Văn học Lãng mạn Pháp

Một phần của tài liệu Sự nghiệp nghiên cứu và phê bình văn học của Đỗ Đức Hiểu (Trang 29)

7. Kết cấu của luận văn

1.3.2. Văn học Lãng mạn Pháp

Nửa đầu thế kỉ XIX, ở Pháp xuất hiện trào lưu văn học Lãng mạn “ tiếng nói dạt dào tình cảm của những giấc mơ”. Song chủ nghĩa lãng mạn sớm chia thành hai khuynh hướng. Khuynh hướng thứ nhất là là “oán thán rền rĩ, tiếng kêu thất vọng, thương tiếc thời đại vàng son đã qua”- thời kì phong kiến không còn nữa. Theo Đỗ Đức Hiểu thì khuynh hướng lãng mạn này là khuynh

30

hướng “lãng mạn tiêu cực” mang tính “thần bí hoặc kiêu ngạo” trước cuộc sống tư sản tầm thường “của một chế độ đang ở buổi hoàng hôn”.

Đối lập với khuynh hướng lãng mạn tiêu cực là khuynh hướng lãng mạn tích cực “trẻ trung, yêu cuộc sống sôi nổi và đầy nhiệt tình”. V.Huy-gô là cây bút đại diện tiểu biểu xuất sắc cho trào lưu văn học này. Thế kỉ XIX và tình hình nước Pháp thể kỉ này đã được phản ánh tập trung sinh động trong những sáng tạo nghệ thuật của Đại thi hào V. Huygo. Tính chiến đấu chính là một đặc trưng quan trọng của văn học theo khuynh hướng sáng tác hiện thực xã hội chủ nghĩa. Văn học phải góp tiếng nói của mình vào cuộc đấu tranh “cải tạo xã hội”. Trước hết, tính chiến đấu trong những sáng tác của ông, theo Đỗ Đức Hiểu đó là thành công trong việc xây dựng những hình tượng bất hủ về những con người lao động nghèo khổ. V. Huygô đã để lại trong tác phẩm của mình những hình tượng bất hủ về con người nghèo khổ, bị truy nã, tù tội, đầy đoạ lâm vào những hoàn cảnh bi thảm. Đó là hình tượng nhân vật Giăng- văn-giăng một người tử tù của chính quyền tư sản bị kết án tới 19 năm tù vì ăn trộm một chiếc bánh mì cứu đứa cháu khỏi chết đói. Hình tượng Făng-tin người đàn bà, người mẹ bất hạnh bị xã hội tư sản đẩy ra khỏi xã hội, phải bán răng, bán tóc, bán cả thân thể của mình để duy trì sự sống cho đứa con nhỏ của mình… Tất cả những nhân vật này đã lột tẩy bộ mặt đương thời của xã hội tư sản phương Tây.

Đỗ Đức Hiểu đánh giá cao tính hiện thực và chủ nghĩa tình thương trong sáng tác của nhà văn. Cái nhìn của V. Huygô đối với những người lao động nghèo khổ là cái nhìn của tình thương, cảm hoá và hi vọng của một trái tim nhân đạo cao cả của phương Tây trong thế kỉ XIX. Đứng trên nguyên lí của tình thương, nhà văn bênh vực cho những con người nghèo khổ bị “ruồng bỏ”, đấu tranh cho họ có một cuộc sống tốt đẹp hơn đó là khát vọng hướng tới “tự do” và “công lí”. Hình ảnh con người trong thơ ca của Vícto-Huygô cũng

31

là sự phản ánh quan điểm của ông về con người “cao thượng”, khao khát “ công lí và tự do”. Con người đó luôn là con người vận động từ bóng tối của khổ đau, áp bức vận động tới một tương lai tươi sáng hơn, tốt đẹp hơn “Dù hiện tại đen tối tới đâu, đến một lúc nào đó, công lí, sự thật và tự do sẽ trỗi dậy và trở về rạng rỡ nơi chân trời” [44, tr. 130]

Chính vì vậy, khi Công xã pari nổ ra, tuy không hiểu hết Công xã nhưng ông có một mối tình cảm sâu sắc với công xã. V. Huy-gô ngợi ca Pari khởi nghĩa, với những bức tranh và những bức chân dung tuyệt vời về những người phụ nữ và những em bé anh hùng của Công xã một em bé dũng cảm “trên một chiến luỹ”, một người phụ nữ “mạnh hơn nam nhi”. Bài thơ Tặng những ai bị giày xéo được Huygô viết ít ngày sau “Tuần lễ máu”, cuộc tàn sát của chính phủ với Công Xã:

Vâng, tôi đứng về phía những người chiến bại …Tôi là bạn cả những người đau thương

Là người của những ai đau khổ và những kẻ cô đơn

(Tặng những ai bị giày xéo- V. Huy-gô)

Thơ ông xót thương cho những người thất bị bị truy nã. Ông tố cáo tội ác của bọn Tư bản đao phủ đang hò hét kêu gọi trả thù. Ông thương xót cho những người đấu tranh bảo vệ Công Xã của nhân dân. Đỗ Đức Hiểu đã đánh giá cao những tình cảm của Huy-gô và coi đó là thứ tình cảm “trong sáng, lành mạnh, tràn đầy niềm tin” và nó là “trái tim ý chí” của nhân dân Pháp.

Tuy nhiên, Đỗ Đức Hiểu đã nhận ra cái bản chất nhân đạo trừu tượng của nhà văn “V. Huy gô chưa vượt lên trên cái huyền thoại về con người chung chung, và chủ nghĩa nhân đạo trừu tượng” [51,tr. 133]. Vì không đứng trên lập trường vô sản, không thấy được bản chất tốt đẹp trong sứ mệnh của giai cấp vô sản nên trong nhận thức của Huygô có những sai lầm, ông đánh giá ngang bằng những kẻ phản bội Véc-xây với những nhà Cách mạng Công

32

xã. V. Huy-gô không nhận thức được chính bọn Chi-e đã gây nên nội chiến phản cách mạng và chính Công xã là người đứng lên bảo vệ nền cộng hoà và phẩm giá con người. Chính vì không có tính giai cấp nên ông chỉ thấy hai bên chém giết nhau, ông chỉ thấy lâu đài, nhà cửa tan hoang. Trong bài thơ Một tiếng kêu, ông hốt hoảng can ngăn:

Hỡi chiến sĩ! chiến sĩ! Các người muốn gì?

Các người giống như những ngon lửa thiêu cháy những cánh đồng lúa chín

Các ngươi giết chết danh dự, lẽ phải và hi vọng Sao! Một bên là nước Pháp! Bên kia là nước Pháp!

(Một tiếng kêu- V.Huy-gô)

Chính vì tình thương “siêu hình” đó nên theo Đỗ Đức Hiểu trong quan điểm của Huygô có nhiều mâu thuẫn, do dự một mặt vẫn những “lời ca tha thiết và hùng hồn”, vẫn những hình tượng to lớn và phi thường, vẫn những tương phản kịch liệt, vẫn một niềm tin vào ngày mai tốt đẹp hơn, mặt khác ông lại cho rằng “Về nguyên tắc tôi đứng về phía công xã,… và tôi chống lại công xã về biện pháp thực hiện” [44, tr. 132]. Chính điều mà “nhân loại sẽ mãi mãi trân trọng tư tưởng cao quí của ông”, Đỗ Đức Hiểu đã chỉ ra những hạn chế trong tư tưởng tình thương đó “Ông ngây thơ đòi hỏi giai cấp tư sản phải trung thành với những nguyên tắc nó đã đề ra, yêu cầu nó nhân đạo hơn (…) Ông không tin ở sức mạnh của giai cấp vô sản” [44, tr.130]. Đỗ Đức Hiểu đứng trên lập trường Mác-xít về tính giai cấp của văn học, cũng chỉ ra những hạn chế của khuynh hướng văn học này “Nhân vật lí tưởng của văn học lãng mạn là con người thượng đẳng. Trong tác phẩm lãng mạn, xung đột giữa thiện và ác, tinh thần và vật chất, xung đột giữa cái ác thường nghiệm và cái siêu nghiệm chứ không phải xung đột giai cấp.” [43, tr. 114]

33

Đỗ Đức Hiểu đứng trên lập trường phương pháp luận Mác-xít đánh giá cao khuynh hướng văn học lãng mạn nói chung và đóng góp của “người khổng lồ thời đại” nói riêng. Mặc dù còn những hạn chế bởi những quan điểm “trừu tượng”, “siêu nghiệm” về con người, nhưng “tiếng nói của tình thương dạt dào” là một âm thanh tích cực vang lên báo hiệu một “thời đại thi ca mới”. V. Huy gô xứng đáng là đại diện ưu tú nhất, là tấm gương phản chiếu linh hồn nhân văn cao cả của nước Pháp thế kỉ này.

Một phần của tài liệu Sự nghiệp nghiên cứu và phê bình văn học của Đỗ Đức Hiểu (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)