Giọng điệu trần thuật

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Lê Lựu thời kỳ đổi mới (Trang 101)

6. Bố cục của luận văn

3.5. Giọng điệu trần thuật

Tiểu thuyết Lê Lựu thời kỳ đổi mới thực sự đã tạo được dấu ấn riêng ở kỹ thuật xử lí giọng điệu trần thuật. Giọng điệu là thái độ, tình cảm, lập trường, tư tưởng đạo đức của nhà văn thông qua lời văn nghệ thuật và thông qua chất giọng phổ quát của mình. Lê Lựu đã thành công khi sử dụng những giọng điệu đa thanh giàu cảm xúc khi xây dựng thế giới nhân vật trong các sáng tác của mình. Đó có thể là giọng hài hước bông lơn, có khi lại xót xa, thương cảm, lúc thì khắc khoải yêu thương, có khi lại chìm sâu trong suy ngẫm, triết lý.

Thời xa vắng, giọng điệu xót xa, thương cảm dường như là chất giọng

chủ yếu khi tác giả miêu tả nhân vật. Nhà văn thường di chuyển, mở rộng điểm nhìn để bày tỏ quan niệm, thái độ của mình. Qua đây tác giả thể hiện một nỗi đau khôn nguôi trước nỗi bất hạnh với những bi kịch của Sài, niềm trăn trở về một cô Tuyết cô đơn, khổ hạnh, về một cô Hương yêu hết mình nhưng thất bại. Nhiều trang văn của Lê Lựu như hòa cùng nỗi suy tư của nhân vật: “ôi tình yêu. Anh biết rằng anh có một nỗi khát khao đối với những người con gái như

tất cả bạn bè. Chỉ có khác, anh khác họ ở chỗ anh không có quyền, nói cho

đúng anh không được phép có một tình yêu” [26, tr.98]. Có khi giọng điệu nhà

văn lại đầy da diết, khắc khoải. Khi viết về mối tình của Sài và Hương, tác giả đã để nhân vật thể hiện được nỗi niềm của mình qua những dòng thư hay những trang nhật ký. Đó là những háo hức, mong chờ của Hương “liệu ở nhà

là những nỗi lo lắng, dằn vặt “anh thân yêu ơi! Những ngày vừa qua bố mẹ,

anh Tính và họ hàng làng xóm có đay nghiến sỉ vả anh nhiều không”… [26, tr.

65]. Những câu hỏi liên tiếp dồn dập của Hương chứng tỏ con sóng tình yêu mãnh liệt trong cô. Từ đó cũng toát lên được vẻ đẹp trong tính cách của người con gái xinh đẹp và mạnh mẽ ấy.

Giọng điệu này còn được thể hiện đậm nét khi nhà văn xây dựng nhân vật bà Đất (Chuyện làng Cuội). Chứng kiến những chặng đường trong cuộc đời tận cùng đau khổ của một người mẹ, Lê Lựu đã không cầm được lòng mình:

Với bà, được run rẩy yêu thương hay bị cào xé hành hạ, được ngẩng mặt tươi

cười nhìn chúng bạn hay cứ mãi mãi cắn hai hàm răng lại nuốt nước mắt vào trong, cho đến lúc này đều vô nghĩa. Khi bà cần sự cưu mang vớt vát thì chẳng thấy ai, cứ lầm lũi một mình chịu đựng” [24, tr.30]. Trước sự ra đi đầy oan khuất của người chồng, tiếng kêu của bà chẳng thấu được trời xanh, nhưng dường như nó đã dày vò trái tim nhà văn: “Nhưng trời thì cao, mà đất thì dày. Tiếng kêu của ba mẹ con mụ, dù có là thống thiết bi ai, có là xé ruột xé gan, nát lòng nát dạ hàng trăm người đứng ở đầu nhà hướng về phía nhà mụ lặng lẽ

lau thầm nước mắt thì vẫn không thể thấu đến tận trời cao và đất dày” [24,

tr.263]. Giọng điệu đầy xót xa, thương cảm lại da diết, khắc khoải ấy đã giúp nhà văn thâm nhập vào thế giới tình cảm sâu kín của nhân vật, khiến cho nhân vật hiện lên chân thực hơn qua những tâm tư, cảm xúc sâu kín của chính mình.

