7. Kết cấu của luận văn
1.3.3. Văn học Công xã Pari
Trong sự nghiệp nghiên cứu văn học của mình, Đỗ Đức Hiểu dành một tình cảm đặc biệt với Văn học Công xã Pari và đánh giá cao khuynh hướng văn học này đối với nền văn học Pháp nói riêng và văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa sau này nói chung. Đỗ Đức Hiểu coi đây là nền văn học của những khổng lồ “xông lên đoạt trời”. Chính Đỗ Đức Hiểu là nhà nghiên cứu đầu tiên có công lao giới thiệu đầy đủ, hệ thống Văn học Công xã ở Việt Nam.
Văn học công xã Pari là một khuynh hướng văn học ra đời cùng cuộc cách mạng Công xã Pari (năm 1871). Tuy kết thúc trong thất bại nhưng cuộc cách mạng này có ý nghĩa quan trọng trong lich sử thế giới hiện đại. V. Lênin nhận định “Sự nghiệp của Công xã Pari là sự nghiệp cách mạng xã hội, sự nghiệp giải phóng hoàn toàn về chính trị và kinh tế của người lao động, sự nghiệp của giai cấp vô sản toàn thế giới” [42, tr. 100]. Phong trào văn học ra đời trong thời kì này, cổ vũ ca ngợi thời kì này được gọi là văn học Công xã Pari. Một xu hướng văn học tiến bộ trên thế giới lúc bấy giờ. Sự ra đời của Văn học Công xã Pari là một thời đại thi ca “đoạn tuyệt với thơ ca tư sản suy đồi” lúc bấy giờ. Văn học Công xã Pari là đã xây dựng đựơc những hình tượng con người mới xuất hiện trong văn học, mà theo Đỗ Đức Hiểu đó là “anh hùng ca của thời đại mới”, là sự tiếp nối anh hùng ca của Hô-me trong kỉ nguyên hiện đại “Chưa bao giờ hình ảnh con người được xây dựng chân thực,
34
đẹp đẽ, phong phú, đa dạng, khoẻ mạnh và hùng hồn như thế” [42, tr. 106]. Người lao động đã trở thành chủ thể sáng tạo và thụ hưởng văn học, phần lớn nhà thơ, nhà văn Công xã là những người lao động nghèo khổ được trưởng thành trong phong trào cách mạng. Người lao động chính là trung tâm của sự sáng tạo của người nghệ sĩ. Công chúng lao động vừa là đối tượng quan trọng sáng tạo không ngừng nghỉ của người nghệ sĩ, đồng thời là lực lượng đông đảo trong việc tiếp nhận những tác phẩm do người nghệ sĩ sáng tạo. Bởi vậy, đó là thứ văn học gần gũi đời sống lao động nên nó “tràn đầy sức sống”.
