7. Kết cấu của luận văn
2.2.2. Đổi mới phê bình Truyện
Trong bài viết Những lớp sóng ngôn từ trong Số đỏ, Đỗ Đức Hiểu đã đánh giá cao tác phẩm văn học này của Vũ Trọng Phụng. Nhà nghiên cứu coi nó “là một cuốn Bách khoa toàn thư của loại hình tiêu thuyết” [51, tr. 583]. Đỗ Đức Hiểu đã vận dụng những thành tựu của thi pháp học, kí hiệu học, cấu trúc luận…đi vào phân tích, khám phá, phát hiện cái hay, cái đẹp trong tác phẩm. Ngay từ nhan đề bài viết của mình, Đỗ Đức Hiểu đã thể hiện rõ đối tượng hướng tới trong nghiên cứu đó là “những lớp sóng ngôn từ” hay chính là hình thức của văn bản. Theo Đỗ Đức Hiểu “Số đỏ, theo tôi hiểu, là một hiện tượng ngôn từ hết sức độc đáo, đánh dấu thời đại” [51, tr. 583]. Một hướng tiếp cận trên cơ sở tiếp nhận lí thuyết của thi pháp vào nghiên cứu văn học. Tác giả đi sâu vào tìm hiểu thế giới ngôn từ, những kí hiệu ngôn từ của văn bản từ đó đi vào giải mã nó. Tuy nhiên, nhà nghiên cứu coi ngôn từ -hình thức tác phẩm và nội dung của nó thống nhất với nhau, không tách biệt “Tất cả Số đỏ là ngôn từ với ý nghĩa: những hình thức ngôn ngữ đồng thời là những nội dung. Ở đây quan niệm ngôn từ chống lại sự phân đôi hình thức/nội dung hoặc nôi dung/ hình thức” [51, tr. 583].
Nhà nghiên cứu đã kết hợp lí thuyết về thi pháp với môi trường văn hoá xã hội đi sâu vào phân tích tác phẩm. Đỗ Đức Hiểu cho rằng, những lớp sóng ngôn từ trong Số đỏ là lớp sóng từ đô thị. Đó là đô thị của những năm đầu thế kỉ XX ở nước ta, ở đấy có sự “lai căng”, “giao thoa kệch cỡm” giữa hai nền văn minh phương Đông và phương Tây. Xã hội “nội hoá” đô thị của những ma cà rồng, me tây, kí tây…cộng với cái cặn bã văn minh ngoại lai, cảnh sát tây, lính tây, quan chức tây nói tiếng Việt lơ lớ…đã đẻ ra những con người “dị dạng quái gở”. Theo Đỗ Đức Hiểu điều đạt được của Vũ Trọng Phụng
64
trong tiểu thuyết này là cái nhìn xã hội học, bằng tiếng cười phản ánh một xã hội đang hình thành “Vũ Trọng Phụng diễn đạt cái linh hồn ấy, cái bề ngoài và cái bề trong, những độc lực và các yếu tố cấu thành, bằng những hệ thống ngôn từ xô đẩy nhau, chửi bới nhau, gồm những lí luận phi lí, những lí thuyết bát nháo, đầu Ngô mình Sở, những luận điểm đạo đức lộn nhào, những hiểu lầm, những câu đặt rối ren, lắm nghĩa, gà mờ, ngu ngốc, những danh vọng hèn hạ…” [51, tr. 584-585].
