6. Bố cục của luận văn
2.2.2.2. Tha hóa bởi chủ nghĩa cơ hội, thực dụng
Chủ nghĩa cơ hội là luồng tư tưởng rình rập, canh chừng, không chịu hành động tích cực, tranh thủ, lợi dụng thời cơ để chiếm lợi thế hoặc lợi ích bằng công sức người khác. Những người có tư tưởng và hành động như vậy gọi là “kẻ cơ hội” hay “người chủ nghĩa cơ hội”.
Quyền lực và danh vọng là cái đích chân chính mà mỗi con người đều muốn vươn tới. Nhưng có những kẻ vì muốn đạt được nó mà bất chấp mọi thủ đoạn. Khi ấy lòng tham quyền lực và danh vọng sẽ đẩy con người đến sự tha hóa. Quan nhân vật Lê Minh Hiếu (Chuyện làng Cuội), Lê Lựu muốn đi thẳng vào vấn đề này như một sự thức tỉnh con người.
Lê Minh Hiếu được xem là tín đồ của chủ nghĩa cơ hội. Hiếu là kết quả của một mối tình vụng trộm. Lớn lên dưới tình yêu thương của người mẹ hiền lành, tội nghiệp, khi còn nhỏ Hiếu tỏ ra là một đứa con ngoan, có hiếu, yêu thương mẹ. Nhưng càng lớn lên hắn lại càng trở nên tha hóa, biến chất. Sự tha hóa của Hiếu không phải hình thành một sớm, một chiều, mà đó là cả một quá
trình. Sinh ra là đứa trẻ chịu nhiều thiệt thòi nhưng Hiếu lại sớm hiểu chuyện. Dù nhỏ hơn so với các bạn cùng tuổi nhưng trong các cuộc thi Hiếu đều luôn đứng nhất, được làm người chỉ huy và chỉ huy đâu vào đấy, khi bị xua đuổi, đánh đập Hiếu cũng rất gan dạ, sẵn sàng bảo vệ các em và là chỗ dựa cho người mẹ đơn thân… Nhưng dần lớn lên, ý thức và suy nghĩ của một đứa trẻ như Hiếu đã nhận thức được những phức tạp của cuộc sống. Từ bé đến lớn, nó chứng kiến bao nhiêu biến cố của gia đình, những khổ sở mà mẹ của nó phải chịu đựng… Khi lớn lên Hiếu làm trưởng ban phụ trách thiếu nhi xã nhưng càng ngày do càng muốn thăng quan tiến chức nên Hiếu dần dần đánh mất mình, trở nên khôn ngoan, lọc lõi. Vậy sự tha hóa của Hiếu bắt đầu từ khi xã hội có những sự đổi thay, con người lúc này đã bắt đầu lo cho cuộc sống của riêng mình, nuôi trong mình những khát khao làm giàu, muốn khẳng định chỗ đứng và vị trí của mình trong xã hội. Để đạt được mục đích, vì quá đắm chìm trong danh vọng mà con người đánh mất mình lúc nào không hay. Từ một đứa trẻ ngoan Hiếu dần biến thành một kẻ cơ hội, trục lợi cho mình, sẵn sàng làm tất cả để đạt được mục đích và tham vọng. Lúc đầu sự tha hóa của hắn chỉ biểu hiện ở thói “háo danh”, lấy lòng cấp trên để thăng quan tiến chức, hắn ra sức tô vẽ, dựng nên những thành tích giả cho xã Đại Thắng. Nhưng tham vọng của hắn chưa dừng lại ở đó, và tất nhiên thủ đoạn của hắn cũng không chỉ có vậy. Càng về sau khi đã leo lên được nấc thang danh vọng, hắn càng bộc lộ bản chất gian giảo, quỷ quyệt. Sự tha hóa biến chất ấy được che