Bi kịch do hoàn cảnh

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Lê Lựu thời kỳ đổi mới (Trang 37)

6. Bố cục của luận văn

2.2.1.1.Bi kịch do hoàn cảnh

Con người là trung tâm của xã hội và luôn bị chi phối và ràng buộc bởi hoàn cảnh. Khi không đủ bản lĩnh đấu tranh chống lại hoàn cảnh, họ rơi vào bi kịch, thậm chí trở thành nô lệ của hoàn cảnh. Trong văn học Việt Nam ta đã bắt gặp loại nhân vật này ở các tác phẩm của các nhà văn hiện đại như Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Nam Cao…Đến những năm tiền đổi mới, hình ảnh con người là nạn nhân của hoàn cảnh sống, con người với số phận riêng tư nhiều trắc trở đã hiện lên khá day dứt qua những trang văn của Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu, Ma Văn Kháng…Bước sang thời kỳ đổi mới, với nhu cầu “nhận thức lại hiện thực” thì kiểu nhân vật bi kịch được xây dựng chân thật, sinh động, sắc nét hơn và Lê Lựu được xem là một trong những nhà văn tiên phong với sự ra đời của “hiện tượng văn học” - Thời xa vắng.

Câu chuyện về một thời mà Lê Lựu gọi là “thời xa vắng” là một câu chuyện buồn mà suốt một thời gian dài người ta cố tình không nhắc tới. Đó là cái thời mà sự yêu ghét của con người bị định đoạt một cách thô bạo, khiến người ta muốn tồn tại thì phải tự gọt đẽo mình, phải “sống hộ ý định người khác”. Tất cả những sai lầm một thời đó in rõ trong số phận và tính cách của nhân vật chính Giang Minh Sài một cách ám ảnh. Suốt nửa cuộc đời, Sài loay hoay giữa muôn vàn đau khổ do sức ép từ nhiều phía. Chưa đầy mười tuổi, Sài đã bị gia đình bắt cưới Tuyết, “đứa con gái hơn Sài ba tuổi” mà anh “ghét

bỏ từ đầu đến chân”, nhưng cái ý định bỏ vợ của anh chưa kịp ló ra thì nó đã

bị dập tắt bởi quan niệm mang tính áp đặt của người cha “Chưa có khi nào

con cái lại trái ý cha mẹ”. Sài phải dằn lòng sống theo ý muốn của gia đình,

dòng họ. Đến tuổi trưởng thành, Sài lại phải cố gồng mình lên để chịu đựng, phải “tự giết chết đi những xao xuyến thèm khát một hạnh phúc thực sự”, anh

cắn răng chịu đựng, âm thầm chôn vùi tình cảm mãnh liệt với Hương, người con gái anh yêu tha thiết. Khi vào quân ngũ, Sài lại phải theo ý các thủ trưởng là phải “yêu vợ”, nhưng phải yêu thực sự để có đầy đủ cơ sở kết nạp Đảng. Nhưng cuối cùng vì sống hộ người khác, để người khác quyết định cuộc đời mình nên anh đã đánh mất đi tình yêu và cũng không được kết nạp Đảng vì lý lịch nhà vợ. Đến khi bước vào cuộc hôn nhân thứ hai với Châu, tuy là người tự do lựa chọn và được sống theo ý mình thì Sài lại phải sống “không phải là mình, không còn là mình, cái mình có thì thừa ra, cái không có thì phải ứng

xử hàng ngày, có mãi từng ngày vẫn thấy thiếu hụt” [26, tr. 282]. Cách sống

ấy của anh vẫn là hệ quả của những tháng ngày “sống hộ ý định người khác” thuở trước. Hôn nhân đổ vỡ là kết quả của một thời “yêu cái mình không có” của anh. Rõ ràng cuộc đời Sài từ khi bắt đầu đã là bi kịch. Đó là bi kịch của một con người “nửa đời người phải yêu cái người khác yêu, nửa đời còn lại

đi yêu cái mình không có” [26, tr. 332]. Cuộc đời sống hộ người khác, yêu

thương, ghét bỏ cũng vì người khác nên anh đã không còn là chính mình. Những người thay Sài quyết định số phận của anh không phải là người xấu, thậm chí họ rất yêu mến anh. Nhưng đó lại là những tình cảm sai lầm, vô tình biến Sài thành một con rối bị giật dây, đẩy cuộc đời anh từ bi kịch này đến bi kịch khác. Sài không được là chính mình, không được sống theo ý mình, cũng không thể đi theo tiếng gọi của tình yêu đích thực bởi vì sao? Bởi trong cái thời ấy, không ai cho Sài cái quyền được làm như vậy. Danh dự của gia đình, của dòng họ ông đồ Khang, cái uy tín cán bộ của ông Hà, của anh Tính không cho phép Sài “thò ra cái ý định bỏ vợ”. Cái sự yêu thương, quý mến của anh Hiền, của anh Hiểu và những người khác trong quân ngũ cũng không cho phép Sài đến với tình yêu của đời mình, không thể sống với suy nghĩ riêng tư của mình. Thế nên trong cái thời ấy, Sài “không được là mình, không dám là

mình”, Sài phải “dựa vào dư luận mà sống”. Vì thế suốt cuộc đời mình, Sài bị trôi đi trong những dòng bi kịch nghiệt ngã.