Đỗ Đức Hiểu đánh giá cao những hình tượng “con người lí tưởng” mà nhà văn Công xã xây dựng. Con người lí tưởng trong văn học Công xã không phải là những con người trừu tượng, con người siêu nhiên thoát li cuộc sống đó là những con người thực tế cuộc sống lao động, chiến đấu. Nhân vật lí tưởng trong văn học Công xã Pari là những người lao động nghèo khổ đấu tranh chống lại giai cấp phản động “hi sinh tất cả cho lí tưởng của loài người”. Thơ văn Công xã phản ánh thời kì giao tranh quyết liệt giữa hai lực lượng xã hội chính trong xã hội hiện đại đó là giai cấp công nhân và giai cấp tư sản. Nó không dừng lại ở việc phản ánh hiện thực lớn lao, mà theo ông nó còn thể hiện ước vọng sâu xa của nhân loại, là một nền văn học hiện thực tiến bộ “mang tính đảng vô sản (…) một nền văn học biểu hiện được nhân vật điển hình công phá dữ dội và cải tạo triệt để hoàn cảnh xã hội, quyết tâm xây dựng thế giới mới” [38, tr.102]
Đỗ Đức Hiểu đề cao ý thức đấu tranh giai cấp được nhà văn Công xã gửi gắm “màu sắc”, “âm điệu” mới vào những tác phẩm văn học. Văn học Công xã mang tính chất tiên quyết trong việc khẳng định lập trường của một hình thức văn chương tiến bộ “đánh đổ chủ nghĩa tư bản thối nát” và “xây dựng thế giới mới”. Hình tượng người anh hùng trong văn học Công xã cũng là những người anh hùng trong cuộc sống lao động chiến đấu trong những
35
ngày Pari sục sôi trong trận quyết chiến chống lại kẻ thù khát máu. Họ sẵn sàng hiến dâng bản thân mình vì lí tưởng cao cả “người anh hùng ấy sống hiên ngang, không khuất phục trước cường quyền, sẵn sàng hi sinh ung dung trước mũi súng kẻ thù, với niềm vui và niềm tin không bờ bến” [42, tr. 181]. Xây dựng những người anh hùng lí tưởng, những người khổng lồ “xông lên đoạt trời”, Công xã Pari hướng tới việc ngợi ca xã hội, thời đại cách mạng tiến bộ là nguồn cơn thúc đẩy sự ra đời của một nền văn học giàu sự sống, một mầm xanh khoẻ mạnh, tươi tốt, một người khổng lồ của ngày mai, của tương lai “đấng thiên thần bé nhỏ” sẽ là “người khổng lồ” của ngày mai.
Không chỉ sáng tạo ra một hình tượng người anh hùng kiểu mới, theo Đỗ Đức Hiểu văn học Công xã đã có sự thay đổi những phạm trù mĩ học “Cái anh hùng trở thành cái đẹp chủ yếu, bao trùm cả thơ văn công xã “[ 42, tr. 183]. Trong văn học Phương Tây trước đó, cái anh hùng thường gắn với cái bi kịch. Người anh hùng thường trải qua những đau xót, nghi ngờ, day dứt và tuyệt vọng rồi đi đến sụp đổ. Người anh hùng bi kịch trước đấy thường là người cô độc bị thế lực phản động bao vây, tiêu diệt. Bởi vậy người anh hùng trong văn học trước đó gây sự xót thương và ghê sợ. Chỉ đến người anh hùng của Công xã Pari không có con người bi kịch khi trải qua thất bại. Có sự hi sinh mất mát đó nhưng đó là cái nhìn khâm phục và gieo vào đó niềm tin của sự sống, cống hiến. Đó là những hình tượng con người “dù sắp hi sinh vẫn đùa vui” bởi vì “lí tưởng chiến đấu chiếu rọi cuộc đời anh”. Họ luôn ý thức được sự hi sinh của mình là cần thiết để “vun trồng cho sự sống”.
Mặc dù đạt được những thành tựu to lớn như vậy, tuy nhiên đứng trên lập trường Mác-xít, Đỗ Đức Hiểu còn thấy những hạn chế của văn học Công xã, khi chưa có một hệ tư tưởng khoa học, tiến bộ dẫn đường nên nhiều nhà văn thời kì này muốn “giương lá cờ đen”, mơ tưởng một thứ “tự do tuyệt đối không tưởng”: “Nhiều nhà thơ, nhà văn, kể cả những nhà văn có tên tuổi của
36
Công xã, như Lu-i-dơ Mi-sen, Giuyn Va-lét, chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội không tưởng, của chủ nghĩa P’ru-đông hay chủ nghĩa Bơ-lăng-ki” [38, tr. 105].
