Hoạt động kiểm tra sau thông quan tại Cục Kiểm tra sau thông quan

Một phần của tài liệu Hoạt động Kiểm tra sau thông quan tại Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình (Trang 43)

1.3.1.1 Mô hình tổ chức bộ máy và chức năng, nhiệm vụ

- Mô hình tổ chức bộ máy:

Sơ đồ 1.5 Tổ chức bộ máy của Cục KTSTQ

(Nguồn: Cục Kiểm tra sau thông quan)

- Chức năng, nhiệm vụ: tham mƣu cho TCHQ để hƣớng dẫn chỉ đạo công tác KTSTQ trong toàn ngành; trực tiếp thực hiện KTSTQ trên địa bàn cả nƣớc. Nhƣ vậy, Cục KTSTQ, ngoài nhiệm vụ tham mƣu về công tác KTSTQ thì chỉ làm nhiệm vụ chuyên Kiểm tra sau thông quan, là một trong 3 khâu của quy trình nghiệp vụ hải quan.

1.3.1.2 Phương thức và kết quả hoạt động

Ngoài thƣơng thức hoạt động chung theo quy định của pháp luật và các quy

CỤC KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN

KTSTQ quan Phòng thu thập, xử lý thông tin Phòng Kiểm tra trị giá hải quan (P1) Phòng Kiểm tra mã số và thuế suất hàng hoá (P2) Phòng KTSTQ đối với hàng gia công và SXXK (P3) Phòng Kiểm tra thực hiện chính sách thƣơng mại (P4) Phòng KTSTQ phía Nam (P5) Phòng Tổng hợp

32

trình nghiệp vụ do TCHQ ban hành, Cục KTSTQ có phƣơng thức tổ chức hoạt động đặc thù nhƣ sau:

- Phạm vi và đối tượng kiểm tra: Cục KTSTQ là đơn vị thuộc cơ quan TCHQ, có nhiệm vụ quản lý hoạt động KTSTQ trong phạm vi cả nƣớc. Số lƣợng doanh nghiệp có hoạt động XNK trong phạm vi cả nƣớc rất lớn. Để chọn mẫu đƣợc các doanh nghiệp kiểm tra cần căn cứ vào các tiêu chí lựa chọn nhƣ tình hình chấp hành pháp luật hải quan của doanh nghiệp; tổng kim ngạch NK, XK trong một khoảng thời gian; doanh nghiệp XNK mặt hàng có nhiều rủi ro (thuế suất cao, thuế suất điều chỉnh nhiều lần, mặt hàng bị hạn chế XNK hoặc XNK có điều kiện…); doanh nghiệp đã từng đƣợc KTSTQ hay chƣa đƣợc KTSTQ… Tùy từng nội dung chuyên đề KTSTQ cụ thể có thể căn cứ vào các tiêu chí khác nhau để lựa chọn doanh nghiệp đƣợc kiểm tra.

- Phương thức hoạt động: về việc tổ chức nhân sự cho KTSTQ, việc thực hiện KTSTQ đƣợc thực hiện theo nhóm. Để thuận tiện cho việc tổ chức nhân sự khi tiến hành kiểm tra một vụ việc cụ thể, tại các phòng nghiệp vụ cán bộ công chức đƣợc phân thành các nhóm nghiệp vụ. Mỗi nhóm nghiệp vụ, có một trƣởng nhóm kiêm lãnh đạo phòng. Việc phân chia cán bộ thành các nhóm nghiệp vụ theo các tiêu chí nhƣ: số lƣợng cán bộ công chức, thâm niên làm việc. Cụ thể, số lƣợng cán bộ công chức trong phòng sẽ đƣợc phân bổ đều cho các nhóm, sao cho trong mỗi nhóm đều có đồng đều cán bộ nam và nữ, cán bộ có thâm niên làm việc và cán bộ mới đƣợc tuyển dụng. Bắt đầu từ việc thu thập thông tin đến khi tiến hành KTSTQ tại trụ sở cơ quan hải quan hoặc tại trụ sở doanh nghiệp đều đƣợc thực hiện theo từng nhóm nghiệp vụ này. Do các phòng nghiệp vụ thực hiện KTSTQ theo các mảng riêng biệt nên thƣờng ít có sự phối hợp giữa các phòng về nhân sự trong một cuộc kiểm tra. Việc tổ chức một nhóm nghiệp vụ thực hiện một cuộc KTSTQ từ lúc thu thập thông tin đến khi kết thúc kiểm tra sẽ giúp các thành viên nắm đƣợc thông tin một cách hoàn chỉnh, việc trao đổi thông tin giữa các thành viên dễ dàng hơn và tạo nên sự phối hợp tốt hơn trong công việc.