Đỗ Đức Hiểu vận dụng lí luận về thi pháp học triệt để khai thác các yếu tố thời gian và không gian nghệ thuật trong tác phẩm. Theo nhà nghiên cứu, không gian trong Số đỏ mà Vũ Trọng Phụng xây dựng trong tác phẩm là không gian của hè phố và không gian của đô thành Hà Nội. Mở đầu tác phẩm là sự đối lập hai không gian trong tác phẩm. Đó là không gian vỉa hè của những con người ở đáy cuả xã hội, gồm một bà bán bún chả “đa tư lự”, một thằng ma-cà- bông co người nằm ngửa và ngáy “như kéo gỗ” và chồng con cái người ăn mày bắt châý cho nhau “ rất nên thơ”, cô hàng mía đanh đá, ông thầy tướng số ngáp vặt…và không gian thứ hai là không gian của những lâu đài tráng lệ, của hiệu may hiện đại, tiệm ăn phố Hàng Buồm, câu lạc bộ Tây, tất cả nhộn nhịp, tiếng Tây ngậu sị, đàng điếm, khách sạn Bồng Lai, sân quần, sân khấu… của me Tây, những trí thức dở hơi đầy tham vọng, những người vừa ma mãnh vừa tham vọng, những con rối, những hề, những kẻ bịp bợm bị lừa bịp, lừa bịp mình lừa bịp thiên hạ. Hai thế giới này như được chuyển tiếp và thâm nhập vào nhau. Chính Xuân Tóc Đỏ là người chuyển giao từ thế giới “bình dân” vỉa hè xâm nhập vào thế giới “ thượng lưu” cặn bã cùa thành thị.
Thi pháp hiện đại luôn coi nhân vật trung tâm là “ngã tư”, “điểm tụ” của các mối quan hệ trong tác phẩm, theo Đỗ Đức Hiểu, nhân vật Xuân Tóc Đỏ là nhân vật “đa sắc, đa diện” đặt trong nhiều mối quan hệ với các nhân vật. Ở Xuân xuất hiện rất nhiều tính cách khác nhau. Mở đầu truyện là sự xuất
65
hiện của Xuân, với tư cách một đứa con của vỉa hè, một nhân vật bình dân chân chính, nó sấn sổ “cướp giật ái tình” của cô hàng mía. Nó nghêu ngao câu cải lương Nam kì để đáp lại sự từ chối ái tình rất “làm bộ” của cô hàng mía. Xuân Tóc Đỏ tiếc rẻ, nhưng “chả nước mẹ gì…Tình/bỏ mẹ”. Một kẻ vô giáo dục, song tinh quái và thạo đời. Từ một kẻ trèo me, trèo sấu, bán phá sa, câu cá hồ Gươm, chạy cờ hiệu ở rạp hát, thổi loa trên ô tô hiệu thuốc lậu, giang mai, bác bệnh. Xuân Tóc Đỏ đã bước vào thế giới thượng lưu thành thị như một người “hiệp sĩ tân thời”. Đỗ Đức Hiểu cho rằng không nên nhìn nhận tính cách nhân vật như một bản chất bất biến mà phải tìm hiểu được chức năng nhân vật trong tác phẩm “không thể nhận định: tính cách của nhân vật (nếu hiểu tính cách là cái gì “bản chất” bất biến, hoặc tồn tại đóng kín) mà phải hiểu được chức năng của nhân vật trong diễn biến của truyện” [51, tr. 588]. Chính vì vậy “không thể xác định tính cách” của nó “nó có nhiều tính cách, những tích cách biến đổi ở cái nhìn, từ khía cạnh này hay khía cạnh khác, lúc này hay lúc khác, của người này hay người khác, tức là ở những mối quan hệ ” [51, tr. 588]. Trong những mối quan hệ khác nhau thì tính cách của nhân vật Xuân Tóc Đỏ được nhìn nhận theo