Những sáng tác của Lê Lựu còn cuốn hút người đọc ở chất giọng hài hước, châm biếm. Khi viết về một Lưu Minh Hiếu (Chuyện làng Cuội) luôn ôm trong mình ước mơ trở thành một anh hùng thời đổi mới, ham muốn lập thành tích cá nhân, tác giả đã sử dụng giọng điệu mỉa mai để làm bật lên cái mộng tưởng hão huyền của kẻ bất tài ấy, nhà văn còn chỉ ra kết quả tất yếu của căn bệnh thành tích bằng một giọng điệu giễu cợt đầy chua cay: “Có lẽ quán triệt ý định của bí thư phải làm nổi bật lên viễn cảnh tương lai, hay thực chất

nó là thế, mà những con số so sánh về mọi mặt nó chỉ bằng hoặc kém hơn hồi chết đói ăm 1945. Chẳng hạn một lao động chính làm quần quật hai sương một nắng từ sáng sớm đến tối nhọ mặt người bình quân giá trị ngày công chỉ mua được bốn phần mười que kem, nghĩa là đi cày bừa, cuốc đất ròng rã hai ngày

rưỡi trời mới được một que kem” [24, tr.391].

Đọc những trang văn của Lê Lựu người đọc còn nhận ra những trăn trở, suy tư của ông từ những dòng triết lý xuất phát từ hiện thực cuộc sống, từ những giai đoạn xã hội cụ thể. Đó có thể là những chiêm nghiệm mang tính khái quát về một thói hư, tật xấu của những con người quen ỉ lại, tham lam và lười nhác. Khi viết về bản tính và nguyên nhân ngày càng sa ngã của Núi với thói “ngựa quen đường cũ” tác giả cho rằng “ngựa chỉ quen đường cũ khi

không có đường mới thôi” [27, tr.322]. Từ đó tác giả làm nổi bật lên bản tính

thiếu mạnh mẽ, quyết đoán của nhân vật. Khi xây dựng nhân vật người cha của Núi, ngoài giọng điệu có lúc châm biếm, mỉa mai thì không ít lần Lê Lựu tỏ ra trằn trọc, suy tư “Nhưng nghĩ đến con người đối với nhau sao mà tán tận lương tâm đến thế. Đã không chết được thì phải sống. Đã sống dù ở đâu, làm gì cũng

phải xứng đáng với con người” [27, tr.291] và ông cho rằng “một người mà vô

giáo dục thì không giáo dục được ai đâu” [27, tr.280]. Từ những chất giọng đó

bản chất tán tận lương tâm, cạn tình ráo máng của ông Đại càng hiện lên rõ nét và sinh động.

Giọng điệu mỉa mai, chua chát còn xuất hiện ở những trang văn tác giả nói về những người phụ nữ lăng loàn, hư hỏng như Châu (Thời xa vắng) hay Linh Anh (Hai nhà): Đàn bà vốn có cái tật là không bao giờ khen chồng trước mặt người khác. Cũng như tất cả những người con gái quen thân chồng mình

bao giờ cũng là những con bé lăng nhăng, đĩ thõa” [26, tr.258] hay “đàn bà chỉ

khác, quyết chí dứt bỏ thằng đàn ông này nghĩa là họ đã nắm chặt một thằng đàn ông khác” [25, tr.225].

Đọc những sáng tác của Lê Lựu chúng ta không chỉ ấn tượng với ngòi bút miêu tả nhân vật qua ngoại hình và nội tâm nhân vật, qua mối liên hệ giữa hoàn cảnh và tính cách nhân vật mà còn yêu mến cái chất giọng đa thanh, giàu màu sắc của tác giả. Chất giọng đó càng tô đậm hơn nữa tấm lòng trân trọng, yêu thương, đồng cảm của ông đối với con người. Đó cũng là lý do vì sao những trang văn của Lê Lựu lại có sức mê hoặc lòng người lâu như vậy.

Tiểu kết chương 3

Lê Lựu đã xây dựng một thế giới nhân vật đa dạng, chân thực thông qua những thủ pháp nghệ thuật đặc sắc. Nhân vật hiện lên trong tác phẩm không chỉ qua ngòi bút miêu tả ngoại hình với những nét đặc tả mà tác giả còn đi sâu khai thác, lột tả chiều sâu tâm lý, thế giới bên trong tâm hồn họ. Có những tác phẩm lại có sức sống bền lâu bởi khuynh hướng tự truyện, với sự trùng hợp đến bất ngờ giữa chính cuộc đời nhà văn và cuộc đời của nhân vật. Sự thành công trong tiểu thuyết Lê Lựu thời kỳ này không thể không nhắc đến vai trò của giọng điệu trần thuật đa thanh giàu cảm xúc, lúc thì hài hước, buông lơn, lúc lại thâm trầm, xót xa, có lúc lại chiêm nghiệm triết lý lúc lại suồng sã, thân mật…Tất cả những thủ pháp nghệ thuật được tác giả kết hợp một cách tài tình, tạo nên một thế giới nghệ thuật phong phú.