33

Bảng 1.1 Số liệu truy thu thuế của Cục KTSTQ từ năm 2010-2013

Năm

Số cuộc KTSTQ Số tiền truy

thu của Cục KTSTQ (tỷ đồng) Số tiền truy thu toàn ngành từ KTSTQ (tỷ đồng) Tỷ trọng của Cục KTSTQ (%) Tại DN Tại cơ qua

Hải quan Tổng số

2010 7 5 12 155,34 338,2 45,93 %

2011 12 7 19 95,68 512 18,7%

2012 23 15 38 232,78 1.373 16,9%

2013 33 25 58 588,5 1.643 35,8 %

Nguồn: Cục Kiểm tra sau thông quan, báo cáo tổng kết năm 2010, 2011, 2012, 2013

Qua bảng số liệu, thấy rằng, hoạt động KTSTQ tại Cục kiểm tra sau thông quan ngày càng có hiệu quả, năm sau cao hơn năm trƣớc. Nếu so sánh kết quả này với kết quả KTSTQ trong toàn ngành, càng thấy rõ tỷ trọng thu ngân sách của Cục KTSTQ chiếm khá lớn ( chiếm trung bình 28,5%) so với toàn ngành, trong khi đó, lực lƣợng chỉ chiếm 14% trong toàn lực lƣợng (103/710 ngƣời).

Bên cạnh đó, hiệu quả thực tế còn cao hơn rất nhiều các con số kể trên do từ khi KTSTQ phát hiện các trƣờng hợp gian lận, sai sót thì các đơn vị trong thông quan đã tự rà soát, truy thu và ngăn chặn phát sinh gian lận, sai sót ở khâu thông quan hàng hoá. Bên cạnh đó, Cục KTSTQ đã phát hiện bất cập của cơ chế, chính sách, từ đó kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện cơ chế, chính sách, chấn chỉnh các sai phạm trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách.

1.3.1.3 Kết quả phỏng vấn chuyên gia tại Cục kiểm tra sau thông quan

Nhƣ đã đề cập tại Chƣơng 2 về nội dung phỏng vấn và đối tƣợng phỏng vấn. Sau đây là toàn văn nội dung trả lời phỏng vấn của ông Nguyễn Sĩ Hoàng, Trƣởng phòng Kế hoạch- Tổng hợp, Cục KTSTQ:

“- Mô hình tổ chức của Cục KTSTQ đảm bảo tính chuyên sâu trong công tác KTSTQ theo các lĩnh vực nghiệp vụ: gía, mã, gia công sản xuất- xuất khẩu,....Giai đoạn 2010- 2013: hoạt động KTSTQ đã đƣợc Tổng cục Hải quan và toàn ngành chú trọng đẩy mạnh, đã có chuyển biến đột phá về chất cũng nhƣ về lƣợng, năm 2010, 2011, 2012, 2013 toàn ngành đã thực hiện 7.888 cuộc kiểm tra (bằng 262% so tổng

