4.2.2.1 Đảm bảo chuyên sâu, chuyên nghiệp của lực lượng kiểm tra sau thông quan
Để ngăn ngừa tình trạng quan liêu, tham nhũng và sách nhiễu doanh nghiệp của các cán bộ công chức thừa hành, Ngành Hải quan có chủ trƣơng luân chuyển cán bộ công chức theo định kỳ hoặc theo yêu cầu công việc. Đây là chủ trƣơng đúng đắn của Ngành và đã phát huy hiệu quả tích cực trong khâu làm thủ tục thông quan hàng hoá, hành khách và phƣơng tiện vận tải ở cửa khẩu. Tuy nhiên, đây là một khó khăn lớn đối với công tác KTSTQ. Một mặt, cán bộ công chức KTSTQ đòi hỏi chuyên môn sâu, kiến thức tổng hợp của nhiều lĩnh vực, nhiều chuyên ngành nên cần phải đƣợc đào tạo kỹ, thực hành nhiều. Mặt khác, khi cán bộ công chức có đủ trình độ chuyên môn, kinh nghiệm công tác, am hiểu địa bàn, đối tƣợng, thủ đoạn gian lận, … thì lại đến thời gian luân chuyển cán bộ. Vì vậy, nếu luân chuyển thƣờng xuyên thì không thể có đƣợc đội ngũ KTSTQ chuyên nghiệp, chuyên sâu. Do đó, cần có chế độ luân chuyển riêng cho cán bộ công chức KTSTQ theo hƣớng chỉ luân chuyển trong nội bộ lực lƣợng KTSTQ mà tuyệt đối không luân chuyển lực lƣợng KTSTQ qua làm công tác khác và ngƣợc lại, công chức tại bộ phận khác không chuyển về làm việc tại Chi cục KTSTQ.
Điều kiện thực hiện
Tổng cục Hải quan cần xem xét sửa đổi Quy chế luân chuyển theo hƣớng đã đề cập ở trên.
4.2.2.2 Đảm bảo tính độc lập tương đối về tổ chức bộ máy và quan hệ công tác của lực lượng KTSTQ trong Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình
Tổ chức bộ máy hợp lý sẽ dẫn đến có một cơ chế làm việc tốt. Cơ chế có thể đƣợc ví nhƣ phần mềm của chiếc máy tính, nếu phần mềm tốt thì bộ máy hoạt
75
động tốt và ngƣợc lại.
Một cơ chế mà quá trình tiến hành công việc và thời điểm kết luận vấn đề đều bị chi phối nhiều yếu tố nhƣ: sự chỉ đạo của nhiều cấp, các mối quan hệ công tác, áp lực từ nhiều phía, áp lực tâm lý nên dẫn đến hiệu quả công việc không cao, có khi kết luận kiểm tra lại sai lệch, phản ảnh không đúng thực tế.
Về cơ sở pháp lý, cách thức tiến hành, trình độ chuyên môn đối với lực lƣợng KTSTQ trong nƣớc và các nƣớc trên thế giới đều cơ bản là tƣơng đồng, không có sự khác biệt lớn, sự khác biệt lớn là cấu tổ chức bộ máy, cơ cấu đó chủ yếu thể hiện ở tính độc lập của lực lƣợng KTSTQ. Nếu lực lƣợng này độc lập, chuyên nghiệp thì hiệu quả KTSTQ rất cao (nhƣ đã dẫn chứng và phân tích ở các phần nêu trên), nếu lực lƣợng này là một đơn vị thuộc Cục Hải quan tỉnh thành phố nhƣ hiện nay thì hiệu quả thấp. Tuy nhiên, việc Chi cục KTSTQ thuộc các Cục Hải quan tỉnh, thành phố là do thẩm quyền của Bộ Tài chính đã quyết định.
Để khắc phục tình trạng này, tiến tới đảm bảo tính độc lập tƣơng đối về tổ chức bộ máy và quan hệ công tác của Chi cục KTSTQ tại Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình, góp phần hoàn thiện hoạt động KTSTQ, phƣơng án đƣợc đề xuất là :
- Chi cục KTSTQ đƣợc toàn quyền lựa chọn công chức làm công tác KTSTQ khi đƣợc tăng nhân sự nhằm đảm bảo những công chức có đủ khả năng, trình đối với nghiệp vụ KTSTQ.
- Hạn chế tối đa việc can thiệp về mặt chuyên môn từ Cục đối với quá trình thực hiện KTSTQ của Chi cục KTSTQ. Theo đó, Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình tiến hành ủy quyền cho Chi cục KTSTQ giải quyết và quyết định tất cả những vấn đề liên quan đến hoạt động KTSTQ.
