Trừu tƣợng hóa khoa học là phƣơng pháp gạt bỏ những cái đơn giản, ngẩu nhiên, tạm thời hoặc tạm gác lại một số nhân tố tác động nào đó nhằm tách ra những cái điển hình, ổn định, vững chắc để từ đó tìm ra bản chất các hiện tƣợng và quá trình kinh tế, hình thành các phạm trù và phát hiện ra quy luật phản ánh những bản chất đó. Đây là phƣơng pháp quan trọng đƣợc sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu khoa học. Phƣơng pháp này dùng để nghiên cứu các hiện tƣợng và quá trình kinh tế mà ở đó không sử dụng đƣợc các kỹ thuật nhƣ kính hiển vi, các thiết bị máy móc nhƣ các môn khoa học tự nhiên và kỹ thuật. Mặt khác, bản thân các hiện tƣợng và quá trình kinh tế cũng phức tạp, có nhiều nhân tố tác động đến chúng, cho nên sử dụng phƣơng pháp trựu tƣợng hóa khoa học làm cho việc nghiên cứu trở nên đơn giản hơn, nhanh chóng đi đến kết quả hơn.
Đề tài “Quản lý thuế GTGT trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình” sử dụng phƣơng pháp trừu tƣợng hóa khoa học để gạt bỏ những nội dung chƣa phải là cơ bản để tập trung vào 3 nội dung lớn trong nghiên cứu thực hiện chức năng trong công tác quản lý; hiệu quả thu ngân sách và quy mô tốc độ phát triển của Doanh nghiệp . Trong mỗi nội dung chứa đựng một khối lƣợng lớn các vấn đề cần phải giải quyết song với phƣơng pháp trừu tƣợng hóa khoa học cho phép gạt bỏ những cái đơn giản, ngẩu nhiên, tạm thời để tập trung vào những vấn đề cốt lõi nhƣ sau:
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về thuế GTGT và công tác quản lý thuế GTGT các doanh nghiệp.
- Phân tích đánh giá thực trạng công tác quản lý thuế GTGT các doanh nghiệp do Chi cục Thuế huyện Lệ Thủy quản lý.
- Đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thuế GTGT đối với các doanh nghiệp tại Chi cục Thuế huyện Lệ Thủy đến năm 2020.
Ngoài ra, đề tài sử dụng phƣơng pháp trừu tƣợng hóa khoa học trong việc lựa chọn để phân tích các tiêu chí đánh giá và các nhân tố ảnh hƣởng đến công tác quản lý thuế GTGT.
Luận văn sử dụng các công cụ phân tích kinh tế nhƣ: dãy số liệu, hệ thống bảng biểu, hình để minh họa và phân tích.