Cắt nghĩa bi kịch do hoàn cảnh, Lê Lựu dành nhiều ưu ái cho số phận những người phụ nữ có hoàn cảnh khác nhau nhưng đều chịu mất mát trong tình yêu và hạnh phúc gia đình. Nếu nói đến sự ưu ái khi xây dựng nhân vật, thì có lẽ Hương trong Thời xa vắng là nhân vật được Lê Lựu dành nhiều thiện cảm hơn cả. Ở cô kết tinh cả nét đẹp ngoại hình lẫn vẻ đẹp trong tính cách, tâm hồn. Hương là hình ảnh của một con người sống có bản lĩnh, có trách nhiệm, với một nhân cách trung thực, thẳng thắn rất đáng quý, giản dị chân thành, nết na, hiền dịu. Lê Lựu qua hình tượng người phụ nữ này, đã thể hiện được sự trân trọng, quý mến, đồng cảm với một cô gái yêu hết mình, luôn ra sức bảo vệ tình yêu nhưng lại thất bại. Bởi cái xã hội luôn coi dư luận như là lẽ sống thì con người dù cố gắng đến đâu vẫn không thể được sống với những mong muốn, khát khao của chính mình. Xét cho cùng, cuộc đời Hương cũng rất đáng thương. Người phụ nữ ấy, muốn sống trong tình yêu nhưng lại phải sống một cuộc sống gia đình nặng về trách nhiệm, khao khát yêu đương nhưng lại thất bại khi bảo vệ tình yêu ấy… Trong cái xã hội khắt khe, với những lề lối cổ hủ, lạc hậu, với lối suy nghĩ hẹp hòi, nông cạn làm biến đổi con người ấy, vẫn còn đâu đó những cô gái đẹp đẽ và đáng quý như Hương. Nhân vật ấy hiện lên trong tác phẩm như một sự cân bằng, như một tia sáng soi rọi cái không khí u ám của một thời xa vắng mênh mông.

Nếu Hương là nhân vật phụ nữ được Lê Lựu dành nhiều ưu ái, thì với Tuyết, Lê Lựu lại có cái nhìn thiếu thiện cảm, lạnh lùng và hơi khắt khe. Tuyết hiện lên trong tác phẩm xấu xí ở cả diện mạo và tính tình, được tác giả miêu tả gần như là kẻ thù của Sài, như một bóng ma ám ảnh suốt quãng đời thanh niên của Sài. Tuy nhiên, đọc Thời xa vắng, ta vẫn không thôi suy nghĩ về nhân vật này. Xét cho cùng Tuyết là người đáng thương hơn đáng trách. Cô cũng như Sài không được quyết định lựa chọn cuộc sống của mình nên cô

cũng là nạn nhân của hoàn cảnh xã hội lúc bấy giờ. Cô cam chịu tục lệ “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”, chấp nhận làm vợ một đứa trẻ còn chưa đến tuổi dậy thì, sống lặng lẽ chịu đựng mọi đắng cay, tủi nhục của người vợ bị chồng ghẻ lạnh, hắt hủi. Nếu Sài cảm thấy khó chịu và ngột ngạt trong cuộc sống với người mà anh ghét cay ghét đắng thì ngược lại Tuyết lại rất yêu Sài, và vì quá yêu Sài nên cả cuộc đời cô cũng chịu nhiều thiệt thòi, đau khổ, cô đơn trong tình yêu, bất lực trong cuộc sống hôn nhân gia đình. Tuyết cũng giống như bao cô gái khác, luôn khao khát tình yêu và hạnh phúc gia đình nhưng lại bị chồng coi như cái gai trong mắt. Cô luôn phải sống trong nỗi khát khao và cô đơn của cô gái tuổi mười bảy: “Cái tuổi dậy thì của người con gái mỗi ngày như trông thấy cái cơ thể dồi dào sức lực của mình cứ mát mẻ và êm ái căng đầy lên đã thấy khát khao đến cháy khô đôi môi mọng đỏ trước cái nhìn đăm

đăm của con trai, đã thấy phập phồng mỗi đêm nghe tiếng chồng chạy về

[26, tr.38]. Có nhiều lúc cô thèm lắm một “câu quát mắng, thèm một quả đấm, một cái tát, bởi những cái đấy là tục tằn, thô lỗ vẫn được tiếng là có

chồng, chồng đánh, chồng chửi, chồng giận hờn, hắt hủi…”[26, tr.144].