những chiều hướng khác nhau. Người kể truyện bảo Xuân Tóc Đỏ là một đứa “vô giáo dục”, “tinh quái” và “thạo đời”, và khi nó “bắt đền” vị tiết phụ thì đánh giá nó là đứa “còn biết gì nghĩa lí, là đạo đức nữa”, lúc khác, vẫn theo người kể truyện “nó thông minh tính bẩm”, nó không quên ơn ông thầy số khốn khổ, nó mời ông “chén một bữa sang trọng” ở cao lâu Triều Châu, và khi đã trở thành anh hùng cứu quốc, nó vẫn “thương ông thầy số nghèo”, ở chóp đỉnh vinh quang, nó nghĩ ngay đến “bà bạn gái”, người đã đưa nó gia nhập giới thượng lưu trí thức, “có công xây ra sân quần” và nó xin cái bảng “tiết hạnh khả phong” cuả nước Xiêm La cho bà Phó Đoan “thật là tình nghĩa…bỏ mẹ chứ sao”. Bà Phó Đoan đánh giá nó là “
66
Minh chồng thừa nhận Xuân Tóc Đỏ “nhanh mồm nhẹ miệng, cử chỉ ngộ nghĩnh” và nhờ nó mà tiệm may Âu hoá phát đạt, giấc mơ tân thời hoá phụ nữ trở thành hiện thực. Bà Typn tặng nó danh hiệu “tay đào mỏ đại tài”. Đốc tờ Trực Ngôn gọi nó là “ông bạn thân” và bảo nó! “Tôi xin cảm tạ ngài lắm. Ngài đã đi đến khoa sinh lí học”. Đến cụ bà cố Hồng cũng phải gọi nó là “
quan bác sĩ”... Ngay cả chính Xuân Tóc Đỏ chính bản thân nó cũng không biết nó là ai nữa. Có khi nó nói “Tôi thì danh giá gì! hạ lưu! Ma cà bông! Nhặt ban quần!” hoặc nó bảo với Văn Minh “Con thì không cha không mẹ, lêu lổng từ bé, nhặt quần , bán phá sa, đã làm nhiều nghề hèn”…Có khi Xuân Tóc Đỏ ưỡn ngực giới thiệu “Me-xừ Xuân, giáo sư quần vợt, cái hi vọng Bắc kì”, hoặc “Me- xừ Xuân, nguyên sinh viên trường thuốc, giáo sư quần vợt, giám đốc hiệu Âu hoá, phụ nữ tần thời”.
Đỗ Đức Hiểu đã tận dụng triệt để kí hiệu học để đi vào tìm những “kí hiệu”, “mã khoá” trong tác phẩm. Theo nhà nghiên cứu, mỗi cái tên nhân vật trong tiểu thuyết là một tầng ý nghĩa chìm sâu của văn bản “Tên các nhân vật của mỗi tác giả thường là một hệ thống kí hiệu mang ý nghĩa và có thể là một đối tượng khai thác của người nghiên cứu và phê bình văn học” [51, tr. 590]. Chính vì vậy, Đỗ Đức Hiểu quan niệm tên nhân vật trong Số đỏ chứa đựng chiều sâu nhận thức của tác giả Vũ Trọng Phụng về xã hội đô thị Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX. Đỗ Đức Hiểu cho rằng “Cái tên Xuân Tóc Đỏ” cũng mang những ý nghĩa trái ngược. Tóc Đỏ là cái tướng, cái hậu quả tai hại của kiếp ma cà bông khốn khổ “Xuân mang trên đầu nó một kí hiệu đối ngẫu. Và theo tôi hiểu, trong tiểu thuyết này, chỉ một mình nó mang một cái tên ra tên: Xuân” [51, tr. 589]. Còn cái thế giới hạ lưu, vỉa hè là những cái tên nhân vật vô danh: người bán nước trà chanh, chị hàng mía, ông thầy số, người hành khất, bà bán bún chả, thằng ma-cà-bông. Còn thế giới thượng lưu là những cái tên, theo Đỗ Đức Hiểu là những cái tên nhân vật mang “tính biểu tượng”,
67
