Quản lý thông tin người nộp thuế

Một phần của tài liệu Quản lý thuế giá trị gia tăng trên địa bàn huyện Lệ Thủy - Tỉnh Quảng Bình ( Luận văn ThS. Kinh tế ) (Trang 73)

- Công cụ quản lý thông tin: Hiện nay, Chi cục thuế Lệ Thủy đã đƣợc trang bị những công cụ tiếp nhận, cập nhật, quản lý thông tin liên quan đến nghĩa vụ thuế của DN thông qua hệ thống các chƣơng trình ứng dụng trên máy tính trong nội bộ ngành thuế nhƣ: Ứng dựng Đăng ký và cấp mã số thuế; Hệ thống ứng dụng Quản lý thuế; Ứng dụng quản lý ấn chỉ thuế; Ứng dụng Quản lý hồ sơ; Ứng dụng tập trung cơ sở dữ liệu và khai thác thông tin ngƣời nộp thuế; Ứng dụng Quản lý nợ Thuế; Ứng dụng lập kế hoạch thanh kiểm tra tra.

- Bộ phận thu thập, cập nhật thông tin về NNT đƣợc tổ chức chuyên môn hóa theo chức năng quản lý thuế.

- Về nguồn thông tin: Cơ quan thuế trực tiếp quản lý những thông tin liên quan trực tiếp đến NNT.

Việc tin học hóa trong công tác quản lý thuế là một trong những giải pháp rất quan trọng. Đặc biệt là việc đƣa các Ứng dụng vào công tác quản lý thuế. Tuy nhiên, thực tế hiện nay các Ứng dụng nêu trên chƣa đƣợc nâng cấp kịp thời để phù hợp với thay đổi của các quy định mới về thuế, dẫn đến việc khai thác thông tin về NNT để phục vụ cho công tác quản lý thuế chƣa hiệu quả.

3.2.5. Quản lý nợ thuế

Đội QLN căn cứ số liệu khai thác thông tin trên mạng nội bộ, nhắc nhở đôn đốc thu nợ, lập sổ theo dõi nợ thuế theo từng DN để phản ánh toàn bộ tình hình nợ thuế của DN. Căn cứ sổ theo dõi nợ thuế, thực hiện rà soát từng trƣờng hợp nợ tháng trƣớc chuyển sang và nợ mới phát sinh tháng này theo nguyên nhân và tình trạng nợ để phân loại các khoản nợ nhằm áp dụng các biện pháp xử lý phù hợp. Một điểm khác với trƣớc đây nhằm tháo gỡ một phần khó khăn cho DN là CQT có thể cho DN gia hạn nợ; thu nợ theo phân kỳ, tức là số nợ đƣợc thu thành nhiều lần theo lịch trình xác định trƣớc. Cán bộ thu nợ thuế phải theo dõi quản lý với từng loại nợ và lập hồ sơ lƣu trữ theo qui định.

Nhìn chung, công tác quản lý thu nợ trong nững năm qua đã đạt đƣợc những kết quả đáng kể, đã phân tích, phân loại chi tiết đƣợc từng khoản nợ, lịch sử nợ thuế theo từng đối tƣợng nộp thuế. Tuy nhiên, việc phân kỳ thu nợ cũng chƣa có qui trình cụ thể của Tổng cục Thuế và đƣợc thực hiện chủ yếu bằng thủ công nên có thể xảy ra sự thông đồng của cán bộ thu nợ với DN dẫn đến việc thu thuế GTGT không kịp thời theo Luật. Mặt khác, do tình hình kinh tế trong nƣớc cũng nhƣ tỉnh nhà hết sức khó khăn cho nên nợ thuế vẫn còn cao và năm sau cao hơn năm trƣớc, ý thức chấp hành nghĩa vụ nộp thuế của ngƣời nộp thuế thấp nên nợ đọng thuế còn cao. Kết quả thể hiện ở Bảng 4.9

