1.2.2.1 Nhận thức về mô hình
Trần Vũ Minh, 2010, luận án tiến sĩ, phát biểu “ Trong khoa học, mô hình là một trong những công cụ quan trọng nhất của nhận thức khoa học, là hình ảnh của
17
đối tƣợng nghiên cứu hay điều khiển. Mô hình là sự trừu tƣợng hóa, mô tả mặt bản chất của một vấn đề hoặc một cấu trúc phức tạp bằng cách loại bỏ những chi tiết không quan trọng, khiến cho cấu trúc phức tạp trở nên dễ hiểu và dễ nắm bắt hơn. Có thể phân chia mô hình thành hai nhóm, mô hình trừu tƣợng hay mô hình vật chất theo hệ thống. Mô hình đƣợc gọi là trừu tƣợng (quan niệm), hay vật chất (vật lý, kinh tế) tùy thuộc nó là hệ thống nhƣ thế nào, tức là phụ thuộc vào viêc lựa chọn mô hình hóa” .
1.2.2.2 Mô hình trong hoạt động kiểm tra sau thông quan
Mô hình kiểm tra sau thông quan là một mô hình nghiệp vụ hải quan, nằm trong hệ thống nghiệp vụ chung, đƣợc thực thi sau khi hàng hóa đã đƣợc thông quan nhằm đảm bảo tính chính xác và trung thực của nội dung khai báo hải quan và tính tuân thủ các quy định pháp luật hải quan của đối tƣợng kiểm tra.
Mô hình kiểm tra sau thông quan sẽ gồm các yếu tố đầu vào (đối tƣợng xử lý), quy trình xử lý đối tƣợng, môi trƣờng hoạt động (điều kiện hoạt động và công cụ hỗ trợ) và đầu ra của mô hình. Một quy trình kiểm tra sau thông quan tổng quát sẽ bao gồm ba thành phần nối tiếp nhau theo thứ tự: Lập kế hoạch và lựa chọn đối tƣợng kiểm tra; tiến hành kiểm tra thực tế; xử lý kết quả kiểm tra.
“Quy trình KTSTQ đƣợc xem xét nhƣ một thành phần của mô hình, đồng thời cũng là cấu phần của quá trình phân tích hệ thống cũng nhƣ khảo sát mô hình KTSTQ. Cần lƣu ý, quy trình là một cấu phần của mô hình, nhƣng mô hình còn nhiều thành phần khác, nên mô hình không phải là quy trình và bản thân quy trình càng không phải là mô hình”. (Trần Vũ Minh, 2010, luận án tiến sĩ)
Để thực hiện quy trình, cần có tổ chức bộ máy công chức Hải quan thực thi. Đồng thời cần có các công cụ hỗ trợ chính nhƣ nghiệp vụ điều tra, xác minh, kiểm toán, quản lý rủi ro. Tổng quát, nghiên cứu một mô hình sẽ đƣợc xem xét trên 2 khía cạnh: mô hình tổ chức bộ máy và mô hình quy trình nghiệp vụ.
1.2.2.3. Mô hình tổ chức bộ máy
- Tổ chức bộ máy quản lý là quá trình dựa trên các chức năng, nhiệm vụ đã đƣợc xác định của bộ máy quản lý để xắp xếp về lực lƣợng, bố trí về cơ cấu, xây
18
dựng về mô hình và giúp cho toàn bộ hệ thống quản lý hoạt động nhƣ một chỉnh thể có hiệu quả nhất.
- Hệ thống tổ chức bộ máy của Hải quan Việt Nam gồm 3 cấp: Cấp Tổng cục, cấp Cục và cấp Chi cục ( Xem sơ đồ 1.2)
Sơ đồ 1.2 Mô hình tổ chức bộ máy của Hải quan Việt Nam
(Nguồn: Tổng cục Hải quan)
- Tổ chức bộ máy của hệ thống KTSTQ trong ngành Hải quan:
Sơ đồ 1.3 Mô hình tổ chức bộ máy của hệ thống kiểm tra sau thông quan trong ngành hải quan
(Nguồn: Tổng cục Hải quan)
TỔNG CỤC HẢI QUAN
Vụ, cục chức năng và các ban tƣơng đƣơng
Cục hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố
Chi cục hải quan cửa khẩu, Chi cục KTSTQ
TỔNG CỤC HẢI QUAN
CỤC KIỂM TRA
SAU THÔNG QUAN CỤC HẢI QUAN TỈNH, TP
CÁC PHÒNG CHỨC NĂNG TRỰC TIẾP KTSTQ
CHI CỤC KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN
19
1.2.2.4 Các loại mô hình tổ chức bộ máy của lực lượng KTSTQ
- Mô hình độc lập chuyên biệt: Là mô hình mà lực lƣợng KTSTQ hoàn toàn độc lập với lực lƣợng “trƣớc thông quan và trong thông quan”, chuyên sâu về công tác KTSTQ mà không có chế độ công chức làm công tác KTSTQ sau một thời gian nhất định lại luân chuyển đến các bộ phận thông quan
- Mô hình độc lập tƣơng đối: Là mô hình mà ngƣời làm công tác KTSTQ có sự luân chuyển đến bộ phận thông quan sau một thời gian nhất định, thƣờng là từ 3 đến 5 năm.