không ai có tên thật “Văn Minh là cái mục tiêu của truyện, Cụ cố Hồng, bà Phó Đoan, ông Phán… chỉ cái nghề, cái tôn ti trật tự trong xã hội; Typn, cậu Tú Tân (thời), Trực Ngôn (tên hiệu của đốc- tờ với “cái giọng ngạch trực sỗ sàng”, Joseph Thiết ám chỉ kẻ theo chủ nghĩa Phát xít (croix de Fer- Thập tự Sắt, mà nhà văn gọi chệch là Croix de Fer, Thập tự lửa), chùa Bà Banh (gần Bà Đanh), và sư Tăng Phú (sư cóc cần- đạo lí), cô Hoàng Hôn, có lẽ người đàn bà có linh hồn hoang dại, đi hoang “tội trạng dâm ô của cô ta”. Còn Tuyết
dễ hiểu là nàng Tuyết (Trinh), “trang bán nữ xử”. Vícto Ban kẻ “ban phát mọi thứ vi trùng hoa liễu cho các công nương, công tử Hà Thành”… [51, tr. 589- 590]
Mỗi nhân vật trong tác phẩm theo Đỗ Đức Hiểu, nhà văn đã gắn những đặc tính không thể nào quên được cho nhân vật của mình. Cậu quí tử Phước “con giời” luôn miệng “em chã, em chã”, cụ cố Hồng “biết rồi, khổ lắm, nói mãi”, bà Phó Đoan “thủ tiết với hai đời chồng”, còn Xuân Tóc Đỏ nổi tiếng với những ngôn ngữ gắn liền với nó “mẹ kiếp !”, “nước mẹ gì” khi hàn vi, với “chúng tôi rất hân hạnh” khi thành đạt. Tất cả những ngôn ngữ nhân vật thể hiện đúng cái bản chất “lổn nhổn” của tinh thần đô thị “nhão nhoẹt”.
Theo Đỗ Đức Hiểu, không gian thời gian và nhân vật là ba bộ phận quan trọng nhất trong viêc nghiên cứu một văn bản văn học “Nhân vật, không gian, thời gian là những cấu thành cơ bản của tiểu thuyết, là một khối thống nhất, một hệ thống không thể chia cắt. Chức năng của người phê bình là tìm những mối liên hệ giữa những cấu tạo thành ấy” [51, tr. 591]. Thời gian trong
Số đỏ theo tác giả đó là “thời gian hối hả” với những biến cố bất ngờ liên tiếp. Thời gian với những sự kiện chớp nhoáng, hấp tấp và vội vã. Từ khi Xuân xuất hiện tán tỉnh cô hàng mía mà không “nước mẹ” gì đến khi nó ngự trị gia đình cụ cố Hồng, cụ cố Hồng tuyên bố gả Tuyết cho Xuân, Xuân đi tới đỉnh cao của danh dự “anh hùng cứu quốc”. Đỗ Đức Hiểu rất tinh tế khi phát hiện
68
ra những phó từ, liên từ, trạng từ chỉ thời gian bổ sung cho những hành động trong tiểu thuyết, như “chợt”, “bỗng” “tự nhiên”, “tình cờ” “bỗng lúc ấy”...để miêu tả thời gian của đô thị trong tiểu thuyết. Những từ ngữ này có chức năng đa dạng “đó là sự chuyển tiếp, đó là sự bất ngờ- biến cố trên chưa kết thúc, biến cố dưới đã đến, đó là cái ngẫu nhiên, cái không ổn định, cái bất trắc, cái bị động của số phận con người” [51, tr. 591]. Đằng sau nó là một tầng ý nghĩa của nhà văn mà nhà nghiên cứu phát hiện ra “Sự Âu hoá nước Đại Cồ Việt như nhà văn nói, là một sự áp đặt, một sự cưỡng bức, được diễn đạt bằng thời gian phi nước đại, truyện có nhiều chỗ đứt quãng, nhiều khoảng trống, nhiều tỉnh lược mà người đọc phải tham gia tưởng tượng, bù đắp, sáng tạo” [51, tr. 592].
