Nguyên nhân của những hạn chế nêu trên

Một phần của tài liệu Hoạt động Kiểm tra sau thông quan tại Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình (Trang 74)

Nguyên nhân 1: Vấn đề cơ cấu tổ chức bộ máy

Nhƣ đã phân tích tại phần đầu chƣơng này, hoạt động KTSTQ tại cục Hải quan Quảng Bình thực chất là hoạt động của Chi cục KTSTQ. Do quy định về cơ cấu tổ chức bộ máy, Chi cục KTSTQ thuộc Cục Hải quan, nên tính độc lập trong hoạt động KTSTQ không cao. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến kết quả của hoạt động KTSTQ còn hạn chế, và cũng là tình trạng chung của các Chi cục KTSTQ thuộc các Cục Hải quan tỉnh, thành phố trên cả nƣớc.

Nhƣ đã đề cập tại Chƣơng 3, Lực lƣợng KTSTQ tại Cục KTSTQ, Hải quan

Nhật Bản và Singapore hoạt động rất hiệu quả vì tính độc lập trong cơ cấu tổ chức rất cao (Lực lƣợng KTSTQ tại 3 đơn vị đó không thực hiện nhiệm vụ thông quan

hàng hoá mà chỉ làm nhiệm vụ KTSTQ). Còn đối với Cục Hải quan Đà Nẵng và Quảng Bình, do trong cùng một Cục vừa phải làm nhiệm vụ Thông quan và cả KTSTQ (vừa đá bóng, vừa thổi còi) nên rõ ràng là rất khó để độc lập đối với quá trình thực hiện 2 khâu nhiệm vụ này, dẫn đến hiệu quả thấp.

63

Nguyên nhân 2: Thiếu tính chuyên sâu, chuyên nghiệp trong hoạt động KTSTQ

Theo quy định hiện hành của ngành Hải quan Việt Nam, định kỳ 3 năm phải tiến hành chuyển đổi vị trí công tác, gọi là “cơ chế luân chuyển” nhƣ đã phân tích tại mục 4.2.1 chƣơng này, nên công chức tại Chi cục KTSTQ phải thực hiện luân chuyển đến đơn vị khác theo quy định (nhƣ các Chi cục hải quan cửa khẩu và các phòng tham mƣu), thay vào đó công chức các đơn vị khác về thay thế. Từ đó đã dẫn đến tình trạng một số công chức có kinh nghiệm, có chuyên môn trong công tác KTSTQ nhƣng lại luân chuyển sang các đơn vị khác, hoặc cán bộ điều chuyển về thay thế không chuyên sâu và không am hiểu về nghiệp vụ KTSTQ. Mặt khác, việc luân chuyển thƣờng xuyên nên tạo tâm lý không ổn định, không yên tâm công tác. Lực lƣợng KTSTQ tại Nhật Bản và Singapore không có tình trạng này. Do đó đội ngũ làm công tác KTSTQ tại Chi cục KTSTQ không chuyên sâu, chuyên nghiệp về hoạt động KTSTQ, lẽ tất yếu dẫn đến hiệu quả hoạt động thấp.

Nguyên nhân 3: Vấn đề con ngƣời, đó là việc nhận thức về KTSTQ, tuyển dụng, đào tạo và đãi ngộ đối với công chức làm công tác KTSTQ.