đậy dưới bộ mặt đạo đức nhân nghĩa giả tạo. Để đạt được những gì mong muốn, trước hết hắn tạo cho mình một vỏ bọc hoàn hảo. Trong mắt mọi người hắn luôn là một mẫu người lý tưởng, một người luôn “khiêm nhường, kín đáo”, sống “tình nghĩa trước sau”, “biết kính trên nhường dưới”, hơn nữa hắn lại là người rất “có năng lực”, “giàu sáng kiến”, luôn “tận tình, xốc vác” [24, tr.266] mọi công việc lớn nhỏ của làng, xã. Nhưng đằng sau cái vẻ mặt hoàn
hảo ấy là bản chất của một kẻ lọc lõi, cơ hội, lắm mưu mô, quỷ kế. Trong hắn, sự thèm khát danh vọng đã chi phối tất cả mọi hành động, nên dù những việc nhỏ nhặt nhất, hắn cũng phải tính toán một cách chi li, cặn kẽ, hắn tính những
“đường đi nước bước cho hàng mười năm, mười lăm năm sau” chứ không
phải ngày một, ngày hai. Hắn cân nhắc cả “từng cái cười to nhỏ, chỉ cười mỉm hay phô cả hàm răng xởi lởi ra. Cả cái bắt tay, cả lúc ôm vào người thì hờ
hững hay nồng nhiệt” [24, tr.344]. Cái nguy hiểm trong con người lọc lõi ấy
chính là sẵn sàng làm tất cả, kể cả việc chà đạp lên lương tâm của những người thân yêu nhất để đạt được mục đích. Khi chú Kiêm, chồng của mẹ hắn bị bắt vì bị nghi oan, khi cả làng hắt hủi mẹ hắn, thì hắn cũng tìm cách tránh mặt mẹ hắn vì sợ bị liên lụy. Sau này khi chú Kiêm được minh oan, hắn đề ra kế hoạch sửa sai để “rửa oan” cho người mà giờ đây hắn mới gọi bằng “Bố”. Trong lúc cả làng chạy đuổi theo “nhét cứt vào mồm con Xuyến” vì tội vu oan bố chồng cưỡng hiếp con dâu thì hắn lại ra sức bảo vệ vợ trước mặt mọi người. Hắn yêu cầu vợ về xin lỗi mẹ nhưng trong đầu đã ấp ủ một âm mưu đê hèn. Hắn giải thích cho mẹ hiểu rằng tại sao chiều hôm bắn bố hắn, thấy mẹ bê cả rổ khoai đứng nhìn hắn chỗ bờ giếng nhưng hắn lại tránh mặt, bởi vì
“Hôm ấy mẹ có giết con, con cũng không thể nào làm gì để mẹ hiểu con được.
Con đã ra đầm Cuội tự vẫn mà không xong” [24, tr.268]. Trước mặt mẹ và
các em, hắn đã lật mặt sự trăng gió của vợ hắn với đội Lăng. Hắn giải thích với vợ rằng, việc hắn làm lúc này “chỉ cốt để mẹ hiểu cái ngày hôm ấy con mẹ
cũng chả sung sướng gì” [24, tr.270]. Qua sự tính toán thần kỳ, cùng một lúc
hắn đã đạt được bốn thắng lợi lớn:
“Một là: Bà mẹ muốn ôm chầm lấy con trai để xoa dịu nỗi đau đớn âm ỉ nhục nhã hơn cả đau đớn, khổ sở của bà.
Hai là: Hôm trước anh là cốt cán, cùng đội ngũ với giai cấp bần cố, hôm nay anh là người của nỗi oan trái cùng cảnh ngộ với những người bị giam giữ cùm, trói.
Ba là: Trước nhân dân và bác Văn Yến, người bí thư tỉnh ủy của những năm sau, anh là một con người đầy bản lĩnh, biết kìm nén và chịu đựng, biết vì cái chung mà nén nỗi đau riêng, gương mẫu đi đầu trong sửa sai.