Bảng 3. 8 Kết quả quản lý nợ thuế GTGT đối với DN trên địa bàn huyện giai đoạn 2009 – 2013 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh (%) 10/09 11/10 12/11 13/12 1.Thuế GTGT phải nộp Trđ 3.089 5.175 7.437 9.836 14.548 166,9 143,7 132,3 147,9 2.Thuế GTGT đã nộp Trđ 2.897 5.019 7.330 9.547 14.106 173,2 146,0 130,2 147,8 3. Nợ thuế Trđ 192 156 107 289 442 81,2 68,6 270,1 152,9 4. Tỷ lệ nợ/ thuế phải nộp (%) 6,2 3,0 1,4 2,9 3,0 48,4 46,7 207,1 103,4

3.2.6. Thanh tra, kiểm tra thuế

Thanh tra, kiểm tra là công tác không thể thiếu đƣợc trong công tác quản lý thuế. Luật Quản lý thuế có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2007 đã tạo ra hành lang pháp lý để công tác thanh tra, kiểm tra đi vào hoạt động một cách có nề nếp và mang lại hiệu quả cao hơn. Tuy còn gặp không ít khó khăn, việc ban hành chƣa đồng bộ các quy trình thanh tra, kiểm tra cũng nhƣ ý thức chấp hành kết luận thanh tra, kiểm tra của NNT có phần hạn chế; một số cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu nhiệm vụ song công tác thanh tra, kiểm tra đã góp phần đáng kể vào kết quả thực hiện dự toán thu của toàn ngành.

Các bƣớc của quy trình kiểm tra thuế đƣợc biểu thị bằng hình 3 sau:

Hình 3.3. Quy trình kiểm tra thuế GTGT

Chuẩn bị kiểm tra:

- Kiểm tra phân tích hồ sơ tại CQT - Thành lập đoàn kiểm tra - Ban hành Quyết định kiểm tra

Thu thập thông tin và dấu hiệu vi phạm liên quan đến

DN

Lập kế hoạch: kiểm tra và điều chỉnh kế hoạch

Kiểm tra tại DN:

Công bố Quyết định; phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong

đoàn; lập nhật ký kiểm tra số liệu tổng hợp, số liệu chi tiết tại chứng từ, hóa đơn và các sổ sách kế toán

và các HS liên quan

Xác minh: hóa đơn và các tài

liệu nghi vấn

Kết luận kiểm tra: - Chấp hành pháp luật thuế

- Chế độ kế toán, hóa đơn - Các hành vi vi phạm khác

Xác định nội dung kiểm tra: toàn diện hay hạn chế hay

theo vụ việc

Xử lý kết quả kiểm tra: - Xử lý vi phạm về thuế và

hóa đơn nếu phát hiện - Chuyển cơ quan tố tụng

Hình sự Báo cáo đánh

giá kết quả cuộc kiểm tra

Lƣu trữ hồ sơ Theo dõi Quyết định xử lý Báo cáo thực hiện kế hoạch kiểm tra

Mục tiêu của quy trình: Thông qua công tác kiểm tra DN để nhằm tăng cƣờng hiệu quả công tác QLT, nâng cao năng lực của CQT trong việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các tổ chức, DN có hành vi khai man, trốn thuế; đồng thời phát huy tính tự giác chấp hành và tự chịu trách nhiệm của DN trong việc thực hiện đúng qui định về kê khai, nộp thuế. Ngoài ra còn thực hiện việc cải cách và hiện đại hóa công tác thanh tra, kiểm tra thuế trong toàn ngành.

- Lập kế hoạch kiểm tra: Căn cứ vào đề xuất của các Đội kiểm tra, sau khi thu thập thông tin liên quan đến các DN; Cục thuế lập kế hoạch kiểm tra cho năm sau trên cơ sở phân tích thông tin về thuế của từng DN để phát hiện các DN có dấu hiệu bất thƣờng, biểu hiện khai man, trốn thuế và nguồn nhân lực hiện có.

Kế hoạch kiểm tra phải đảm bảo phù hợp, tránh trùng lắp với kế hoạch của Cục Thuế và các cơ quan khác nhƣ: Kiểm toán, Thanh tra Nhà nƣớc ...