Tính chiến đấu là một trong những nhiệm vụ được đặt ra đối với bất cứ nền văn học tiến bộ nào, và văn học công xã Pari cũng là một “công cụ tư tưởng” phục vụ hiệu quả cuộc đấu tranh giai cấp “Văn học được quan niệm một cách không che giấu, là một mặt trận chiến đấu mà nhà văn là chiến sĩ trên mặt trận ấy” [42, tr. 108]. Đồng thời, Đỗ Đức Hiểu cũng thừa nhận vai trò, sức chiến đấu mạnh mẽ, nhà thơ nghệ sĩ phải tham gia cuộc đấu tranh ấy “văn học có nhiệm vụ tuyên truyền, giáo dục lí tưởng cao đẹp, động viên chiến đấu, để ước mơ trở thành hiện thực” [42, tr. 167].
Đỗ Đức Hiểu đứng trên lập trường Mác-xít đã nhận thức gần đầy đủ những đặc điểm của một nền văn học hiện thực trong Văn học Công xã Pari. Đỗ Đức Hiểu đánh giá và ca ngợi một nền văn học tiến bộ “mầm mống xanh tốt của văn học hiện thực chủ nghĩa”.
1.4. Biên dịch và tiếp nhận văn học hiện đại Pháp
Giữa những năm 50 của thế kỉ XX trên thế giới, sau chiến tranh thế giới thứ 2, xuất hiện ở Phương Tây một trào lưu văn học đặc biệt. Đó chính là văn học Hiện sinh chủ nghĩa. Khi mới ra đời, những nhà nghiên cứu phương Tây coi đây là một trào lưu “nhân văn mới” của văn học thế kỉ XX, khi nó đi sâu vào khai thác thân phận con người.
Đỗ Đức Hiểu đã đứng trên lập trường quan điểm Mác-xít đón nhận trào lưu văn học “nhân văn mới” này. Ông kịch liệt Phê phán văn học Hiện sinh chủ nghĩa, coi nó là thứ văn học “suy đồi”, thứ văn học sinh ra từ đổ nát, điêu tàn của một Châu Âu đã bị tàn phá một cách khủng khiếp trong Đại chiến thế giới thứ 2. Chính vì vậy, Đỗ Đức Hiểu phủ định hoàn toàn, triệt để trào lưu
37
sản sinh từ chủ nghĩa tư bản lúc suy tàn, đổ vỡ “làm con người ta xấu đi, yếu đuối đi; nó khinh rẻ, giày xéo lên khả năng vô tận của con người” [43, tr. 176] Nguồn gốc của văn học hiện sinh chủ nghĩa xuất phát từ những triết học Hiện sinh chủ nghĩa của một số nhà triết học phương Tây đầu thế kỉ XX để xuất. Phải kể tới Kiêc-kơ-gơ, nhà triết học được coi là cha đẻ của chủ nghĩa Hiện sinh với “Phạm trù hiện sinh”, quan điểm Nitsê về con người “siêu nhân”, Phân tâm học của Phrớt, Bexông và triết học trực giác, Hiện tượng học cuả Hútxéc… Đây là những phạm trù triết học là nền tảng để hình thành khuynh hướng văn học hiện sinh chủ nghĩa sau này. Đỗ Đức Hiểu đứng trên lập trường của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử của học thuyết Mác- Lênin đã kịch liệt phê phán thứ triết học được sản sinh bởi chế độ tư sản đang giãy chết “Cái hoa hoè, hoa sói héo tàn, nước sơn loang lở, nó không cứu vớt được ai” [43, tr. 22]
Đỗ Đức Hiểu trước khi đi vào phê phán khuynh hướng văn học này, nhà nghiên cứu đã chỉ ra những “phi lí” của chính nền tảng triết học tạo ra nó. Đó là những nhà triết học hiện sinh chủ nghĩa. Đối với Kiếc-kơ-gơ cha đẻ của triết học hiện sinh. Kiếc-kơ-gơ đã đưa ra một số phạm trù “hiện sinh”, phạm trù cái duy nhất, nhà triết học quan niệm con người là một hữu thể đơn độc, con người bị cắt đứt với “toàn bộ mối quan hệ xã hội” đã sáng tạo ra nó và trong đó nó hoạt động tích cực. Phạm trù cái huyền bí, nhà triết học quan niệm mỗi người là một vũ trụ đóng kín, mỗi ý thức là một thế giới không thông tin đầy đủ với bên ngoài. Ngoài ra, nhà triết học còn đề cập tới một số phạm trù về cái sinh thành, phạm trù lựa chọn, phạm trù lo âu. Theo như Đỗ Đức Hiểu thì đó là những quan niệm hết sức “bi đát” về con người, đó là thứ triết lí của những người bất lực “lo âu và run rẩy” trước cuộc sống nên tìm nơi trú ẩn trong “siêu hình học và tôn giáo”.