- Nhận thức của một số công chức về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của KTSTQ chƣa đúng và đầy đủ dẫn đến quá trình thực hiện còn thờ ơ, thậm chí không ủng hộ công tác này. Cũng do nhận thức chƣa đúng nên tƣ tƣởng của một số cán bộ, công chức làm công tác KTSTQ chƣa thực sự yên tâm công tác. Vẫn còn những tƣ tƣởng ngại va chạm giữa cán bộ ở khâu thông quan và KTSTQ, e ngại rằng những lô hàng đã qua thông quan, nếu KTSTQ phát hiện vi phạm thì sẽ làm mất đoàn kết giữa các cán bộ trong nội bộ ngành. Ngoài ra, nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp tham gia hoạt động XNK và của các bộ, các ngành có liên quan về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của KTSTQ chƣa đúng và đầy đủ nên chƣa hợp tác chặt chẽ, ủng hộ và phối hợp với ngành hải quan. Một bộ phận không nhỏ các doanh nghiệp tham gia hoạt động XNK có ý thức chấp hành pháp luật kém, chạy theo lợi nhuận bất chấp việc vi phạm pháp luật, nhất là pháp luật về hải quan, pháp luật về kế toán, pháp luật thuế;

64

- Công tác tuyển dụng, đào tạo: Công chức KTSTQ đƣợc tuyển dụng thƣờng chỉ đƣợc đào tạo chuyên sâu một lĩnh vực nhất định nhƣ: tài chính, kế toán, ngoại thƣơng, luật… trong khi đó công tác KTSTQ đòi hỏi kiến thức tổng hợp. Vì vậy, công chức tại Chi cục KTSTQ tại Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình chất lƣợng còn yếu so với yêu cầu thực tế, chƣa đủ các kỹ năng cơ bản của cán bộ làm công tác KTSTQ; cơ cấu cán bộ theo chuyên môn và bố trí sử dụng có nhiều bất cập, thiếu nhiều cán bộ có nghiệp vụ tài chính, kế toán, kiểm toán. Đây là nghiệp vụ chính để kiểm tra chứng từ, sổ sách kế toán, báo cáo tài chính tại doanh nghiệp; trình độ cán bộ công chức thực thi nhiệm vụ không đồng đều, thiếu cán bộ về số lƣợng và chất lƣợng. Mặt khác, công chức chi cục KTSTQ còn trẻ nên hầu hết chƣa có kinh nghiệm và kiến thức về lĩnh vực hải quan, về thị trƣờng, đặc điểm mặt hàng, khả năng nắm bắt thông tin về doanh nghiệp…để phục vụ công tác KTSTQ; công tác đào tạo và đào tạo lại chƣa đƣợc chú trọng. Trong thời gian qua, Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình đã phối hợp với một số đơn vị khác thuộc TCHQ tổ chức đƣợc một số lớp học đào tạo về nghiệp vụ KTSTQ và các nghiệp vụ khác có liên quan cho các cán bộ làm công tác KTSTQ. Tuy nhiên, còn có những tồn tại và hạn chế nhƣ: nội dung đào tạo chƣa phù hợp với các đối tƣợng và thời gian đào tạo. Việc tổ chức các lớp đào tạo chủ yếu theo chƣơng trình ngắn hạn, chƣa đƣợc thƣờng xuyên, tập trung và chuyên sâu, còn thiếu tính thực tế dẫn đến chƣa đào tạo đƣợc nhiều cán bộ chuyên sâu về KTSTQ và các lĩnh vực chuyên môn cần thiết.

- Về đãi ngộ đối với công chức làm công tác KTSTQ: về chế độ chi, hiện chƣa có cơ chế cho các khoản chi về mua tin, thu thập thông tin trong và ngoài ngành. Về mức khoán, mức khoán kinh phí hiện hành chƣa tính đến đặc thù của công tác KTSTQ nhƣ: chi cho công tác chuyên môn nghiệp vụ còn thấp so với yêu cầu; kinh phí phối hợp còn thấp so với các đơn vị khác trong ngành.

Về chế độ đãi ngộ, trong điều kiện cán bộ công chức còn chƣa tâm huyết với công tác này, nhƣng chƣa có chế độ đãi ngộ thích đáng cho lực lƣợng KTSTQ nhằm động viên, khuyến khích cán bộ công chức chủ động trong công việc. Hơn nữa, do

65

KTSTQ là việc khó, dẫn đến tình trạng một số cán bộ không nỗ lực, cố gắng thực hiện nhiệm vụ.