Bốn là: Anh đã làm được phần nào của những gì anh nghiến răng lại trong
đêm cùng anh đội Quyền và anh Thó tắm ở đầm Cuội: “phải sống” [24, tr.271].
Vậy là, mối thù với sự phản bội của vợ hắn, sau những gì phải chịu đựng, hắn đã trả thủ một cách mĩ mãn. Với sự sự việc này có thể thấy, hắn sẵn sàng chà đạp lên người thân, đánh đổi hạnh phúc gia đình để đạt được mục đích.
Khi tổ chức lễ truy điệu cho bố hắn, hắn bày ra trò tụng kinh niệm phật để nhằm “tạo ra sự trang trọng, linh thiêng”, nhưng hắn lại sợ “dính đến
chuyện mê tín dị đoan” nên nghĩ cách đùn đẩy trách nhiệm cho những người
xung quanh. Còn hắn thì “yên tâm mà “đau đớn”, “xót thương” và mệt mỏi vì
bắt tay, vì gật đầu khi khách “chia sẻ”” [24, tr.279]. Kết quả sau những việc
làm “đầy tình nghĩa”, hắn được cấp trên khen là người “có bản lĩnh vững vàng. Có khả năng tập hợp quần chúng, có nhiều sáng kiến và tổ chức rất khá”, là “trung tâm đoàn kết của xã này” [24, tr.281].
Qua ngòi bút tinh tế, sắc sảo, kết hợp với phương châm: phơi bày cái tiêu cực, mô tả và tố cáo nó, Lê Lựu đã cho ta thấy một cái nhìn “trực diện” đối với cái xấu xa, sự giả dối. Đây thực sự là căn bệnh đại họa của một thời. Khi con người cứ mải miết chạy theo danh vọng, địa vị một cách mù quáng, sẵn sàng dẫm đạp người khác, thậm chí lấy người thân là bia đỡ đạn để che giấu bộ mặt giả tạo, tất cả chỉ để tiến thân. Đối với Lưu Minh Hiếu, sự phản bội, trăng gió của vợ hắn đối với hắn, thì trả thù bằng cách vạch mặt vợ hắn trước mặt mẹ và gia đình là chưa đủ, trong lòng hắn vẫn canh cánh một “nỗi
nhục” bị cắm sừng. Hắn muốn bỏ Xuyến nhưng lại không dám đứng ra tự mình bỏ vợ được, vì như vậy “lập tức cả nước sẽ đồn ầm lên” và hắn sẽ “mất hết”. Do vậy, hắn chuyển hướng sang thuyết phục mẹ với nguyên nhân là do
“mâu thuẫn mẹ chồng con dâu căng thẳng”, vì bà mẹ chồng “không thể nào
chấp nhận một người con dâu đã đi ngủ với đội lại vu oan giết bố chồng” [24,
tr.322]. Vậy là người mẹ thật thà, cả tin, hết mực yêu thương con ấy đã chấp nhận làm theo lời hắn, vu oan cho con dâu cố tình xô ngã gãy chân bà để thằng con trai bà được bỏ vợ. Nhưng bà đâu ngờ rằng sự hy sinh mù quáng của mình chính là sự mở đường cho tội ác, cho sự sa ngã, tha hóa của người con và cái chết thương tâm, tức tưởi của mình sau này. Như vậy, để bảo vệ cái danh dự, địa vị của mình, hắn đã biến mẹ hắn thành kẻ bất nhân bất nghĩa, phải đứng ra hứng chịu sự ghẻ lạnh của bà con xóm giềng, vì bà mẹ chồng ác nghiệt mà “con mất mẹ, chồng xa vợ, gia đình con cái tan đàn, xẻ nghé…”. Nhưng việc bỏ vợ của hắn đang mang đến tiếng xấu, có nguy cơ ảnh hưởng đến sự nghiệp của hắn. Hắn đang đau đầu chưa nghĩ được cách dẹp im dự luận, thì “hai cái giấy báo tử của hai thằng em” là Mai và Sau như một “cứu
cánh đắc lực” cho hắn. Vốn là “con người của những dự định cho công việc
