Phƣơng pháp nghiên cứu tình huống điển hình (case study)

Một phần của tài liệu Hoạt động Kiểm tra sau thông quan tại Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình (Trang 53)

Phƣơng pháp này áp dụng cho việc nghiên cứu kinh nghiệm hoạt động, mô hình cơ cấu tổ chức bộ máy của một số quốc gia trên thế giới và một số địa phƣơng đại diện đặc thù trong hoạt động KTSTQ qua việc tổng hợp, phân tích nhằm tiếp cận các vấn đề có hệ thống, đồng thời kết hợp với phƣơng pháp nghiên cứu tại bàn (desk study). Cụ thể là:

- Các nƣớc đƣợc lựa chọn: Hải quan các nƣớc Nhật Bản và Singapre.

Nhật Bản là nƣớc phát triển, có nền khoa học và công nghệ hiện đại. Hệ thống tổ chức hải quan phát triển từ rất sớm và đã áp dụng các kỹ thuật quản lý tiên tiến, hiệu quả, đƣợc nhiều nƣớc trong khu vực và trên thế giới học hỏi, áp dụng. Trong những năm gần đây, cơ quan hợp tác phát triển Nhật Bản (JICA) đã hỗ trợ cho Hải quan Việt Nam cả về tài chính và kỹ thuật trong việc hiện đại hóa quản lý nhà nƣớc về hải quan, mà gần đây nhất là Hệ thống thông quan tự động (VNACCS/VCIS). Trong khuôn khổ luận văn này, tác giả sẽ nghiên cứu mô hình tổ chức bộ máy và cơ chế quản lý của Hải quan Nhật Bản để làm cơ sở đề xuất giải pháp áp dụng.

Singapore, là nƣớc có tổ chức Hải quan hoạt động với kỹ thuật nghiệp vụ tiên tiến, hiện đại, và nhƣ Hải quan Nhật Bản là áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro.

42

- Các địa phƣơng đƣợc lựa chọn: Cục Kiểm tra sau thông quan và Cục Hải quan thành phố Đà Nẵng.

Cục Kiểm tra sau thông quan là đơn vị trực Tổng cục Hải quan, với chức năng nhiệm vụ vừa tham mƣu cho TCHQ về công tác KTSTQ vừa trực tiếp thực hiện nhiệm vụ KTSTQ. Trong toàn lực lƣợng KTSTQ của Hải quan Việt Nam thì Cục KTSTQ có cơ cấu tổ chức khác biệt so với phần còn lại. Do đó, cần đƣợc xem xét để thừa hƣởng những ƣu việt của đơn vị này.

Cục Hải quan TP. Đà nẵng là đơn vị Hải quan có tổ chức bộ máy và cách thức tổ chức hoạt động tƣơng tự Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình.

Một phần của tài liệu Hoạt động Kiểm tra sau thông quan tại Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình (Trang 53)