7. Kết cấu của luận văn
2.1. Tiếp nhận lí thuyết thi pháp học
Những năm đầu sau công cuộc Đổi mới, nhiều nhà nghiên cứu Việt Nam nhận thấy những hạn chế của lối phê bình xã hội học. Bản thân nó không thể giải thích được hết các hiện tượng văn học ngày càng phong phú, đa dạng và phức tạp. Phương pháp nghiên cứu liên ngành trong nghiên cứu văn học đã được chú ý quan tâm. Đòi hỏi cấp thiết của nghiên cứu và phê bình văn học lúc bấy giờ cần có một sự đổi mới trong nghiên cứu văn học, làn sóng đổi mới manh nha hình thành và nhanh chóng thu hút được sự chú ý, quan tâm của giới nghiên cứu và phê bình ở Việt Nam. Đó là hướng tiếp cận lí thuyết thi pháp học trong nghiên cứu và phê bình văn học. Tiếp thu với cái mới đã trở thành xu thế tất yếu, khẩn trương của thời đại. Nhiều nhà nghiên cứu của Việt Nam đã tìm tới xu hướng mới đó như một cách tốt nhất để thoát khỏi những bế tắc của lối tư duy nhận thức cũ. Đỗ Đức Hiểu, là một nhà nghiên cứu văn học Pháp nhưng với nhãn quan và tình yêu, lòng say mê với văn học Việt Nam, nhà nghiên cứu cũng định hình cho mình một hướng đi bắt nhịp với nghiên cứu khoa học trên thế giới và đưa nó vào vận dụng ở Việt Nam. Ông đã có những bài báo, công trình được coi là những “tín hiệu vui” khi giới thiệu một số lí thuyết mới về nghiên cứu văn học, đặc biệt là 2 tập sách ra đời sau đó như là kết quả, thử nghiệm về những điều mới mẻ và khoa học thực chứng của phương Tây vào nghiên cứu văn học Việt Nam: Đổi mới phê bình văn học (1993),Đổi mới đọc và bình văn (1999)
49