Thực tế hiện nay công tác thu thập thông tin về DN còn nhiều hạn chế, Cán bộ kiểm tra chỉ nhìn trên doanh thu và số thuế GTGT DN kê khai.. hầu hết nhận định và chọn DN kiểm tra theo cảm tính chứ không dựa vào các tiêu thức qua phân tích, thậm chí có những trƣờng hợp chọn DN để lập kế hoạch theo hình thức chọn ngẫu nhiên… dẫn đến công tác lập kế hoạch kiểm tra không chính xác, không tập trung vào các DN có hành vi vi phạm về thuế. Do đó, chất lƣợng của một số cuộc kiểm tra còn hạn chế, kết quả kiểm tra thƣờng đạt rất thấp là điều khó tránh khỏi.

- Thực hiện kiểm tra: Khi tiến hành gồm các công việc cụ thể nhƣ sau: + Chuẩn bị kiểm tra: phân tích các thông tin có liên quan đến các DN trong kế hoạch đã đƣợc duyệt để xác định những dấu hiệu nghi vấn, những rủi ro về thuế tập trung ở khâu nào, thời kỳ nào và ban hành Quyết định kiểm tra đối với DN.

Tùy vào mục đích kiểm tra nhƣ: kiểm tra việc khai và tính thuế, hoàn thuế GTGT, miễn giảm thuế GTGT hoặc kiểm tra toàn diện mà tiến hành kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ, tính trung thực của từng hồ sơ kế toán tƣơng ứng phát sinh trong kỳ kiểm tra. Trong toàn bộ quá trình kiểm tra, đoàn kiểm tra phải lập nhật ký kiểm tra để ghi nhận toàn bộ diễn biến của từng cuộc kiểm tra.

+ Lập biên bản: kết thúc kiểm tra; đoàn kiểm tra phải lập biên bản kiểm tra. Biên bản đảm bảo yêu cầu ngắn gọn, rõ ràng, chính xác, phản ánh đầy đủ kết quả của cuộc kiểm tra và những kiến nghị xử lý vi phạm đối với DN.

- Xử lý kết quả kiểm tra: Trong thời hạn 10 ngày kể từ sau ngày công bố biên bản kiểm tra; CQT phải ban hành quyết định xử lý gửi DN. Đây là văn bản thể hiện ý chí của Nhà nƣớc trong việc kiểm soát thuế nhằm xử lý và thu hồi số thuế khai man, nợ đọng kịp thời vào NSNN; nâng cao ý thức chấp hành luật thuế của các DN và cho ngƣời thi hành công vụ.

- Đánh giá kết quả cuộc kiểm tra, lƣu trữ hồ sơ; theo dõi việc thực hiện Quyết định xử lý và báo cáo thực hiện kế hoạch: Qui định này nhằm tổng kết kinh nghiệm, tìm ra những dạng hành vi vi phạm, phƣơng thức trốn thuế,... và phƣơng pháp phát hiện, ngăn chặn các hành vi vi phạm đó; thực hiện lƣu trữ hồ sơ; theo dõi đôn đốc thu ngay vào NSNN các khoản phải truy thu, tiền phạt theo qui định.

3.2.6.1. Tình hình th c hi n ki m tra, thanh tra thuế GTGT t i Chi c c thuế L Th y

Thực hiện mục tiêu cải cách hành chính và hiện đại hoá công tác kiểm tra thuế tại trụ sở NNT. Chi cục thuế Lệ Thủy đã triển khai công tác kiểm tra NNT từ khâu lập kế hoạch đến thực hiện kiểm tra tại doanh nghiệp theo đúng quy trình kiểm tra ban hành kèm theo quyết định số 528/QĐ-TCT ngày