38
Với Phân tâm học, nhà nghiên cứu đã chỉ ra bản chất, hạt nhân cơ bản trong học thuyết của Phrớt “trong tâm thần con người, ngoài khu vực của ý thức, còn là khu vực của tiềm thức, vô thức” [43, tr. 34-35]. Từ đó, Đỗ Đức Hiểu chỉ ra sự “phi lí” trong quan điểm của Phrớt khi coi sáng tác văn học, nghệ thuật là sự “bài ức những ham mê tính dục lúc nào cũng hoạt động ngấm ngầm, không hề bị tiêu diệt, mà chỉ bị xã hội kìm hãm” [43, tr. 36]
Về Becxông và thuyết trực giác, Đỗ Đức Hiểu cũng đi vào lí giải bản chất “hiện sinh” của học thuyết triết học này “Ông cho rằng tư duy con người chỉ có thể nhận thức được thế giới vật chất, môi trường sống và phải thích nghi, và nó hoàn toàn bất lực trước những cái phi vật chất, không nắm bắt được dòng ý thức sâu xa của dòng ý thức đời sống “bên trong” ”[43, tr. 40- 41]. Từ quan điểm đó, Becxông chủ trương khai thác triệt để “thế giới bên trong”, “siêu hình học” trong tâm linh của con người dưới khái niệm “thời biến”, “dòng ý thức”, “thuyết đồng hiện”. Đỗ Đức Hiểu đứng trên lập trường khẳng định cái lí trí của mĩ học Mác-xít phê phán tính chất “siêu hình học” của học thuyết “hiện sinh” này khi “lí trí bị coi rẻ”, những bản năng tiềm thức, trực giác bị “tuyệt đối hoá”.
Hiện tượng học của Hútxéc là một lí thuyết triết học góp phần hình thành triết học Hiện sinh. Đỗ Đức Hiểu đã chỉ ra bản chất của học thuyết này là “thứ kinh nghiệm độc đáo, duy tâm một cách cực đoan”, “một phương pháp phi lí tính của nhận thức”. Nhà triết học quan niệm thế giới là “tập hợp của những cảm giác” hay “một giấc mơ liên tục” và “sự tồn tại của nó là hoài nghi”. Đỗ Đức Hiểu đi tới phê phán “ý thức thuần tuý”, “thế giới để trong ngoặc đơn”, hay “sự rút gọn hiện tượng học” trong học thuyết của Hútxéc “là một thứ kinh nghiệm “hiện đại”, nó dừng lại ở hiện tượng, phủ nhận tư duy lí luận, phủ nhận khái quát hoá và trừu tượng hoá” [43, tr. 49].
39
Về Kapka, Đỗ Đức Hiểu cũng đã chỉ ra những hạn chế trong sáng tác của “nhà văn tiền bối” của chủ nghĩa hiện sinh “Thế giới Kápka là một thế giới phi lí; có thể nói tác phẩm của ông là những âm vang mênh mông vô tận, những hình bóng nhảy múa nửa hư, nửa thực” [37, tr. 89]. Ông phê phán cái nhìn bế tắc tuyệt vọng của các nhân vật trong tiểu thuyết “thứ lo âu siêu hình, không nguyên nhân cụ thể, không thể lí giải cái lo âu “bản thể luận” gắn liền với con người [43, tr. 89]. Nhân vật trong tiểu thuyết của kapka sống trong một xã hội “ở ngoài xã hội, xa lạ với hết thảy”.