KẾT LUẬN

1. Lê Lựu là một nhà văn có tài. Ông không chỉ là một cây truyện ngắn đặc sắc mà còn là một nhà tiểu thuyết xuất sắc thời kỳ đương đại. Lê Lựu không “hấp dẫn độc giả bằng những trang trữ tình, mềm mại, uyển chuyển như Đỗ Chu, chưa có cái sắc sảo có tính chất phát hiện như Nguyễn Khải, chưa thể hiện được cái cân bằng mực thước như Nguyễn Minh Châu, cũng không nghiêng hẳn về cái xô bồ, gân guốc như Triệu Bôn. Ông lôi cuốn người

đọc bằng chính sự chân thành, mộc mạc, dí dỏm và có tình” [23, 118]. Những

trang văn của Lê Lựu vì thế cứ đi vào lòng người đọc một cách nhẹ nhàng, càng ngẫm nghĩ càng sâu sắc, càng tìm hiểu càng thu hút. Đó là những trang đậm màu sắc hiện thực, vừa giàu tình đời lại vừa thấm đẫm tình người. Với khuynh hướng nhận thức lại hiện thực cùng với sự trở lại của cảm hứng bi kịch, những thay đổi trong quan niệm về hiện thực và con người, cùng với những nỗ lực trong sáng tạo nghệ thuật, Lê Lựu đã có những đóng góp không nhỏ trong việc đổi mới tư duy tiểu thuyết Việt Nam đương đại.

2. Sự cách tân, sáng tạo trong tiểu thuyết Lê Lựu thời kỳ đổi mới thể hiện sâu sắc nhất qua sự đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người, về cách xây dựng hình tượng nhân vật. Đi sâu vào thế giới nhân vật trong sáng tác của Lê Lựu là đi sâu khám phá về con người muôn màu, đa diện, với những số phận, những mảnh đời đáng thương, nó bí ẩn và mang chiều sâu tâm lý, nó phức tạp nhưng lại chân thực vô cùng…Đọc tiểu thuyết Lê Lựu chúng ta không tìm thấy trong đó hình tượng con người mang tầm vóc lớn lao, mang vẻ đẹp hoàn thiện và lý tưởng…Ta bắt gặp trong tác phẩm của ông những con người với hai mặt tốt - xấu, thiện - ác… những con người bản thân là người tốt nhưng lại bị xã hội giật dây và lôi kéo nên không tránh khỏi sự trượt dốc của tha hóa, là những con người khờ dại, thiếu bản lĩnh, nửa đời “yêu cái

người khác yêu”, nửa đời còn lại “yêu cái mình không có”, đó là những con người mùa quáng, duy ý chí suy nghĩ sai lầm nên cả đời lầm lạc, đó còn là những người phụ nữ lâm vào bi kịch vì không biết đấu tranh, chỉ biết cam chịu, giàu tình thương những vẫn không tránh khỏi bất hạnh…Nhưng dù họ là ai, dù tốt hay xấu thì Lê Lựu vẫn hướng về họ bằng tấm lòng chân thành, cảm thông sâu sắc, có lúc ông đã lay động và thức tỉnh họ, tìm cho họ một lối đi tốt đẹp hơn trong cuộc đời.

3. Nói đến thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Lê Lựu không thể không nói đến những phương thức nghệ thuật độc đáo được thể hiện trong đó. Khi xây dựng thế giới nhân vật, tác giả đi sâu khai thác, lột tả chiều sâu tâm lý, những cảm xúc trong tâm hồn họ, cũng có lúc nhà văn làm nổi bật hình tượng qua con mắt quan sát ngoại hình nhưng điểm đến cuối cùng vẫn là để thể hiện thế giới nội tâm sâu thẳm, đầy bí ẩn. Yếu tố tự truyện pha với giọng điệu trần thuật lúc hài hước, mỉa mai, khi lại ngầm ngụi, xót xa, lúc chiêm nghiệm triết lý, khi lại thân mật, suồng sã,…đã làm cho thế giới nhân vật trong tác phẩm hiện lên đa dạng hơn, chân thực và gần gũi hơn.

Lê Lựu với những tác phẩm của mình đã góp phần làm phong phú hơn diện mạo văn học dân tộc thời kỳ đổi mới. Ông đã để lại trong lòng người đọc những ấn tượng tốt đẹp về một nhà văn chân chính, luôn khát vọng cháy bỏng cống hiến sức mình cho nghệ thuật, cho cuộc sống. Và đó cũng chính là khát vọng được khẳng định tiếng nói riêng của mình trong dòng chảy của nền văn học dân tộc.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lại Nguyên Ân (1999), 150 thuật ngữ văn học, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội. 2. M. Bakhtin (2003), Lý luận và thi pháp tiểu thuyết, NXB Hội nhà văn, Hà Nội. 3. Nguyễn Minh Châu (1983), Vài suy nghĩ về tiểu thuyết, Báo Văn nghệ,

số 39, tr.2.