Việc thực hiện kiểm tra tuân thủ chặt chẽ tất cả các bƣớc của quy trình, các quy định quản lý thuế. Bên cạnh đó, để triển khai Luật quản lý thuế Chi cục thuế Lệ Thủy tổ chức lại mô hình quản lý theo chức năng. Cán bộ công chức thuế đƣợc bố trí, sắp xếp lại, đƣợc đào tạo và đào tạo lại để nâng cao trình độ chuyên môn theo từng lĩnh vực. Công tác kiểm tra thuế dựa trên cơ sở thu thập, phân tích thông tin, đánh giá mức độ tuân thủ và xác định rủi ro phân loại doanh nghiệp để quyết định kiểm tra thuế đối với từng trƣờng hợp có vi phạm pháp luật thuế hoặc có rủi ro về thuế.

Việc thực hiện kiểm tra theo quy định của Luật quản lý thuế vừa tập trung đƣợc nguồn lực để thực hiện kiểm tra đúng đối tƣợng theo kết quả phân loại tốt hoặc chƣa tốt dựa trên mức độ tuân thủ pháp luật thuế, nhằm chống thất thu thuế có hiệu quả, đặc biệt không làm phiền hà, nhũng nhiễu các DN thực hiện tốt pháp luật thuế.

Hàng năm, căn cứ vào quyết toán thuế GTGT và báo cáo tài chính của Doanh nghiệp, Chi cục thuế Lệ Thủy tiến hành kiểm tra việc chấp hành luật thuế tại đơn vị. Việc quyết toán thuế hàng năm chính là một hoạt động quản lý của Nhà nƣớc thông qua cơ quan quản lý là nhằm kiểm soát chặt chẽ các nguồn thu cho Ngân sách Nhà nƣớc, nhất là nguồn thu từ thuế GTGT.

* Kiểm tra số liệu quyết toán thuế tại cơ quan thuế

Kiểm tra các chỉ tiêu kê khai trên quyết toán thuế, ví dụ nhƣ: chỉ tiêu về lƣơng, tiền, ngoại tệ…nếu có sai sót, Đội KK-KKT cần phải liên hệ với doanh nghiệp để điều chỉnh.

Kiểm tra tính chính xác của số liệu trên báo cáo quyết toán thuế: đối với các bản quyết toán thuế GTGT phải kê khai rõ ràng, đầy đủ các chỉ tiêu theo qui định của luật thuế, Đội KK - KKT tiến hành kiểm tra, đối chiếu số liệu trên quyết toán thuế với các tài liệu sau: tờ khai thuế GTGT, tờ kê khai

chi tiết doanh thu, chi phí, thu nhập, bảng giải trình chi tiết số thuế phải nộp quyết toán, báo cáo tài chính năm quyết toán của doanh nghiệp…

Sau khi kiểm tra quyết toán thuế tại Chi cục thuế:

Nếu đối với các doanh nghiệp có các số liệu khớp đúng, phù hợp luật thuế, thì chỉ yêu cầu (bằng thông báo) doanh nghiệp nộp nôt số thuế còn phải nộp theo quyết toán (nếu có), nếu doanh nghiệp nộp thừa thì đƣợc khấu trừ vào thuế phải nộp năm sau.

Nếu các doanh nghiệp có số liệu chênh lệch hoặc vi phạm luật thuế, Chi cục thuế sẽ có văn bản yêu cầu giải trình. Trƣờng hợp không giải trình hoặc giải trình không có cơ sở, không phù hợp với luật thuế…thì Đội KK-KTT lập danh sách số doanh nghiệp cần thiết phải kiểm tra trình lãnh đạo Chi cục thuế quyết định.

* Kiểm tra, thanh tra báo cáo quyết toán thuế tại doanh nghiệp

Thông báo quyết định kiểm tra, thanh tra: phải gửi cho doanh nghiệp trƣớc khi thực hiện quyết định thanh tra là 7 ngày và 3 ngày đối với quyết định kiểm tra. Trừ trƣờng hợp kiểm tra bất thƣờng (theo qui định của pháp luật) có khi không cần thông báo trƣớc với thời gian nhƣ trên.