và sự nhạy cảm với những thời cơ” [24, tr.335] nên hắn không thực hiện theo
hai phương án của tỉnh đội “Một: là tung tin bán tín bán nghi dần dần. Độ ba bốn tháng sau nếu thấy có thể được, lựa thời điểm nào đó để báo cho bà cụ. Hai: có thể một vài tháng nữa báo cho Mai trước. Cũng là dịp công bố với quần chúng, thanh minh cho anh ấy. Rồi tùy theo, một hai năm sau ta lại báo
nốt trường hợp thứ hai” [24, tr.333, 334], mà quyết định tổ chức lễ truy điệu
cho hai em trước đại hội tỉnh đảng bộ vào cuối tháng sau. Vì hắn biết rằng nếu làm theo cách này thì không ai còn nhớ đến cái việc hắn bỏ vợ nữa, bởi
“trước mất mát tang thương lớn lao của gia đình” hắn thì “không kẻ nào còn
mình cùng lúc nhận hai giấy báo tử của cả hai đứa con trai nhưng vẫn không dám khóc, không dám gục ngã vì lúc này bà đang cầm trên tay bằng khen người mẹ chiến sĩ kiên cường. Vậy là để dẹp im dư luận, để bảo vệ cái danh tiếng bẩn thủi của mình, hắn đã lợi dụng cả nỗi đau đớn tột cùng của mẹ hắn, chà đạp lên cả mất mát đau thương của gia đình không chút hổ thẹn.
Sự tha hóa, bỉ ổi của hắn chưa dừng lại ở đó. Bằng mưu mô, quỷ quyệt của mình, hắn đã lợi dụng lòng tốt của mọi người, chà đạp lên người thân để hắn ngày càng tiến xa hơn trên con đường danh vọng. Hắn giàu có, không thiếu tiền nhưng vẫn bỉ ổi ép mẹ chép lại những bức thư hắn soạn để xin tiền người cha đẻ đang sống ở nước ngoài - người cha cường hào ác bá mà hắn không dám công khai thừa nhận. Thế rồi sự việc bị con gái hắn phát hiện, lo sợ sự “nghi ngờ rắc rối” trong công việc, hắn đã lớn tiếng chửi rủa mẹ:
“- Nói đi. Nói. Sao câm mồm thế
(…) - Tại sao bà lại độc ác với tôi như thế? Chỉ có loài sức vật nó mới ăn thịt con nó. Bà hiểu không? Mai kia mà ai biết thằng tổng Lỡi là bố tôi, tôi thừ từ liên hệ với hắn thì bà cứ liệu hồn. Tôi nói cho bà biết: nếu có bất cứ một sự nghi ngờ rắc rối gì trong công tác của tôi thì bà không yên thân với tôi đâu…”
(…) Bà có nhớ lời tôi dặn phải như thế nào không?
(…) Nhưng bà là con lợn phải không? Rồi bà sẽ biết tay tôi [24, tr.506].
Những lời nhục mạ, sỉ vả của hắn, như những nhát dao đâm thẳng vào trái tim người mẹ tội nghiệp. Sự biến chất tha hóa của hắn đến ghê tởm, biến hắn thành kẻ vô nhân tính, mất hết tình người. Với người mẹ cả đời hy sinh thầm lặng vì hắn, mà đáp lại là những lời mắng chửi vô học, cạn tình nghĩa. Hắn đã quên rằng, mẹ hắn đã vất vả nuôi dạy hắn thế nào, đứa con ngoan, biết nghe lời ngày nào giờ lại đâm vào tim người mẹ những nhát dao chí mạng bằng những lời nói cay độc. Hắn không trực tiếp giết chết mẹ hắn nhưng
chính hắn là hung thủ gây ra cái chết thảm thương cho bà mẹ già nua bất hạnh. Trong đám tang mẹ, hắn vật vã khóc than tưởng như đau đớn lắm. Nhưng không, đó chỉ là những giọt nước mắt của sự tức giận trước hành động ngu ngốc của bà mẹ và nỗi lo lắng bí mật sẽ bị con gái mình bóc trần.
