Hoạt động kiểm tra sau thông quan tại Nhật Bản

Một phần của tài liệu Hoạt động Kiểm tra sau thông quan tại Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình (Trang 49)

Hải quan Nhật Bản là một trong những cơ quan Hải quan tiên tiến nhất trên thế giới. Nghiệp vụ KTSTQ đƣợc triển khai áp dụng từ năm 1968. Do đó, kinh nghiệm của Nhật Bản về tổ chức thực hiện KTSTQ là rất đáng để học tập, áp dụng.

1.3.3.1 Mô hình tổ chức bộ máy

- Hải quan Nhật Bản đƣợc tổ chức theo cơ cấu Hải quan vùng, trực thuộc Bộ Tài chính. Mỗi vùng có một đơn vị chuyên trách về công tác KTSTQ và đƣợc chia thành 04 bộ phận:

+ Bộ phận điều phối; + Bộ phận trị giá;

+ Đội kiểm tra trực tiếp; + Bộ phận tình báo.

- Hải quan Nhật Bản đặc biệt quan tâm đến chất lƣợng đội ngũ làm công tác KTSTQ, trong đó đề cao trình độ nghiệp vụ kiểm toán, đây là yêu cầu bắt buộc nếu muốn gia nhập đội ngũ KTSTQ tại đất nƣớc mặt trời mọc này.

1.3.3.2 Phương thức tổ chức kiểm tra sau thông quan

Phƣơng thức tổ chức KTSTQ của Hải quan Nhật Bản đƣợc chia thành 3 giai đoạn: -Lựa chọn đối tƣợng kiểm tra: việc lựa chọn đối tƣợng dựa trên cơ sở thu

38

thập, phân tích, xử lý từ Hệ thống cơ sở dữ liệu tình báo Hải quan (CIS). Đây là hệ thống đƣợc tích hợp từ Hệ thống thông quan tự động (NACCS), thông tin thu thập từ các bộ phận nhƣ Điều tra, Trị giá, Thông quan và Kiểm tra sau thông quan. Hải quan Nhật Bản chủ yếu sử dụng các tiêu chí quản lý rủi ro nhƣ: kim ngạch NK tăng bất thƣờng; mức độ tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp; mặt hàng NK, thuế suất và số thuế phải nộp;

- Kiểm tra tại đối tƣợng đƣợc kiểm tra: Quy trình đƣợc thực hiện theo 05 bƣớc, đó là: kiểm tra dữ liệu; lựa chọn và lập kế hoạch về kiểm toán tại doanh nghiệp; tiền kiểm toán (chuẩn bị cho việc kiểm toán tại doanh nghiệp); kiểm toán tại doanh nghiệp; thủ tục sau khi kiểm toán tại doanh nghiệp.

- Đánh giá sau khi kiểm tra.

1.3.3.3 Nhận xét

Về mặt quy trình KTSTQ, cơ bản tƣơng tự nhƣ quy trình của Hải quan Việt nam. Tuy nhiên, điểm nổi bật là mô hình tổ chức bộ máy hợp lý, đảm bảo tính chuyên sâu, chuyên nghiệp, độc lập hoàn toàn với khâu thông quan và đƣợc vận hành trên nền tảng khoa học công nghệ hiện đại, chủ yếu là áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro từ hệ thống tình báo hải quan. Công chức làm nhiệm vụ KTSTQ không phải luân chuyển đến bộ phận nghiệp vụ khác theo định kỳ. Do đó, hoạt động rất có hiệu quả.

Trần Vũ Minh, 2010, Luận án tiến sĩ, phát biểu rằng “Các kinh nghiệm đƣợc xem xét từ mô hình của Hải quan Nhật Bản là: Mô hình tổ chức theo Hải quan vùng là phù hợp với xu thế phát triển chung; ứng dụng kỹ thuật quản lý rủi ro trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại là điểm quan trọng nhất trong áp dụng mô hình kiểm tra sau thông quan; lựa chọn đối tƣợng kiểm tra nên áp dụng hệ thống lọc qua nhiều lần và nhiều tiêu chí, nhằm đạt tỉ lệ tƣơng đối là khoảng từ 10%-12%, mang độ rủi ro cao nhất, và cần đƣa vào hệ thống kiểm tra; khả năng tập trung hóa xử lý dữ liệu”.

Một phần của tài liệu Hoạt động Kiểm tra sau thông quan tại Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình (Trang 49)