Thực hiện các thủ tục để tiến hành thanh tra, kiểm tra: công bố quyết định, thời gian tiến hành, yêu cầu cung cấp tài liệu…

Đề nghị doanh nghiệp báo cáo tổng hợp, khái quát tình hình, nội dung xoay quanh các vấn đề cần thanh tra, kiểm tra.

Khi tiến hành thanh tra, kiểm tra đối chiếu các tài liệu, sổ sách kế toán, chứng từ hóa đơn đoàn thanh tra phải thực hiện đúng nội dung, yêu cầu, thời hạn đã ghi trong quyết định, thời gian qui định đối với thanh tra là 30 ngày làm việc thực tế và đối với kiểm tra là 5 ngày kể từ ngày công bố quyết định cho đến ngày công bố dự thảo kết luận.Trƣờng hợp công việc phức tạp cần

phải kéo dài thời gian, thì phải trình ngƣời đã ký quyết định thanh tra, kiểm tra để ký quyết định bổ sung (phải phù hợp với pháp lệnh thanh tra).

Kết thúc thanh tra, kiểm tra: trƣớc khi kết luận, đoàn thanh tra phải công bố dự thảo và thống nhất nội dung kết luận với doanh nghiệp đƣợc thanh tra.Theo qui định thời gian chậm nhất là 20 ngày kể từ ngày công bố dự thảo kết luận thanh tra và 3 ngày kể từ ngày hết thời hạn kiểm tra, đoàn thanh tra phải có bản kết luận chính thức về những nội dung đã thanh tra, kiểm tra và những đề nghị, giải trình của đơn vị đƣợc thanh tra, kiểm tra.

* Qui trình nghiệp vụ kiểm tra, thanh tra việc hoàn thuế GTGT

Doanh nghiệp đƣợc hoàn thuế có trách nhiệm:

Lập và gửi hồ sơ đề nghị hoàn thuế đến Chi cục thuế.

Có trách nhiệm giải trình hoặc bổ sung hồ sơ theo yêu cầu của cơ quan thuế, trong trƣờng hợp hồ sơ hoàn thuế không rõ ràng, không đầy đủ.

Phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu kê khai liên quan đến việc xác định số thuế đƣợc hoàn.

Đội hành chính nhận hồ sơ, ghi vào sổ sau đó chuyển cho Đội KK-KTT. Đội KK-KTT sau khi kiểm tra hồ sơ, nếu xác định đầy đủ thủ tục theo qui định, số tiền thuế đƣợc hoàn đã tính toán kèm theo hồ sơ thủ tục hoàn thuế là 15 ngày kể từ khi nhận đƣợc hồ sơ đề nghị hoàn thuế của doanh nghiệp, Chi cục thuế phải thực hiện phƣơng pháp hoàn thuế là “ tiền hoàn, hậu kiểm”.

Đối với các hồ sơ hoàn thuế có nghi vấn nhƣ: Kê khai thiếu thuế GTGT đầu vào, đầu ra; Số thuế GTGT đầu ra, đầu vào phát sinh đƣợc khấu trừ thể hiện trên bảng kê không khớp đúng với hóa đơn GTGT mua vào, bán ra, không khớp đúng với báo cáo kế toán…Chi cục thuế Lệ Thủy sẽ có văn bản yêu cầu đơn vị giải trình.Trƣờng hợp không giải trình hoặc giải trình không đúng theo yêu cầu.

quản lý thuế. Đây là một công tác giúp rà soát lại những điểm đạt và chƣa đạt để có hƣớng phát huy, khắc phục. Hiện nay, quy trình quản lý thuếGTGT thực chất là quy trình tự tính, tự kê khai và nộp thuế vào Kho bạc. Quy trình này đòi hỏi tính tự giác cao của các doanh nghiệp trong việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo Luật định, đồng thời phát huy chức năng, quyền hạn của Cơ

Một phần của tài liệu Quản lý thuế giá trị gia tăng trên địa bàn huyện Lệ Thủy - Tỉnh Quảng Bình ( Luận văn ThS. Kinh tế ) (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)