Phân tích Mô hình

Một phần của tài liệu Hoạt động Kiểm tra sau thông quan tại Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình (Trang 58)

47

cục KTSTQ, đƣợc cơ cấu tổ chức trực thuộc Cục, chịu sự chỉ đạo trực tiếp Cục Hải quan tỉnh, bên cạnh đó còn chịu sự chỉ đạo, hƣớng dẫn nghiệp vụ từ Cục KTSTQ (trực thuộc TCHQ). Đây cũng là mô hình cơ cấu tổ chức chung cho lực lƣợng hải quan của 34 Cục Hải quan trên cả nƣớc theo Quyết định của Bộ Tài Chính.

- Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình, bên cạnh việc thực hiện giải quyết thủ tục thông quan hàng hoá XNK (giai đoạn tiền kiểm) thì phải thực hiện nhiệm vụ hậu kiểm những công việc đã thực hiện tại giai đoạn tiền kiểm, đó là Kiểm tra sau thông quan. Nhƣ vậy, mô hình này bị “ràng buộc” sự chỉ đạo của Cục, trong khi Cục vừa giải quyết thủ tục thông quan vừa thực hiện tổ chức kiểm tra sau thông quan, nghĩa là “vừa đá bóng, vừa thổi còi”.

- So với mô hình tổ chức bộ máy của Cục KTSTQ, do đơn vị này không có nhiệm vụ giải quyết thủ tục thông quan, chỉ làm nhiệm vụ KTSTQ, nên rõ ràng không bị “ràng buộc” gì về trách nhiệm có liên quan nếu phát hiện vụ việc sai trái tại khâu thông quan.

- Nếu tiếp tục đối chiếu với các mô hình tổ chức của Nhật Bản và Singapore nêu tại Chƣơng 3, thấy rằng hoạt động theo mô hình “trực thuộc Cục” sẽ giảm tính hiệu quả.

3.2.2.Cơ chế luân chuyển

Theo quy định của TCHQ thì cứ theo định kỳ 3 năm một lần, công chức thuộc các đơn vị trong nội bộ Cục phải thực hiện chuyển đổi vị trí công tác, nghĩa là: Công chức A làm tại Chi cục KTSTQ từ năm 2010-2012, năm 2013 phải chuyển đi đơn vị khác thuộc Cục (có thể là Chi cục HQCK hoặc các phòng tham mƣu). Nhƣ vậy, Công chức tại Chi cục KTSTQ, “hôm nay” là ngƣời kiểm tra nhƣng ngày mai có thể là “đối tƣợng bị kiểm tra” vì đã luân chuyển đến Chi cục HQCK và liên quan đến hồ sơ, hàng hoá đang chịu sự kiểm tra sau thông quan. Nên rõ ràng “Cơ chế luân chuyển”, bên cạnh việc góp phần ngăn chặn tiêu cực theo nhƣ mục tiêu của việc luân chuyển (?) thì dẫn đến hệ quả là tạo tâm lý công chức làm công tác KTSTQ làm việc cầm chừng, bị chi phối, nể nang, né tranh, chờ luân chuyển và không chuyên tâm thực hiện nhiệm vụ nên hiệu quả công việc không cao.

48

Một phần của tài liệu Hoạt động Kiểm tra sau thông quan tại Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)