Nhưng đáp lại niềm khao khát đó là sự ghẻ lạnh “hai người gặp nhau như là gỗ xếp vào đá, không bao giờ nhếch mép nói lấy nửa câu, trông thấy mình như trông thấy một con hủi anh ấy phải né người quay đi lối khác” [26, tr.144]. Người phụ nữ với vai trò là người vợ và người mẹ ấy cũng khao khát hạnh phúc như bao nhiêu người khác nhưng cuối cùng vẫn phải sống trong cô đơn và bất hạnh: “cả một thời con gái được chồng nhòm ngó đến một lần

rồi nuôi con một mình” để rồi “cứ phải ép mình xuống giường chịu cho qua

hết đêm này đến đêm khác” và “đêm nào cũng phải nghĩ một mình, ôm con

khóc mà nghĩ” [26, tr.144, 145]. Dù có với nhau đứa con nhưng Sài chỉ nhớ

đến con mà quên mất sự tồn tại của người sinh ra nó.

Người phụ nữ như Tuyết lẽ ra nhận được sự thương cảm của nhà văn nhưng Lê Lựu lại có cái nhìn định kiến, thiếu công bằng. Lối suy nghĩ định

kiến cá nhân đã chi phối ngòi bút tác giả khi thể hiện nhân vật này. Đây cũng là hạn chế trong ngòi bút của nhà văn khi viết Thời xa vắng, nó làm giảm bớt giá trị nhân văn của tác phẩm.

Suy cho cùng, cả Hương và Tuyết đều là những người phụ nữ đáng thương. Họ đều không được sống như mình mong muốn. Cái tôi cá nhân, những khát vọng sống giản dị chân thực của họ bị lấn át, bị trói buộc bởi sức ép của dư luận, của những người xung quanh, bởi những định kiến chung. Họ không quyết định được số phận của mình và phải hứng chịu mọi khổ đau. Lê Lựu qua hình tượng những nhân vật này, đã dấy lên một lời phê phán, lên án sâu sắc xã hội và lên tiếng kêu cứu và bênh vực con người.

Với Thời xa vắng, Lê Lựu đã thể hiện một nỗi niềm thổn thức về giá trị

con người, ông mang đến cho chúng ta những bài học sâu sắc, giàu tính nhân bản rằng chúng ta hãy sống là mình, hãy chịu trách nhiệm về bản thân mình và hãy tự mình quyết định cuộc đời mình. Đừng nên “yêu cái người khác yêu”, cũng đừng nên đi “yêu cái mà mình không có”. Nói về một thời xa vắng ấy, Lê Lựu muốn hướng tới một cuộc sống bình thường, một xã hội nhân văn tôn trọng cá nhân và ở đó con người phải có ý thức sâu sắc hơn nữa về vị trí và giá trị của mình trong các mối quan hệ gia đình, xã hội và dám chịu trách nhiệm về nhân cách của mình. Cái thời xa vắng ấy, vì vậy chưa bao giờ là xa vắng bởi vì giá trị nhân văn của nó đến nay vẫn còn nguyên giá trị.

Nếu Thời xa vắng là chuỗi bi kịch của con người bị áp đặt bởi lối tư duy sai lầm, ấu trĩ thì Chuyện làng Cuội lại là bi kịch của những con người bị quyền lợi giai cấp, bị chính sách chế độ chèn ép, dồn đuổi đến tận cùng nỗi khổ đau, mất mát. Chuyện làng Cuội bắt đầu và kết thúc bởi cái chết bất ngờ và không bình thường của bà Đất, người phụ nữ mà cả cuộc đời là chuỗi những bi kịch, bi kịch bởi quá giàu yêu thương. Suốt cả cuộc đời bà giành hết tình yêu cho chồng, cho con, câm lặng hy sinh, chịu đủ mọi tai tiếng nhục

nhã… nhưng cuối cùng lại phải chết trong đau đớn vì chính sự tàn nhẫn, sự phản bội, cạn tình của đứa con mình.