Không chỉ là một kẻ cơ hội, thực dụng, Hiếu còn là một kẻ gian dâm, bỉ ổi, trơ trẽn. Hắn cảm thấy nhục nhã bị vợ cắm sừng, nhưng hắn lại ăn nằm với Nho như vợ chồng. Sau này khi bỏ Xuyến, hắn lại lấy Hiền, đứa con gái đầu của Nho. Lợi dụng sự tin tưởng của vợ đối với “đứa cháu” Linh Chi, hắn qua lại và thường xuyên kiếm cớ đi nước ngoài học hỏi kinh nghiệm để ăn nằm với “cô cháu” bằng tuổi con mình. Khi biết Linh Chi là con gái của đội Lăng năm xưa, kẻ trăng gió với Xuyến vợ cũ của hắn, hắn thực hiện ý đồ trả thù ông bằng việc cho ông tận mắt chứng kiến cảnh hắn đang làm tình với con gái ông ngay trên chiếc giường của ông. Như vậy, có thể nói sự bỉ ổi, vô liêm sỉ của tên Hiếu thực sự là không có giới hạn. Nên nếu gọi hắn là “Lưu Manh Hiếu” thì phù hợp hơn với bản chất bẩn thỉu của hắn, của người mà “cái mồm là mồm thằng tán gái thành thần. Con kiến trong lỗ cũng phải chui ra với nó. Còn cái mặt lạnh tanh, bạc. Kinh. Cái mắt gian ngoan xảo quyệt, mưu mẹo và tàn nhẫn lắm. Nhưng tất cả những cái ấy lại được giấu kín đi ở những cái nhìn thường xuyên khép hờ, kiểu kín kín, hở hở, rất khó ai phát hiện ra con
người thật của hắn” [24, tr.299].
Một điều dễ nhận thấy ở con người đạo đức giả đó là danh vọng và quyền lực hắn đạt được không xuất phát từ tài năng mà nhờ thủ đoạn lươn lẹo, với những âm mưu xảo quyệt. Tham vọng cộng với dốt nát của hắn đã để lại những hậu quả thê thảm. Khi leo lến đến chức Bí thư Huyện ủy, hắn đã tỏ ra “năng động nhạy bén”, cộng với “kinh nghiệm học tập được sau chuyến
tham quan hai mươi bảy ngày ở nước bạn” để quyết tâm xây dựng mô hình
huyện” trên “một cơ sở vật chất kiệt quệ” [24, tr.389]. Cung cách làm ăn lớn ấy không những không đem lại lợi lộc gì mà còn bắt người dân phải gánh chịu những thiệt hại nặng nề từ việc bán chuối hay việc đổi tiền lẻ mà hắn đề ra…Nhưng bằng đầu óc mưu mô hắn vẫn cứ thăng chức. Lần này hắn đã trở thành Phó chủ tịch, và hắn lại tiếp tục thất bại trong các chính sách, làm ăn của mình. Nhưng không hiểu sao người ta vẫn không nghi ngờ hắn mà vẫn đặt lòng tin ở một tương lai tốt đẹp trước đầu óc được khai sáng vì được đi học đây đó của hắn.
Qua nhân vật tha hóa này, Lê Lựu đã phơi bày sự băng hoại đạo đức ở con người trong xã hội. Ông chiêm nghiệm rằng “Sự văn minh của nền khoa học thực nghiệm biến con người thành những vật chất biết nói, sống căng cứng trong cơ chế tinh vi hết sức lạnh lẽo, dửng dưng với con người. Biến tình cảm của con
người thành những hiệu quả có thể sờ nắn được, tính đếm lỗ lãi được” [18]. Đây