Nguyên nhân 4: Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và quy trình nghiệp vụ Mặc dù hệ thống các văn bản đã tƣơng đối đầy đủ, tuy nhiên để đáp ứng đƣợc yêu cầu của công tác KTSTQ trong tình hình mới, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật vẫn còn bộc lộ một số tồn tại cần tiếp tục sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện thống nhất, thể hiện trong một số vấn đề cơ bản sau:

Một là, hệ thống văn bản chƣa đủ sức mạnh cần thiết, chƣa quy định rõ hành vi vi phạm trong lĩnh vực KTSTQ, các chế tài xử phạt và thẩm quyền xử lý các vi phạm đó, cụ thể ở những hành vi: từ chối, trốn tránh, không cử ngƣời có đủ thẩm quyền làm việc với đoàn kiểm tra khi KTSTQ tại trụ sở doanh nghiệp; các hành vi cản trở đoàn kiểm tra dƣới các hình thức khác nhau nhƣ: không cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời chứng từ tài liệu theo yêu cầu, không trả lời những câu hỏi do đoàn kiểm tra nêu ra…;

Hai là, mặc dù đã đƣợc quy định tại Nghị định 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chính phủ, nhƣng vẫn chƣa có văn bản hƣớng dẫn cụ thể mối quan hệ giữa cơ quan hải quan và các cơ quan có liên quan khác trong trao đổi, cung cấp thông tin phục vụ công tác KTSTQ nhƣ: cơ quan vận tải, bảo hiểm, quản lý thị trƣờng…;

Ba là, do đặc thù của công tác KTSTQ, ngoài hệ thống văn bản quy phạm pháp luật cũng phải xây dựng những tài liệu hƣớng dẫn kỹ thuật (cẩm nang) kiểm tra về: gian lận trị giá, gian lận thuế suất, gian lận định mức, các chính sách ƣu đãi về thuế, về kiểm toán doanh nghiệp…;

Nguyên nhân 5: Hệ thống thông tin phục vụ KTSTQ, tình báo hải quan Cơ sở vật chất đầu tƣ cho lực lƣợng KTSTQ nói chung còn thiếu, chƣa đáp ứng yêu cầu hoạt động, chủ yếu do chƣa có kế hoạch đầu tƣ lâu dài cho công tác KTSTQ, do nhận thức về tầm quan trọng của công tác KTSTQ và do hoạt động KTSTQ thời gian qua chƣa đạt đƣợc kết quả nhƣ yêu cầu của Ngành. Việc đầu tƣ cho xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin còn manh mún, ngắn hạn và chƣa đầu tƣ đúng trọng tâm, yêu cầu của công tác hiện đại hóa Ngành Hải

66

quan. Ngoài ra, chƣa chủ động đƣa ra những yêu cầu cần quản lý của công tác KTSTQ để đầu tƣ xây dựng đúng hƣớng và kịp thời. Vì vậy, hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu của ngành hải quan còn thiếu, chƣa đồng bộ, chƣa kết nối đƣợc với các đơn vị trong ngành Tài chính và các Bộ, Ngành có liên quan

Nguyên nhân 6: Công tác tuyên truyền, phối hợp trong hoạt động KTSTQ còn yếu kém.

Sau hơn 10 năm nghiệp vụ KTSTQ đƣợc triển khai áp dụng, nhƣng đến nay có rất nhiều doanh nghiệp, cơ quan ban ngành còn “rất lạ” và ít biết về công tác này, do đó việc hợp tác, phối hợp, hỗ trợ cho hoạt động KTSTQ của cộng đồng doanh nghiệp và các cơ quan chức năng còn hạn chế, nếu không muốn nói là có khi không hoặc từ chối hợp tác, phối hợp.