Hồi còn trẻ Đất vốn là một cô gái xinh đẹp, hiền dịu, vừa bước vào cái tuổi 18 đẹp đẽ, chưa biết thế nào là tình yêu, là hạnh phúc thì cô đã bị Tổng Lỡi, một kẻ có quyền hành cưỡng hiếp, cuộc đời trước mắt trở thành địa ngục tối tăm. Một thân một mình, bụng mang dạ chửa cô phải lưu lạc khắp nơi. Dù cực khổ, tủi nhục như cô vẫn gắng gượng vì đứa con. Sinh ra nó cô phải sống chui lủi 10 năm trời rồi mới dám về làng. Sau này về làng, Đất gặp và lấy Kiêm, một chiến sĩ giàu lòng yêu nước. Tưởng như hạnh phúc đã mỉm cười với cô nhưng cuối cùng Kiêm bị bắt. Đến khi có bầu đứa thứ ba, cô bị bọn “lòng lang dạ thú” áp dụng luật lệ khắc nghiệt, trói cô lại, lột hết quần áo và bắt cô đi từ đầu làng đến cuối xã, bị đánh đập, sỉ mắng đến khi ngất đi vì cái tội chửa hoang. Hòa bình lập lại, vợ chồng đoàn tụ chưa được bao lâu thì biến cố lại xảy đến với gia đình bà. Chồng bà từ một con người yêu nước, hôm qua vừa là “người đứng đầu ” mà hôm nay bỗng nhiên trở thành người phản bội, kẻ phản quốc, thuộc giai cấp bóc lột. Bà bị mọi người hắt hủi, xa lánh vì sợ liên lụy. Ngay cả con trai và con dâu cũng không dám lại gần bà. Chồng bị bắn chết, bà sống trong nỗi đau đớn tột cùng, thời gian trôi đi, khi chồng được minh oan, đang sống trong hạnh phúc vì có người con đánh giặc giỏi chưa bao lâu thì bà lại phải chịu nỗi nhục rằng Mai - thằng con trai thứ hai của bà theo giặc. Đứa con út là Sau vì muốn lấy lại danh dự cho mẹ, cũng hăng hái ra chiến trường. Thế nhưng hạnh phúc ngắn ngủi tày gang, nỗi đau kế tiếp nỗi đau, cùng một lúc bà nhận được hai giấy bảo tử của hai đứa con trai mình trong lúc đang nhận bằng khen bà mẹ chiến sĩ xuất sắc nhất xã Ngoại Thượng. Bà dù đau đớn vẫn không dám khóc, vẫn phải nói với mọi người rằng phải noi theo các bà mẹ anh hùng miền Nam, dù con bà đã hy sinh, dù mất mất là quá lớn nhưng bà không gục ngã… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhưng chưa hết, cuộc đời bà một lần nữa vì con lại phải mang tiếng ác. Hiếu, thằng con trai mà bà hết mực yêu thương, vì muốn bỏ vợ nhưng lại sợ ảnh hưởng đến danh tiếng, địa vị nên bắt bà viết đơn tố cáo con dâu, bắt bà lạnh nhạt với Xuyến, không chấp nhận một đứa con dâu theo trai, hắn buộc bà vu oan cho Xuyến xô mẹ chồng ngã gãy chân…để tòa giải quyết cho hắn được li dị. Một lần nữa người phụ nữ bạc phận ấy lại gánh lấy mọi tội lỗi xấu xa, bà bị mọi người xa lánh vì “ác độc quá”, vì bà mà gia đình con cái phải tan đàn xẻ nghé, con mất mẹ, vợ mất chồng.

Khi hòa bình lập lại, con trai bà làm ăn thuận lợi, địa vị danh cao, những tưởng rằng bà sẽ được bù đắp cho những năm tháng khổ đau, tủi nhục, nào ngờ bà lại như một kẻ đi ở, cả ngày giúp việc hậu hạ vợ con thằng Hiếu. Chăm sóc, phục vụ chúng nó ngày đêm nhưng thay vì những lời cảm ơn, bà chỉ nhận được sự xỉa xói, đay nghiến của đứa con dâu lăng loàn.

Nhưng tất cả những nỗi đau kia chưa hẳn là tột cùng, bi kịch đời bà đẩy lên cao hơn khi bà bị chính đứa con mình thương yêu nhất phản bội. Cả đời ngậm đắng nuốt cay, hy sinh, tủi nhục vì nó, xem nó “như ngọn đèn soi sáng

cho cái thân phận nhục nhã” của bà để “nương tựa” mà sống thế mà nó lại

xem bà như cái gai, như vật cản, như là một mối nguy hiểm đe dọa đến cuộc đời nó, “ ý định làm hại” nó. Những lời nói cay độc, đay nghiến của nó:

nếu chết được bà cứ chết đi để tôi đỡ tốn công hầu hạ. Bà tưởng tôi cần bà

lắm đấy hả? Nhưng mọi chuyện vỡ lở ra, có chết bà cũng không yên với tôi đâu” [24, tr.507] như những nhát dao đâm thẳng vào tim bà. Đến nước này bà không thiết sống nữa. Cái hạnh phúc nhỏ nhoi bà bấu víu vào để sống đến giờ này đã bị thằng con chặt đứt, còn nỗi đau nào lớn hơn nỗi đau này và bà tìm

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Lê Lựu thời kỳ đổi mới (Trang 37)