế sẽ nhận đƣợc những thông tin, kiến thức về thuế, tiết kiệm thời gian và tiền của cho quá trình thực hiện nghĩa vụ nộp thuế. Đối với cơ quan thuế sẽ làm tăng số thu, giảm chi phí, tăng mức độ chấp hành và tăng độ tin cậy của NNT. Nếu làm tốt công tác tuyên truyền hỗ trợ thì số thuế do NNT chủ động thực hiện nộp vào ngân sách tăng lên mà chƣa cần phải tổ chức thanh tra, kiểm tra. Để làm tốt công tác hỗ trợ ngƣời nộp thuế, cơ quan thuế phải thật sự coi ngƣời nộp thuế là các khách hàng.

Một phần của tài liệu Quản lý thuế giá trị gia tăng trên địa bàn huyện Lệ Thủy - Tỉnh Quảng Bình ( Luận văn ThS. Kinh tế ) (Trang 33)