4. Đinh Xuân Dũng (1990), Hiện thực chiến tranh và sáng tạo văn học, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội.

5. Đặng Anh Đào (tái bản), Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây

hiện đại, NXB Đại học quốc gia, Hà Nội.

6. Đặng Anh Đào (2008), Việt Nam và phương Tây tiếp nhận và giao thoa

trong văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội.

7. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 47, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

8. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 48, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

9. Phan Cự Đệ (2000), Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, NXB Giáo dục, Hà Nội. 10. Phan Cự Đệ (chủ biên), (2005), Văn học Việt Nam thế kỷ XX, NXB Giáo dục. 11. Hà Minh Đức (1998), Chặng đường mới của văn học Việt Nam, NXB

Chính trị quốc gia, Hà Nội.

12. Hà Minh Đức (2002), Nhìn lại Văn học Việt Nam thế kỷ XX, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

13. Văn Giá, Nguyễn Đình Thi, Nghĩ về lao động viết văn, vietvan.vn, http://vietvan.vn/vi/bvct/id400/Nguyen-Dinh-Thi-nghi-ve-lao-dong-viet-van, 31/3/2004.

14. Cao Xuân Hải (2010), Hành động trần thuật qua lời thoại nhân vật

trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu, Chu Lai, Lê Lựu, Luận án Tiến

sĩ, Đại học Vinh.

15. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên), (2009),

Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Giáo dục.

16. Nguyễn Văn Hạnh, Huỳnh Như Phương (1999), Lý luận văn học - vấn

đề và suy nghĩ, NXB Giáo dục.

17. Vũ Thị Hạnh (2001), Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết của Thuận, NXB Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Thái nguyên, tập 87, số 11.

18. Nguyễn Thị Hiền, Luận văn Tiểu thuyết Lê Lựu thời kỳ đổi mới, tailieu.com,http://tai-lieu.com/tai-lieu/luan-van-tieu-thuyet-le-luu-thoi- ky-doi-moi-10869, 8/6/2013.

19. Cao Thị Hồng (2011), Luận án Lý luận văn học Việt Nam từ 1986 đến nay, Luận án Tiến sĩ, Học viện Khoa học xã hội.

20. Nguyễn Thị Kỳ (2009), Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Khải, NXB Văn hóa Sài Gòn.

21. Nguyễn Văn Long, Lã Nhâm Thìn (đồng chủ biên) (2009), Văn học Việt

Nam sau 1975 - Những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy, NXB Giáo dục.

22. Lê Lựu (1989), Đại tá không biết đùa, NXB Thanh niên, Hà Nội. 23. Lê Lựu (2002), Lê Lựu tạp văn, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội. 24. Lê Lựu (2006), Chuyện làng Cuội, NXB Văn học.

25. Lê Lựu (2010), Hai nhà, NXB Thời đại.

26. Lê Lựu (2012), Thời xa vắng, NXB Thời đại, Hà Nội. 27. Lê Lựu (2011), Sóng ở đáy sông, NXB Văn hóa thông tin.

28. Nguyễn Đăng Mạnh (1996), Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của

29. Đỗ Hải Ninh, Khuynh hướng tự truyện trong tiểu thuyết Việt Nam

đươngđại, tapchisonghuong.com.vn, http://tapchisonghuong.com.vn/

tapchi/c196/n4496/Khuynh-huong-tu-truyen-trong-tieu-thuyet-Viet- Nam-duong-dai.html, 31/12/2009.

30. Nhiều tác giả (1992), Từ điển thuật ngữ Văn học, NXB Văn học.

31. Nhiều tác giả (1996), 50 năm văn học Việt Nam sau cách mạng tháng Tám, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.

32. Nhiều tác giả (1997), Lý luận văn học, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, NXB Giáo dục.

33. Nhiều tác giả (2004), Thời xa vắng tiểu thuyết và phim, NXB Hội nhà văn, Hà Nội. 34. Mai Hải Oanh (2010), Những cách tân trong tiểu thuyết Việt Nam

đương đại giai đoạn 1986 - 2006, NXB Hội nhà văn.

35. Bảo Phương, Nguyễn Phượng, Nhà văn Lê Lựu: oan nghiệt ở cuối con

đường, tuanvietnam.net, http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/2012-06-05-

nha-van-le-luu-oan-nghiet-o-cuoi-con-duong, 03/07/2012.

36. Trần Đình Sử (1993), Dẫn luận giáo trình thi pháp học, NXB Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh.

37. Nguyễn Thị Kim Tiến (2012), Luận án “Con người trong tiểu thuyết

Việt Nam thời kỳ đổi mới”, Luận án Tiến sĩ, Đại học khoa học xã hội và

nhân văn Hà Nội.

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Lê Lựu thời kỳ đổi mới (Trang 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)