Phƣơng pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử đòi hỏi việc nghiên cứu quản lý thuế GTGT trên địa bàn Lệ Thủy gắn liền với tốc độ phát triển của Doanh nghiệp,trƣớc hết phải kế thừa đƣợc những kết quả nghiên cứu của những ngƣời đi trƣớc. Vì vậy, tác giả luận văn đã rất cố gắng trong việc tìm hiểu những tài liệu khoa học viết về giải pháp tăng cƣờng quản lý thuế nói chung và thuế GTGT nói riêng. Trên cơ sở kế thừa các kết quả nghiên cứu, luận văn tiếp tục hoàn thiện khung lý luận để phân tích các vấn đề ở các chƣơng.
Phƣơng pháp này đòi hỏi khi xem xét các hiện tƣợng, các quá trình nghiên cứu phải đặt trong mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau, thƣờng xuyên vận động, phát triển không ngừng, chứ không phải là bất biến. Quá trình phát triển là quá trình tích lũy về lƣợng dẫn đến thay đổi về chất. Phép biện chứng duy vật coi nguồn gốc của sự phát triển là sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập. Phép biện chứng duy vật cũng đòi hỏi khi xem xét các hiện tƣợng và quá trình kinh tế gắn liền với những điều kiện và hoàn cảnh cụ thể.
Từ nội dung và yêu cầu của phƣơng pháp biện chứng duy vật, đề tài nghiên cứu các hiện tƣợng, nội dung công tác quản lý thuế GTGT, tốc độ phát triển kinh tế, hiệu quả của việc tuyên truyền chế độ chính sách pháp luật thuế và trong điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của giai đoạn từ năm 2009-2013. Mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau ngay trong từng hiện tƣợng, nội dung và giữa các hiện tƣợng, nội dung với nhau. Cụ thể:
(1) Mối quan hệ giữa các nội dung, hiện tƣợng
Có hai mối quan hệ lớn giữa các nội dung, hiện tƣợng nghiên cứu tình hình quản lý thuế GTGT gồm: Số thu ngân sách qua hàng năm và hiệu quả trong công tác quản lý. Hai mối quan hệ đƣợc gắn liền với nhau trong quá trình nghiên cứu, trong đó mối quan hệ thu thuế GTGT, quy mô tốc độ phát triển của Doanh nghiệp trên địa bàn và các biện pháp của công tác quản lý
thuế GTGT là 3 nội dung chính của quản lý thuế GTGT trên địa bàn huyện Lệ Thủy.
Ba nội dung trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, trong đó phát triển phát triển quy mô Doanh nghiệp tác động đến số thu ngân sách đồng thời biện pháp quản lý tác động trở lại sự phát triển của Doanh nghiệp.
(2) Mối quan hệ trong từng nội dung, hiện tƣợng
Công tác quản lý thuế GTGT tốt, đảm bảo công bằng xã hội khuyến khích sự phát triển sản xuất, đẩy nhanh sự phát triển Doanh nghiệp cả về quy mô và số lƣợng.
Biện pháp quản lý thuế GTGT tốt tăng thu ngân sách, đầu tƣ trở lại cho cơ sở hạ tầng tạo sự phát triển về kinh tế, mở rộng nghành nghề, quy mô.
Sự phát triển của Doanh nghiệp đi đôi với phát triển kinh tế, giải quyết công ăn việc làm, tăng doanh thu dẩn đến đẩy mạnh nguồn thu về thuế GTGT.