1.3.2.1 Mô hình tổ chức bộ máy và chức năng, nhiệm vụ
- Cục Hải quan thành phố Đà Nẵngđƣợc thành lập ngày 03/11/1975 theo Quyết định số: 1014/BNT/TTCB của Bộ Ngoại thƣơng, là cơ quan quản lý hành chính Nhà nƣớc trực thuộc Tổng cục Hải quan, thuộc Bộ Tài chính, có chức năng thực hiện pháp luật về Hải quan và các quy định khác của pháp luật có liên quan trên địa bàn TP Đà Nẵng; tạo điều kiện thuận lợi về hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam.
- Với tổng số CBCC và hợp đồng lao động là 303 ngƣời, đƣợc bố trí công tác tại 17 đơn vị thuộc và trực thuộc Cục, trong đó có Chi cục Kiểm tra sau thông quan. Chi cục KTSTQ đƣợc thành lập theo Quyết định số 37/QĐ-BTC ngày 07/3/2003 của Bộ trƣởng Bộ Tài chính. Đây cũng là quyết định của Bộ Tài chính thành lập lực lƣợng KTSTQ tại tất cả các Chi cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh thành phố trên cả nƣớc.
- Chi cục KTSTQ với biên chế 17 công chức, đƣợc chia làm 02 Đội: Đội Nghiệp vụ 1 và Đội nghiệp vụ 2
1.3.2.2 Phương thức và kết quả hoạt động
- Phƣơng thức hoạt động: Về cơ bản, hoạt động KTSTQ tại Cục Hải quan TP. Đà Nẵng đều dựa trên quy trình nghiệp vụ chung của toàn ngành, không có sự khác biệt so với Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình do mô hình tổ chức, đặc điểm các đối tƣợng kiểm tra đều tƣơng tự. Chỉ khác ở chỗ: đối tƣợng kiểm tra là các doanh
36
nghiệp tham gia hoạt động XNK nhiều, đa dạng và phức tạp hơn. - Kết quả hoạt động:
Bảng 1.2 Kết quả KTSTQ từ năm 2010 đến 2013 của Hải quan Đà Nẵng
Năm Số cuộc KTSTQ Tiền thuế nộp NSNN (triệu đồng) Tại trụ sở DN Tại trụ sở CQ HQ Tổng số cuộc KTSTQ 2010 2 23 25 769,8 2011 6 44 50 5.199 2012 11 66 77 13.374,5 2013 10 46 56 22.573,4
Nguồn: Cục Hải quan TP. Đà Nẵng, báo cáo tổng kết năm 2010, 2011, 2012, 2013 1.3.2.3 Kết quả phỏng vấn chuyên gia tại Cục Hải quan TP. Đà Nẵng
Toàn văn nội dung trả lời phỏng vấn của ông Lƣu Thanh Sơn, Chi cục trƣởng Chi cục KTSTQ:
“- Sau hơn 10 năm thành lập và đi vào hoạt động, Chi cục KTSTQ thuộc Cục Hải quan TP. Đà Nẵng đã có những bƣớc tiến đáng kể về lực lƣợng, trình độ nghiệp vụ của công chức, về kết quả truy thu từ hoạt động KTSTQ, đánh giá việc tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp, góp phần tạo môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, hoạt động KTSTQ tại Chi cục còn bộc lộ một số tồn tại, yếu kém, đó là: đội ngũ làm công tác KTSTQ chƣa chuyên sâu, chuyên nghiệp; cơ cấu tổ chức bộ máy chƣa phù hợp với đặc thù của công tác KTSTQ, chƣa tách bạch hẳn khâu thông quan và kiểm tra sau thông quan. Do đó, hiệu quả KTSTQ chƣa cao, chƣa đạt đƣợc mục tiêu chuyển mạnh từ tiền kiểm sang hậu kiểm trên cơ sở áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro.
- Để công tác KTSTQ hoạt động có hiệu quả hơn, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới, cần có một số giải pháp nhƣ sau:
+ Tăng thẩm quyền cho các Chi cục KTSTQ, công chức KTSTQ trong quá trình thực thi công việc;
+ Công chức làm nhiệm vụ KTSTQ phải là những công chức thực sự giỏi về năng lực chuyên môn, đặc biệt là nghiệp vụ kiểm toán, kế toán doanh nghiệp. Muốn vậy cần phải chú ngay từ khâu tuyển dụng công chức, tiếp đến là công tác đào tào, bồi dƣỡng.
37
+ Không luân chuyển công chức tại Chi cục Kiểm tra sau thông quan nhằm đảm bảo chuyên sâu cho đội ngũ này.
+ Cần có chế độ đãi ngộ xứng đáng cho lực lƣợng KTSTQ vì đây là lĩnh vực khó, đòi hỏi cao về lƣơng tâm, đạo đức nghề nghiệp, nhiệt tình công tác.”
1.3.2.4 Nhận xét
Mặc dù hoạt động KTSTQ tại đây đã có những kết quả đáng kể, đặc biệt là năm 2012 và 2013. Tuy nhiên so với yêu cầu đặt ra và thực tiễn hoạt động XNK trên địa bàn thì hiệu quả này vẫn chƣa đạt đƣợc nhƣ mong đợi. Có 2 nguyên nhân chính là: Tính độc lập trong hoạt động KTSTQ còn hạn chế và lực lƣợng KTSTQ chƣa chuyên sâu, chuyên nghiệp; tác giả rất đồng tình với nguyên nhân dẫn đến yếu kém của chuyên gia Lƣu Thanh Sơn.