Để đề xuất nêu trên trở nên khả thi và có thể làm đƣợc ngay với điều kiện tiên quyết là Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình phải có những quyết định dũng cảm.
76
KẾT LUẬN
Kiểm tra sau thông quan là một khâu trong quy trình nghiệp vụ của cơ quan hải quan, một phƣơng pháp quản lý hải quan hiện đại, hữu hiệu trong việc phòng chống buôn lậu và ngăn chặn gian lận thƣơng mại, đảm bảo công bằng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần tạo môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh. KTSTQ là một nghiệp vụ khó, mang tính tổng hợp cao, đòi hỏi phải có phƣơng pháp tổ chức hoạt động khoa học, chặc chẽ và linh hoạt. Với nội dung và ý nghĩa nhƣ vậy, Luận văn này đã đạt đƣợc những kết quả sau đây :
Thứ nhất, đã hệ thống hóa đƣợc những vấn đề có tính chất lý luận, cơ sở khoa học liên quan đến nghiệp vụ KTSTQ nhƣ khái niệm KTSTQ, sự cần thiết phải tiến hành KTSTQ, phạm vi và thẩm quyền KTSTQ, đối tƣợng KTSTQ, cách thức tổ chức KTSTQ, quy trình nghiệp vụ KTSTQ. Đây là những cơ sở quan trọng để làm căn cứ đề xuất giải pháp hoàn thiện hoạt động KTSTQ.
Thứ hai, trên cơ sở thực tiễn công tác và nghiên cứu hoạt động KTSTQ tại 2 địa phƣơng trong nƣớc (Cục Kiểm tra sau thông quan, Cục Hải quan TP. Đà Nẵng), và Hải quan tại hai quốc gia (Nhật Bản và Singapore), luận văn đã rút ra đƣợc 4 bài học kinh nghiệm là: cơ cấu tổ chức phù hợp và độc lập với khâu “Thông quan”; hệ thống pháp luật phải minh bạch và đồng bộ; nguồn nhân lực có chất lƣợng, đặc biệt là nghiệp vụ kiểm toán; phát triển bộ phận thông tin tình báo hải quan và áp dụng mạnh mẽ kỹ thuật quản lý rủi ro.
Thứ ba, Luận văn đã đánh giá thực trạng, những kết quả đạt đƣợc, hạn chế tồn tại và xác định nguyên nhân của những hạn chế của hoạt động KTSTQ tại Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình. Trong đó sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu để phân tích, đánh giá xác đáng về những tồn tại, hạn chế của cơ cấu tổ chức bộ máy, cơ chế luân chuyển làm cho công tác KTSTQ tại Chi cục KTSTQ thuộc Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình chƣa hiệu quả.
77
nhằm hoàn thiện hoạt động KTSTQ tại Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình bằng 2 nhóm giải pháp là: hoàn thiện các giải pháp đã có và đề xuất giải pháp mới. Nhóm giải pháp mới bao gồm: đảm bảo tính chuyên sâu, chuyên nghiệp của công chức làm công tác KTSTQ ; đảm bảo tính độc lập tƣơng đối và mối quan hệ công tác của lực lƣợng làm công tác KTSTQ tại Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình.
Nhƣ vậy, Luận văn đã đạt đƣợc mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu là đƣa ra giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động KTSTQ tại Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình nghiên cứu nhƣng do hạn chế về khả năng, nguồn tài liệu và thời gian nên Luận văn không thể tránh khỏi khiếm khuyết. Tác giả rất mong đƣợc nhận đƣợc những ý kiến đóng góp, phản biện của các nhà khoa học và những ngƣời quan tâm tới hoạt động KTSTQ để Luận văn đƣợc hoàn thiện hơn.
78
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt:
1. Bộ Tài chính, 2010. Quyết định số 1027/QĐ-TCHQ ngày 11/5/2010 quy định
nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Hải quan các tỉnh, thành phố. Hà Nội.
2. Bộ Tài chính, 2010. Quyết định số 1015/QĐ-BTC ngày 11/5/2010 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục KTSTQ trực thuộc Tổng cục Hải quan. Hà Nội.
3. Bộ Tài chính, 2010. Thông tư số 194/2010/TT-BTC ngày 06/12/2010 hướng dẫn về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Hà Nội.
4. Bộ Tài chính, 2013. Thông tư 194/2013/TT-BTC ngày 10/9/2013 hướng dẫn về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Hà Nội.