34

3 năm trƣớc), đã đánh giá đƣợc tình hình chấp hành của pháp luật của 6.778 doanh nghiệp. Nếu lấy chỉ tiêu “trên đầu ngƣời” để đánh giá hiệu quả KTSTQ thì Cục KTSTQ là đơn vì hoạt động hiệu quả nhất trong toàn ngành Hải quan, là đơn vị đóng vai trò nòng cốt về đóng góp số truy thu từ hoạt động KTSTQ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Hạn chế: do mô hình tổ chức tại Cục KTSTQ là các Phòng kiểm tra theo lĩnh vực, do đó hoạt động KTSTQ của KTSTQ ngành Hải quan chủ yếu thực hiện kiểm tra theo từng lĩnh vực nghiệp vụ, hạn chế trong việc kiểm tra đánh giá tính tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp. Mặt khác, do trụ sở chính đóng tại Tổng cục (phía Bắc), chỉ có một Phòng phía Nam (tại TP Hồ Chí Minh) nên khả năng bao quát việc thu thập, xác minh thông tin và thực hiện KTSTQ tại khu vực miền Trung và phía Nam còn hạn chế.

- Để Cục KTSTQ hoạt động hiệu quả hơn, hoàn thiện hơn thì cần thay đổi nhƣ sau: Nhằm phát huy những kết quả đã đạt đƣợc, khắc phục và hạn chế những mặt tồn tại trong mô hình hoạt động thời gian qua. Cùng với việc xây dựng đồng bộ các giải pháp: hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về KTSTQ; Về xây dựng đội ngũ cán bộ KTSTQ; các giải pháp đẩy mạnh nâng cao hiệu quả hoạt động nghiệp vụ KTSTQ, …thì mô hình tổ chức bộ máy Cục KTSTQ cần đƣợc thay đổi để xây dựng, kiện toàn bộ máy tổ chức của Cục KTSTQ về cơ bản chuyên nghiệp, chuyên sâu, mô hình đề xuất nhƣ sau:

+ Dự kiến gồm các phòng: Phòng Tổng hợp; Phòng Tham mƣu, xử lý; Phòng Quản lý doanh nghiệp ƣu tiên; Phòng Tham mƣu, hƣớng dẫn KTSTQ hàng hóa XNK theo loại hình kinh doanh thƣơng mại; Phòng Tham mƣu, hƣớng dẫn KTSTQ hàng hóa XNK theo loại hình khác; Phòng Thu thập, xử lý thông tin dữ liệu và quản lý rủi ro.

+ Dự kiến các Chi cục: Chi cục Quản lý doanh nghiệp lớn; Chi cục KTSTQ khu vực phía Bắc (địa bàn các tỉnh từ Thanh Hóa trở ra); Chi cục KTSTQ khu vực miền Trung (địa bàn các tỉnh từ Nghệ an trở vào đến Khánh Hòa và các tỉnh miền Trung-Tây Nguyên); Chi cục KTSTQ khu vực phía Nam (địa bàn các tỉnh miền Nam). Trong Chi cục có các Đội kiểm tra trực thuộc.”

35

1.3.1.4 Nhận xét

- Hoạt động rất có hiệu quả. So với lực lƣợng KTSTQ trong cả nƣớc thì Cục KTSTQ hoạt động có hiệu quả nhất, chuyên nghiệp nhất. Nguyên nhân chính là do mô hình cơ cấu tổ chức bộ máy hợp lý, có tính chuyên sâu chuyên biệt, độc lập hoàn toàn với khâu thông quan, nên trong quá trình triển khai nghiệp vụ KTSTQ không bị chi phối bởi các “quan hệ” hay “sự chỉ đạo” từ trên xuống. Ngoài ra, tại Cục KTSTQ rất ít luân chuyên, nếu có luân chuyển cũng chỉ xẩy ra trong nội bộ cục KTSTQ, là chỉ làm công tác KTSTQ. Đây là mô hình tổ chức bộ máy rất đáng đƣợc nhân rộng.

Một phần của tài liệu Hoạt động Kiểm tra sau thông quan tại Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình (Trang 43)