7. Kết cấu của luận văn
2.1.3. Thi pháp Tiểu thuyết
Trong cuốn Từ điển Thuật ngữ Văn học do Trần Đình Sử, Lê Bá Hán, Nguyễn Khắc Phi chủ biên đã đưa ra khái niệm về Tiểu thuyết “Tác phẩm tự cỡ lớn có khả năng phản ánh hiện thực đời sống ở mọi giới hạn không gian và thời gian”[81, tr. 328]. Theo một số nhà nghiên cứu, tiểu thuyết là thể loại
54
sinh sau đẻ muộn, vì vậy nó tiếp thu những cái tốt đẹp của các thể loại đã có (anh hùng ca, thơ, kịch, đối thoại…), sáng tạo những yếu tố mới, trong hoàn cảnh xã hội có những biến động mạnh “tiểu thuyết chứa đựng nhiều phong cách, nhiều giọng nói, những phong cách xen lẫn nhau, hoà hợp, tranh luận, cãi vã, đối chọi nhau. Như một “đứa con lai, nó đẹp, nó khoẻ, nó đầy sức sống” ” [51, tr. 47]
Đỗ Đức Hiểu cho rằng “Tác phẩm văn học là một hiện tượng của ngôn từ, một hệ thống của kí hiệu, hoặc một toàn bộ cấu trúc ở dạng chỉnh thể” [51, tr. 47]. Tuy nhiên, hệ thống kí hiệu của mỗi thể loại khác nhau lại được thể hiện khác nhau thông qua các kí hiệu cụ thể trong văn bản. Nhà nghiên cứu cho rằng “Thơ là độc bạch của nhà thơ, thơ chứa đựng tất cả tâm hồn, tâm linh của nhà thơ” [51, tr. 47]. Còn văn xuôi (chủ yếu là tiểu thuyết), theo tác giả nó “đa âm”, nó là văn bản hỗn hợp những ngôn từ của nhiều tầng lớp trong xã hội. Chính vì vậy, nó chứa đựng nhiều phong cách, nhiều giọng nói, những phong cách xen lẫn nhau, hoà hợp, tranh luận, cãi vã, đối chọi” [51, tr. 47]. Trên cơ sở viện dẫn Bakhtine trong tác phẩm Mĩ học và lí luận tiểu thuyết, Đỗ Đức Hiểu đã nhấn mạnh hai đặc trưng của tiểu thuyết. Đó là tính đa âm, đối thoại và thời gian- không gian trong tiểu thuyết. Hai đặc trưng này chính là hai đặc trưng cơ bản của tiểu thuyết:
“Tính đa âm hay đối thoại; Tiểu thuyết tiếp xúc với đời sống xã hội mật thiết hơn các thể loại khác, là “vũ trụ vi mô” của mọi tiếng nói đủ các giọng điệu. Ngoài những “đối thoại” trong văn bản, tiểu thuyết còn đối thoại với cấu trúc bên ngoài. Các tác phẩm văn học và nghệ thuật khác, đạo đức học, triết học, xã hội học (...) Tiểu thuyết là sự hỗn hợp của nhiều phong cách, cao, thấp, cục cằn, cao xa là một “tháp Babel”, mỗi người nói một thứ tiếng, không ai hiểu ai, mỗi nhân vật, một lời nói, một giọng nói, thể hiện cá tính của nó…”[51, tr. 48-49]
55
“Thời gian và không gian chỉ mối quan hệ gắn chặt thời gian và không gian (... ) Tiểu thuyết hiện đại không hề khép kín, nó luôn biến động và hướng về tương lai” [51, tr. 48-49]
Đỗ Đức Hiểu bằng những hiểu biết cơ bản của mình về tiểu thuyết và thi pháp tiểu thuyết đã đem tới những tri thức mới nhất đến với người đọc. Trên nền tảng lí thuyết về thi pháp hiện đại trên thế giới, ông đã vận dụng thành công nó vào nghiên cứu và phê bình văn học, đặc biệt là những bài viết về văn học Việt Nam như: Những lớp sóng ngôn từ trong Số đỏ, Chất thơ trong Vang bóng một thời, Nước thiên đàng của Đào Duy Hiệp, Tiểu thuyết của Nhất Linh, Thân phận tình yêu của Bảo Ninh ….