3.4.8 Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kiểm tra sau thông quan tại Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình

Kiểm tra sau thông quan là một khâu quan trọng trong quy trình thông quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, nó nằm trong mối quan hệ liên kết chặt chẽ giƣa cơ quan hải quan, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và các cơ quan chuyên trách khác. Do đó năng lực KTSTQ cũng chịu những tác động của nhiều yếu tố, bao gồm các nhân tố chủ quan và khách quan sau:

3.4.8.1 Nhân tố chủ quan

- Mô hình tổ chức kiểm tra sau thông quan: Mô hình tổ chức hoạt động KTSTQ có ảnh hƣởng rất lớn đến hiệu quả thực thi công tác này. KTSTQ bao gồm có nhiều bƣớc thực hiện với từng bộ phận, phòng ban thích hợp, một mô hình tổ chức tốt giúp cho chuỗi hoạt động này đƣợc chuyên môn hóa cao, nâng cao hiệu quả công việc từ đó nâng cao năng lực KTSTQ.

- Yếu tố con người: Góp phần quan trọng trong chuỗi hoạt động trên chính là yếu tố về nguồn lực. Bất kỳ một tổ chức nào muốn hoạt động một cách hiệu quả và có những thành tích vƣợt bậc đều cần phải có những con ngƣời có phẩm cách về đạo đức nghề nghiệp và trình độ chuyên môn cao.

67

- Cơ sở vật chất, ứng dụng công nghệ thông tin: Cơ sở vật chất kỹ thuật là một trong những yếu tố góp phần hoàn thiện công tác KTSTQ. Cơ sở vật chất đầy đủ tạo điều kiện cho cán bộ làm việc một cách thuận tiện, nhanh chóng. Ngoài ra, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong quá trình KTSTQ cũng hỗ trợ các cán bộ hải quan có thể tìm kiếm các tài liệu phục vụ kiểm tra một cách chính xác, đầy đủ và hiệu quả.

3.4.8.2 Nhân tố khách quan

Ngoài những nhân tố nội tại ảnh hƣởng đến hiệu quả thực thi công tác KTSTQ thì cũng còn có những tác động từ bên ngoài nhƣ:

- Hệ thống pháp luật: Những chính sách, nghị định, thông tƣ quy định về nghiệp vụ KTSTQ sẽ tạo nên một môi trƣờng cạnh tranh công bằng cho các doanh nghiệp, đứng ra bảo vệ cho những doanh nghiệp làm ăn đúng đắn. Các doanh nghiệp có hoạt động liên quan đến thƣơng mại quốc tế đều phải chịu sự điều chỉnh của các văn bản pháp luật. Sự tuân thủ các của các doanh nghiệp này đối với pháp luật sẽ tác động đến chất lƣợng, cũng nhƣ hiệu quả KTSTQ.

- Nhận thức của các nhà doanh nghiệp: KTSQ là một trong những nghiệp vụ còn trẻ của hệ thống hải quan, khái niệm này vẫn còn mới mẻ đối với nhiều doanh nghiệp hoạt động XNK. Chính sự nhận thức về KTSTQ sẽ có những tác động không nhỏ tới việc triển khai kiểm tra, quy trình kiểm tra.

- Sự phát triển của nền kinh tế: Xã hội ngày một phát triển, nền kinh tế ngày một thịnh vƣợng thì các hành vi lách luật, buôn lậu, gian lận thƣơng mại ngày một tinh vi và xảo quyệt hơn. Điều này đặt ra cho lực lƣợng KTSTQ nhiệm vụ rất nặng nề và khó khăn.