Xáctơrơ nhà văn lớn của chủ nghĩa hiện sinh. Một trong những đặc điểm của học thuyết hiện sinh chủ nghĩa của Xáctơrơ là khái niệm dấn thân, hay nhập cuộc. Ông luôn coi “nghệ thuật thuần tuý là nghệ thuật trống rỗng”. Ông đã tham gia sáng tác để thể hiện sự “nhập cuộc” của văn học vào thực tiễn, Đỗ Đức Hiểu coi đó là một hành trình tuyệt vọng “Nhập cuộc của Xáctơrơ là thứ nhập cuộc nửa vời, dấn thân của ông là thứ dấn thân tả khuynh, tiểu tư sản, không mục đích, không hi vọng” [43, tr .93]. Vì vậy, nhân vật trong các tác phẩm hiện sinh của Xáctơrơ luôn “ở tình trạng hoang mang cực độ, ở tình thế bi đát không lối thoát, cuối cùng chết hoặt thất bại thảm hại” [43, tr.101].
Tác phẩm Buồn nôn là một trong những tiểu thuyết tiêu biểu “minh hoạ” cho tư tưởng triết học của Xáctơrơ. Tiểu thuyết xuất hiện dưới hình thức một tiểu thuyết nhật kí của Rôcăngtanh – nhân vật chính. Anh luôn thấy day dứt trong người: những sự vật xung quanh anh bỗng có những hình thái lạ lùng, xuất hiện dưới mắt anh với một ý nghĩa to lớn và ghê sợ, anh không hiểu nổi. Một cảm giác khỏ tả, nặng nề, đầy lo âu, bàng hoàng và kinh hãi, đột nhiên xâm nhập anh, anh “buồn nôn”. Đỗ Đức Hiểu đã phê phán thứ cảm giác “buồn nôn” phi lí ấy “Buồn nôn vén một bức màn sắt vẫn che lấp bấy lâu nay cái thế giới thực ấy (…) Cả thế giới là cái phi lí” [43, tr. 104].
40
Anbe Camuy, nhà văn tiêu biểu của chủ nghĩa hiện sinh. Đỗ Đức Hiểu cũng chỉ ra cái tiêu cực, cần phê phán lên án trong quan niệm “hiện sinh” của Camuy “cái phi lí của Ca muy diễn đạt- nói đến mức sâu nhất- mối quan hệ giữa con người và xã hội (…) Cuộc sống là vô nghĩa”[43, tr.109]. Tuy nhiên trong những sáng tác của Camuy, Đỗ Đức Hiểu cũng chỉ ra những điểm sáng, tích cực “nó đứng ở bên kia chủ nghĩa phát xít, nó không đồng tình với bất công và tội ác, với chiến tranh phi nghĩa, với khủng bố dã man” [43, tr.119]. Tuy nhiên, hạn chế trong sáng tác của Camuy là không tránh khỏi, đó là hạn chế chung, những tiêu cực chung của chủ nghĩa Hiện sinh. Đỗ Đức Hiểu nhận định “Camuy phản kháng bạo lực phi nghĩa mà ông gọi là lịch sử phi lí tính, song đồng thời, ông cũng cự tuyệt bạo lực chính nghĩa mà ông gọi là lịch sử lí tính, ông đánh giá ngang bằng hai thứ bạo lực ấy” [43, tr.119-120]. Đỗ Đức Hiểu cũng khẳng định tinh thần của nhà văn đi ngược lại với tinh thần của chủ nghĩa Mác- Lênin, ông coi những lập luận của Camuy “Những lập luận siêu hình, phi lịch sử và phi giai cấp’[43, tr. 122]. Nó chỉ chỉ ra được hiện tượng, tình cảm, nó luôn trốn tránh nguyên nhân và triển vọng “Đáng lẽ phải phân