Thi pháp Kịch

Một phần của tài liệu Sự nghiệp nghiên cứu và phê bình văn học của Đỗ Đức Hiểu (Trang 55)

7. Kết cấu của luận văn

2.1.4. Thi pháp Kịch

Kịch là một trong ba phương thức cơ bản của văn học (Kịch, Tự sự, Trữ tình). Kịch là một thể loại vừa thuộc lĩnh vực của sân khấu, vừa thuộc lĩnh vực của văn học. Nó vừa để diễn là chủ yếu lại vừa có thể đọc vì kịch bản chính là phương diện văn học của kịch. Song nói đến kịch là phải nói đến biểu diễn trên sân khấu của các diễn viên bằng hành động, cử chỉ, điệu bộ, và bằng lời nói. Đỗ Đức Hiểu cho rằng “Kịch không chỉ là một nghệ thuật tổng hợp, mà đúng hơn, là một giao hưởng những nghệ thuật” [51, tr. 38]. Ông cũng đưa ra quan điểm hết sức ngắn gọn của mình “Kịch là văn bản đối thoại, hoặc bản viết nói thành lời hoặc lời nói viết thành văn bản” [51, tr. 37]. Đây có thể coi là những nét phác hoạ đầu tiên định hình của Đỗ Đức Hiểu về một đối tượng mới của nghiên cứu và phê bình văn học dưới góc độ thi pháp học. Những khám phá đó được trình bày một cách khoa học, thực chứng theo tinh thần của đổi mới và bám sát cấu trúc văn bản, đặc trưng thể loại của các văn bản. Đỗ Đức Hiểu đã khẳng định sự đổi mới cần thiết trong việc nghiên cứu và phê bình thể loại kịch “Về thi pháp kịch bản, người phê bình cần khai thác triệt để đặc trưng của thể loại kịch, là văn bản đối thoại” [51, tr. 39]. Tác giả

56

kịch bản kể một câu chuyện bằng lời nói của nhiều nhân vật, câu chuyện diễn biến nhanh, với những sự cố liên tiếp và liên kết với nhau thành những hành động kịch. Vì vậy, đối thoại của kịch khác với đối thoại của các thể loại khác, đó là đối thoại- hành động, là sự bắt chước hành động của con người. Không chỉ có đối thoại trong kịch bản, mà kịch bản còn có những phần đối thoại ngoài kịch bản. Điều này thể hiện trong bài trí không gian, thời gian, việc ra vào sân khấu của nhân vật, đôi khi giọng nói, dáng điệu của nhân vật trên sân khấu. Thêm vào đó, còn có thể là lời đề tựa cho vở kịch để hiểu rõ hơn về tư tưởng mà nhà viết kịch muốn thể hiện thông qua các hành động của nhân vật kịch.

Chính từ những quan điểm mới về thi pháp kịch, Đỗ Đức Hiểu đã đề xuất những đổi mới phê bình kịch bản “Phê bình kịch bản không thể không thay đổi. Tinh thần của sân khấu vẫn tồn tại qua các thế kỉ: một hành động trên sân khấu (dù là“cái thực” hay “cái mơ”, dù là đối thoại hay múa hát) diễn tả hành động của con người, bằng nhiều hình thái ngôn từ: người phê bình khai thác những ngôn từ ấy, những kí hiệu ấy: kí hiệu học và cấu trúc luận vẫn là linh hồn của phê bình kịch” [51, tr. 46]. Vận dụng lí thuyết thi pháp kịch, Đỗ Đức Hiểu đã thành công trong việc đi tìm hiểu một số tác phẩm kịch ở Việt Nam và trên thế giới, đó là thành công khi đi tìm hiểu vở Vũ Như Tô

của Nguyễn Huy Tưởng, vở Othello của Shakespeare…

Như vậy, Đỗ Đức Hiểu đã tiếp nhận lí thuyết thi pháp khá đầy đủ và hoàn chỉnh theo lí thuyết thi pháp hiện đại của Phương Tây. Với sự tiếp nhận chọn lọc, đơn giản hoá, trọng tâm, đi sâu vào bản chất vấn đề từ thứ lí thuyết “rắc rối, trừu tượng”. Những trang viết “tí hon” của Đỗ Đức Hiểu về lí thuyết tiếp nhận Thi pháp hiện đại ngắn gọn chỉ khoảng vài trang giấy nhưng đã vạch ra được bản chất cốt lõi, tinh thần “khổng lồ” của thi pháp học hiện đại, góp phần cung cấp cho người đọc những trang tài liệu bổ ích về một khuynh

57

hướng nghiên cứu thịnh hành, được đón chào, cổ vũ nồng nhiệt trên thế giới lúc bấy giờ, một hướng đi mới cần thiết và khả quan cho nghiên cứu văn học ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu Sự nghiệp nghiên cứu và phê bình văn học của Đỗ Đức Hiểu (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)