68

CHƢƠNG 4

CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN

HOẠT ĐỘNG KTSTQ TẠI CỤC HẢI QUAN TỈNH QUẢNG BÌNH 4.1 Tính tất yếu và mục tiêu hoàn thiện hoạt động kiểm tra sau thông quan tại Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình

4.1.1.Tính tất yếu cần phải tiếp tục hoàn thiện hoạt động kiểm tra sau thông quan tại Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình

Trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập nền kinh tế quốc tế, lƣu lƣợng hàng hóa XK, NK tại các quốc gia đều gia tăng nhanh chóng. Lợi dụng kẽ hở về luật pháp, về chính sách quản lý hàng hoá XK, NK của mỗi nƣớc, một số tổ chức, cá nhân đã thực hiện hành vi gian lận thƣơng mại để trục lợi. Vì vậy, tình hình buôn lậu và gian lận thƣơng mại cũng theo đó diễn biến phức tạp, hoạt động ngày càng gia tăng với các thủ đoạn ngày càng tinh vi hơn trong phạm vi cả nƣớc và trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.

KTSTQ là một phần nghiệp vụ quan trọng trong công tác quản lý nhà nƣớc đối với các hoạt động XNK và đầu tƣ trong điều kiện, bối cảnh kể trên và những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân đã nêu tại Chƣơng 4, thì việc hoàn thiện hoạt động KTSTQ là tất yếu, là yêu cầu khách quan cần thực hiện nhằm hoàn thành tốt vai trò, nhiệm vụ của công tác KTSTQ.

4.1.2 Đề xuất mục tiêu phát triển của hoạt động kiểm tra sau thông quan tại Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình Hải quan tỉnh Quảng Bình

Mục tiêu phát triển của hoạt động KTSTQ tại Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình đƣợc xác định trên cơ sở mục tiêu chung của toàn ngành và tình hình thực tế tại địa bàn, phù hợp với kế hoạch cải cách phát triển và hiện đại hoá hải quan tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2011-2015, định hƣớng đến năm 2020.

Mục tiêu là đến năm 2017, công tác KTSTQ về cơ bản đạt trình độ chuyên nghiệp, hoạt động có hiệu quả, dựa trên nguyên tắc áp dụng quản lý rủi ro; phân loại đƣợc các doanh nghiệp XNK; kiểm soát đƣợc các doanh nghiệp, loại hình, mặt hàng XNK có rủi ro cao.

69

Một số mục tiêu cụ thể cần đạt đƣợc gồm:

Thứ nhất, hoạt động KTSTQ thực hiện theo thông lệ phổ biến của hải quan các nƣớc là Kiểm toán sau thông quan (PCA).

Thứ hai, KTSTQ thay thế dần kiểm tra trong thông quan, đến năm 2017, hoạt động kiểm tra của hải quan chủ yếu là KTSTQ.

Thứ ba, hình thành cơ sở dữ liệu về doanh nghiệp đủ để phân loại đƣợc mức độ rủi ro của các doanh nghiệp có hoạt động XNK thƣờng xuyên, doanh nghiệp có kim ngạch XNK trung bình trở lên.

Thứ tƣ, mỗi năm kiểm tra, đánh giá đƣợc sự tuân thủ của khoảng 25% các doanh nghiệp.

Thứ năm, biên chế lực lƣợng KTSTQ đạt 15% biên chế trong toàn cục. Cán bộ, công chức KTSTQ đáp ứng yêu cầu chuyên sâu về trình độ, chuyên nghiệp trong hoạt động nghiệp vụ.

4.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động KTSTQ tại Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình và điều kiện thực hiện các giải pháp đó

Từ những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế đã phân tích tại Chƣơng 4, kinh nghiệm từ hải quan 2 đơn vị trong nƣớc và 2 nƣớc trên thế thế nêu tại Chƣơng 3, đồng thời có xem xét nội dung phỏng vấn của 3 chuyên gia trong ngành Hải quan, tác giả đƣa ra 2 nhóm giải pháp trả lời cho câu hỏi “làm gì để hoàn thiện hoạt động KTSTQ tại Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình” nhƣ sau:

4.2.1 Tiếp tục hoàn thiện các giải pháp đã có

Một phần của tài liệu Hoạt động Kiểm tra sau thông quan tại Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình (Trang 74)