Vận dụng hiểu biết về ngôn ngữ học, Đỗ Đức Hiểu đánh giá cao sự thành công của ngôn từ “tạp nham, hỗn tạp” trong Số đỏ “Ngôn từ Số đỏ vừa dân gian vừa đài các, vừa cổ điển vừa hiện đại, vừa thô tục, vừa cao đạo, tức là lổn nhổn, không đồng chất, với những âm thanh hỗn loạn, biểu hiện tinh thần đô thị nhão nhoẹt, loạn âu hoá của xã hội “bình dân”, một chính thể thuộc địa lưu manh, lừa dối, hay một đô thị đang hoá thân một cách kinh khủng với những mĩ từ lừa bịp, mỵ dân: tiến bộ, văn minh, đức hạnh, nòi giống, hạnh phúc, giải phóng, tự do, thượng lưu, Âu hoá…” [51, tr. 590]. Biểu hiện trong phần đưa đám của cuối tác phẩm có lẽ là rõ nhất có cái thứ “ trống đánh xuôi, kèn thổi ngược” của hệ thống ngôn từ “loạn xạ, nhố nhăng” với “Từ ngữ nhốn nháo, những cấu trúc ngôn từ nghịch lí, tương phản, pha trộn nhiều phong cách Tây, Tàu, Ta, cổ hủ, hiện đại, sự ô hợp cặn bã của nhiều nền văn hoá” [51, tr. 599]. Bên cạnh “tiếng kèn Xuân Nữ ai oán” là “người ta chim nhau, cười tình nhau, bình phẩm nhau, chê bai nhau, ghen tuông nhau, mỉa mai nhau”. Đỗ Đức Hiểu cho rằng Số đỏ là tập hợp mọi thứ văn phong “tạp nham, pha trộn”: “lối kể chuyện chương hồi, có tục ngữ, ca
69
dao, cải lương (“lẳng lơ thì cũng chẳng mòn..”, “có ăn có chọi mới gọi là trâu…”, có Kiều (Ông Phán Mọc Sừng “mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao”, hai nhà quán quân Hải và Thụ “có tài mà cậy chi tài”, có thơ mới, có văn Tự lực văn đoàn, có lối văn cổ hủ của Khai trí tiến đức, lối văn thừa thãi, dài ngoẵng và trống rỗng(“Bẩm quan lớn (Xuân Tóc Đỏ) bản hội xin có lời mời quan lớn vừa mang ân chính phủ được Bắc đẩu bội tinh. Bẩm quan lớn, chúng tôi được cử đi mời ngài vào hội thì thật là một sự khai trí tiến đức cho quốc dân, rất xứng đáng của người “quí phái”, rồi tiếng Tây ngậu sị, rồi “mẹ kiếp”, “nước mẹ gì” rất “bình dân” [51, tr. 600]
Triệt để tận dụng lí thuyết về thi pháp học, kí hiệu học, ngôn ngữ học, cấu trúc luận… Đỗ Đức Hiểu đã phát hiện những giá trị đặc sắc về tác phẩm
Số đỏ của Vũ Trọng phụng. Với một tư duy khoa học, sự linh hoạt uyển chuyển trong vận dụng lí thuyết đó vào tìm hiểu tác phẩm, Đỗ Đức Hiểu đã đem tới cho người đọc một chiều sâu về các “lớp sóng ngôn từ” trong Số đỏ. Đỗ Đức Hiểu đã thực hiện việc đi sâu vào khai thác mặt hình thức nghệ thuật biểu hiện của văn bản để đi tới cái đích cuối cùng là làm sáng tỏ và thuyết phục nội dung văn bản, ý nghĩa tư tưởng mà nhà văn gửi gắm, kí gửi trong tác phẩm của mình. Thành công của bài viết, nhà nghiên cứu đã khẳng định sự đúng đắn và thuyết phục cho một cách thức tiếp cận văn chương mới, khoa học và sáng tạo đó là con đường vận dụng thi pháp loại thể. Đây có thể coi là bài viết thành công nhất và tiêu biểu hơn cả cho phong cách nghiên cứu của Đỗ Đức Hiểu với thể loại truyện, nó có ý nghĩa tiên liệu và mở đường cho sự phát triển của thi pháp ứng dụng trong nghiên cứu và phê bình ở Việt nam sau này.