Phương pháp phân tích và tổng hợp

Một phần của tài liệu Quản lý thuế giá trị gia tăng trên địa bàn huyện Lệ Thủy - Tỉnh Quảng Bình ( Luận văn ThS. Kinh tế ) (Trang 50)

Nghiên cứu theo phƣơng pháp phân tích tổng hợp là một trong những điều kiện để nghiên cứu có hiệu quả vấn đề quản lý và quản lý liên quan đến nguồn thu ngân sách, tốc độ phát triển kinh tế và sự phát triển, quy mô tốc độ trên địa bàn. Nghiên cứu vấn đề này đòi hỏi phân định rỏ tác động của quản lý đến ngƣời nộp thuế, sự tuyên truyền hổ trợ của cơ quan thuế đến Doanh nghiệp, từ đó nêu cao ý thức trách nhiệm ngƣời nộp thuế nhằm đem lại hiệu quả cao trong công tác quản lý thuế.

Luận văn sử dụng phƣơng pháp phân tích trong cả 4 chƣơng. Mọi vấn đề đặt ra đều phải trả lời câu hỏi “tại sao”? Điều đó cho phép mọi vấn đề đều đƣợc hiều một cách thấu đáo, cặn kẽ. Trên cơ sở đó, phƣơng pháp tổng hợp đƣợc sử dụng để có đƣợc cái nhìn tổng thể về sự vật, hiện tƣợng. Từ việc phân tích rất nhiều hiện tƣợng cụ thể về kinh tế - xã hội và hiệu quả quản lý

để đƣa ra những đánh giá khái quát về tình hình quản lý thuế trên địa bàn huyện Lệ Thủy trong giai đoan 2009-2013.

Đề tài “Quản lý thuế GTGT trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình” sử dụng phƣơng pháp phân tích và tổng hợp là một trong những phƣơng pháp quan trọng để nghiên cứu. Các nội dung liên quan có sử dụng phƣơng pháp phân tích và tổng hợp gồm:

Phân tích quy mô, xu hƣớng, tốc độ phát triển và hiệu quả quản lý thuế GTGT trên địa bàn huyện Lệ Thủy giai đoạn 2009-2013 để đánh giá đƣợc xu hƣớng chung từng nội dung, trả lời đƣợc các câu hỏi liên quan: Công tác quản lý thuếGTGT đối với các doanh nghiệp (DN) còn bộc lộ nhiều hạn chế: Số lƣợng DN kê khai đăng ký thuế, nghĩa vụ nộp NSNN ít hơn số lƣợng DN thành lập; Cơ cấu tổ chức quản lý thu chƣa phù hợp; công tác tuyên truyền, hỗ trợ ngƣời nộp thuế (NNT) chƣa đƣợc sâu rộng, nội dung và hình thức chƣa đƣợc phong phú; Một số lĩnh vực còn để thất thu thuế; Tình trạng kê khai thuế đầu vào, đầu ra còn nhiều sai sót, kê khai doanh thu thấp để trốn thuế; Ý thức chấp hành nghĩa vụ nộp thuế của ngƣời nộp thuế chƣa tự giác nên nợ đọng thuế còn cao; Công tác thanh tra, kiểm tra còn hạn chế chƣa đáp ứng yêu cầu quản lý.

Từ đó tổng hợp đƣợc thực trạng công tác quản lý thuế GTGT trên địa bàn huyện Lệ Thủy trong giai đoạn nghiên cứu.

Phân tích tình hình quản lý thuế GTGT trên địa bàn huyện Lệ Thủy giai đoạn 2009-2013 để đánh giá đƣợc xu hƣớng chung từng nội dung, từ đó tổng hợp đƣợc thực công tác quản lý thuế GTGT trên địa bàn huyện Lệ Thủy trong giai đoạn nghiên cứu.

Ngoài ra, đi sâu vào từng nội dung, đề tài vẫn tiếp tục sử dụng phƣơng pháp phân tích tổng hợp để đạt đƣợc mục đích nghiên cứu, ví dụ: phân tích và tổng công tác tuyên truyền, hổ trợ ngƣời nộp thuế; phân tích và tổng hợp thực hiện các chức năng trong quản lý thuế GTGT; quy mô tốc độ phát triển Doanh nghiệp.

Trong quá trình sử dụng phƣơng pháp phân tích và tổng hợp, đề tài có sử dụng các số liệu thống kê đã qua xử lý, các công thức toán học đơn giản và các biểu đồ để thấy rõ hơn đặc trƣng, xu hƣớng, quy mô, tỷ trọng... của hiện tƣợng, nội dung, vấn đề nghiên cứu.

Căn cứ vào các số liệu từ bảng hỏi, phỏng vấn để đánh giá tổng quát về mức độ hài lòng của Doanh nghiệp cũng nhƣ trình độ quản lý của cán bộ thuế đối với lỉnh vực này.

Một phần của tài liệu Quản lý thuế giá trị gia tăng trên địa bàn huyện Lệ Thủy - Tỉnh Quảng Bình ( Luận văn ThS. Kinh tế ) (Trang 50)