Vận dụng lí thuyết thi pháp học nghiên cứu văn học Việt Nam

Một phần của tài liệu Sự nghiệp nghiên cứu và phê bình văn học của Đỗ Đức Hiểu (Trang 57)

7. Kết cấu của luận văn

2.2. Vận dụng lí thuyết thi pháp học nghiên cứu văn học Việt Nam

Sau Đổi mới (năm 1986), thi pháp hiện đại của phương Tây đã được các nhà nghiên cứu Việt Nam đón nhận nồng nhiệt. Tuy nhiên, việc tiếp nhận và truyền bá thi pháp hiện đại thời kì này ở các nhà nghiên cứu không giống nhau, mỗi người chọn cho mình một thế mạnh riêng, phù hợp với thế mạnh của nhà nghiên cứu. Nhận thức về thời kì “trăm hoa khoe sắc” này, nhà giáo Trần Hinh đã lược trình lại những đổi mới về đời sống văn học của thời kì đầu đó “Các nhà giáo, nhà nghiên cứu như nhiều nhà nghiên cứu Trần Đình Sử, Hoàng Ngọc Hiến, Phan Ngọc, Lại Nguyên Ân, Lê Ngọc Trà, Hà Minh Đức, Phương Lựu, Nguyễn Văn Dân…mỗi người đều có những công trình tạo nên những ấn tượng trong đời sống văn chương đương thời. Mỗi người trong số họ, đều có mặt mạnh và nét độc đáo riêng” [51, tr. 21].

Đỗ Đức Hiểu là một trong số ít những nhà nghiên cứu không đi sâu vào lí thuyết thi pháp mà chọn cho mình một con đường đi riêng và cũng là điểm mạnh của nhà nghiên cứu. Đó là vận dụng lí thuyết thi pháp học vào giải mã, tìm hiểu và phân tích một số tác phẩm văn học, đặc biệt là những tác phẩm văn học Việt Nam “Trong cuộc hành trình đi tìm chân lí, cuối cùng Đỗ Đức Hiểu đã lựa chọn cho mình phương pháp tiếp cận văn chương khoa học nhất: dành ưu thế cho phương pháp phân tích văn bản, phân tích hình thức, nhưng không vì thế mà bỏ rơi yếu tố nội dung” [51, tr. 18-19]. Tất cả những bài viết vận dụng thi pháp này sau được tập hợp trong cuốn Thi pháp hiện đại. Đỗ Đức Hiểu chủ trương chỉ cung cấp những kiến thức lí thuyết vừa “đủ” để nghiên cứu, lấy đó làm nền tảng cho việc đi sâu vào nghiên cứu những tác phẩm văn học cụ thể. Trên cả ba loại hình của văn học: thơ, truyện (chủ yếu

58

là tiểu thuyết), và kịch, Đỗ Đức Hiểu đều có những bài viết gây được sự chú ý cao của giới nghiên cứu và phê bình văn học. Trong phần vận dụng, Đỗ Đức Hiểu thực sự thăng hoa tài năng của mình trên tất cả những bài viết, mỗi bài viết là một sự phát hiện, khám phá đầy tinh tế và sâu sắc dựa trên trực quan khoa học của một nhà nghiên cứu. Với một lối văn phong tinh tế, một tinh thần khoa học sáng tạo, Đỗ Đức Hiểu đã để lại dấu ấn của mình trong lòng người đọc.

Một phần của tài liệu Sự nghiệp nghiên cứu và phê bình văn học của Đỗ Đức Hiểu (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)