5. Chi cục Kiểm tra sau thông quan, 2010, 2011, 2012, 2013. Báo cáo tổng kết công tác năm.
6. Chính phủ, 1999. Nghị định số 16/1999/NĐ-CP ngày 27/03/1999 quy định về
7. thủ tục hải quan, giám sát và lệ phí hải quan. Hà Nội.
8. Chính phủ, 2005. Nghị định số 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 quy định chi tiết một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan. Hà Nội.
9. Chính phủ, 2010. Quyết định số 02/2010/QĐ-TTg ngày 15/01/2010 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Hải quan Việt Nam. Hà Nội. 10. Chính phủ, 2011. Quyết định số 448/QĐ-TTg ngày 25/03/2011 về phê duyệt
chiến lược phát triển hải quan đến 2020.
11. Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình, 2010, 2011, 2012, 2013. Báo cáo tổng kết công tác năm. Quảng Bình.
12. Cục Kiểm tra sau thông quan, 2010, 2011, 2012, 2013. Báo cáo tổng kết hoạt động kiểm tra sau thông quan.
79
13. Cục Thống kê tỉnh Quảng Bình, 2013. Niên giám thống kê. Quảng Bình.
14. Mai Thế Huyên, 2002. Cơ sở lý luận thực tiễn nội dung và tác nghiệp cụ thể nghiệp vụ KTSTQ trong ngành Hải quan. Tổng cục Hải quan: Đề tài nghiên cứu
khoa học cấp ngành.
15. Phạm Ngọc Hữu, 2004. Nghiệp vụ Kiểm tra sau thông quan.
16. Trần Vũ Minh, 2010. Mô hình kiểm tra sau thông quan ở một số nước trên thế
17. giới và khả năng áp dụng cho Việt Nam. Luận án tiến sĩ, Trƣờng Đại học ngoại thƣơng Hà Nội.
18. Quốc Hội nƣớc cộng hòa XHCN Việt Nam, 2001. Luật Hải quan số 29/2001/QH10 ngày 29/6/2001.
19. Quốc Hội nƣớc cộng hòa XHCN Việt Nam, 2005. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan số 42/2005/QH11 ngày 14/6/2005.
20. Quốc Hội nƣớc cộng hòa XHCN Việt Nam, 2014. Luật Hải quan số 54/2014/QH11 ngày 23/6/2014.
21. Quốc hội nƣớc cộng hòa XHCN Việt Nam, 2006. Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006.
22. Quốc hội nƣớc cộng hòa XHCN Việt Nam, 2005. Luật Kiểm toán nhà nước số 37/2005/QH11.
23. Tổng cục Hải quan, 1999. Quyết định số 199/1999/QĐ-TCHQ ngày 05/06/1999, ban hành quy chế kiểm tra sau giải phóng hàng.
24. Tổng cục Hải quan (Viện nghiên cứu Hải quan). Tạp chí nghiên cứu Hải quan (Số 6-2012; Số 1, 2 và 3 năm 2013; Số 5-2013).
25. Tổng cục Hải quan, 2010. Kết quả khảo sát tại Hải quan Nhật Bản.
26. Tổng cục Hải quan,2010, 2011, 2012, 2013. Báo cáo tổng kết công tác năm.
27. Tổng cục Hải quan, 2009. Quyết định số 1383/QĐ-TCHQ ngày 14/7/2009 về việc ban hành Quy trìnhn nghiệp vụ kiểm tra sau thông quan, kiểm tra thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
28. Tổng cục Hải quan, 2010. Báo cáo kết quả nghiên cứu khảo sát về thủ tục hải quan điện tử tại Singapore
80
29. Trƣờng Cao đẳng Tài chính- Hải quan, 2010. Chuyên đề KTSTQ dùng cho lớp Nghiệp vụ hải quan tổng hợp.
30. Từ điển Tiếng Việt, 2008. Hà Nội: Nhà xuất bản Viện khoa học xã hội.
31. Tổ chức Hải quan thế giới, 2002. Kỹ thuật chống gian lận thương mại và kiểm tra sau thông quan.
Tiếng Anh:
32. ASEAN, 1999. PCA Manual.
PHỤ LỤC 1
TỔNG CỤC HẢI QUAN
CỤC HẢI QUAN TỈNH QUẢNGBÌNH
Số: 18 /QĐ-HQQB
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆTNAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Quảng Bình, ngày 27 tháng 3 năm 2013
QUYẾT ĐỊNH
V/v kiểm tra sau thông quan theo kế hoạch tại trụ sở doanh nghiệp
CỤC TRƢỞNG CỤC HẢI QUAN TỈNH QUẢNG BÌNH
Căn cứ Luật Hải quan số 29/2001/QH10 ngày 29/6/2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan số 42/2005/QH11 ngày 14/6/2005;
Căn cứ Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006;
Căn cứ Nghị định 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chính phủ quy định về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan;
Căn cứ Thông tƣ số 194/2010/TT-BTC ngày 06/12/2010 của Bộ Tài chính hƣớng dẫn thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
Căn cứ Quyết định số 1027/2010/TT-BTC ngày 11/5/2010 của Bộ trƣởng Bộ Tài chính quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng;
Căn cứ Quyết định số 1383/QĐ-TCHQ ngày 14/7/2009, của Tổng cục Hải quan về việc ban hành Quy trình nghiệp vụ kiểm tra sau thông quan, kiểm tra thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; Quyết định số 2579/QĐ-TCHQ ngày 05/12/2011 của Tổng cục Hải quan về việc sửa đổi bổ sung Quy trình nghiệp vụ kiểm tra sau thông quan, kiểm tra thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
Xét đề nghị tại Phiếu đề xuất ngày 26 tháng 3 năm 2013 của Chi cục Kiểm tra sau thông quan về kiểm tra sau thông quan theo kế hoạch tại trụ sở Công ty TNHH XNK Toàn Lộc,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Kiểm tra sau thông quan theo kế hoạch đối với hàng hóa nhập khẩu, tạm nhập tái xuất của Công ty TNHH XNK Toàn Lộc (Mã số thuế: 3100419914).
- Địa điểm kiểm tra: Trụ sở Công ty TNHH XNK Toàn Lộc, Tiểu khu 1, Phƣờng Bắc Lý- thành phố Đồng Hới - tỉnh Quảng Bình.
- Thời hạn kiểm tra: 15 ngày làm việc, kể từ ngày 08/4/2013 đến ngày 29/4/2013.
Điều 2. Thành lập Đoàn kiểm tra gồm các ông, bà có tên sau đây: 1. Ông Hoàng Kim Đồng: Phó Chi cục trƣởng, Trƣởng đoàn; 2. Bà Nguyễn Thị Thu Hoài: Kiểm tra viên, Thành viên;
3. Ông Nguyễn Thành Dũng: Kiểm tra viên, Thành viên; 4. Bà Đặng Thị Hải Yến: Kiểm tra viên, Thành viên.
Điều 3. Phạm vi, nội dung kiểm tra 1. Phạm vi kiểm tra
- Kiểm tra hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp theo loại hình nhập khẩu kinh doanh, tạm nhập tái xuất qua Chi cục Hải quan cửa khẩu Cha Lo trong vòng 3 năm, từ năm 2009 đến năm 2011.
- Sổ kế toán, chứng từ kế toán, báo cáo tài chính, các tài liệu, dữ liệu do Doanh nghiệp lƣu giữ ở dạng giấy hoặc điện tử có liên quan.
2. Nội dung kiểm tra
- Kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp hợp lệ của hồ sơ hải quan; - Kiểm tra việc kê khai tính thuế của doanh nghiệp;
- Kiểm tra việc thực hiện các quy định khác của pháp luật về thuế; - Kiểm tra việc thực hiện pháp luật về hải quan.
Điều 4. Đoàn kiểm tra có quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Điều 80 Luật Quản lý thuế và Điều 70 Nghị định 154/2005/NĐ-CP. Đơn vị đƣợc kiểm tra (Công ty TNHH XNK Toàn Lộc) có quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Điều 79 Luật Quản lý thuế và Điều 71 Nghị định 154/2005/NĐ-CP.
Điều 5. Đoàn kiểm tra và Công ty TNHH XNK Toàn Lộc có trách nhiệm thực hiện Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 5;
- Cục KTSTQ (thay báo cáo); - Lưu: VT, KTSTQ (3b).
KT. CỤC TRƢỞNG PHÓ CỤC TRƢỞNG (Đã ký)
PHỤ LỤC 2
TỔNG CỤC HẢI QUAN
CỤC HẢI QUAN TỈNH QUẢNG BÌNH ĐOÀN KIỂM TRA
THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 99/QĐ-HQQB NGÀY 08/8/2011 CỦA CỤC TRƢỞNG
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Quảng Bình, ngày 01 tháng 9 năm 2011
BẢN KẾT LUẬN KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN Tại trụ sở Công ty TNHH Phú Ninh
Căn cứ Luật Hải quan số 29/2001/QH10 ngày 29/6/2001; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan số 42/2005/QH11 ngày 14/6/2005;
Căn cứ Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006;
Căn cứ Nghị định số 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát