Nghệ thuật miêu tả nội tâm

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Lê Lựu thời kỳ đổi mới (Trang 86)

6. Bố cục của luận văn

3.2.Nghệ thuật miêu tả nội tâm

Xuất phát từ quan niệm “tiểu thuyết là tiểu thuyết của tính cách, của số

phận con người” [23, tr.548], nên Lê Lựu đã dành trọng tâm trong những

sáng tác của mình bằng cách diễn tả số phận con người. Nét đặc sắc làm cho tiểu thuyết của ông mãi thu hút người đọc chính là sự tái hiện số phận con người thông qua nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật. Lê Lựu chú ý diễn tả những trạng thái cá nhân như một nhu cầu tự nhận thức của con người. Lê Lựu ít chú ý đến hành động bên ngoài mà chú ý nhiều hơn đời sống bên trong của nhân vật. Ông “tỏ ra hiểu nhân vật của mình đến chân tơ, kẽ tóc, đến cả

Với nghệ thuật miêu tả nội tâm, Lê Lựu đã chọn cho mình một phong cách dễ nhận ra đó là đặt nhân vật vào những hoàn cảnh sống khắc nghiệt, buộc nhân vật phải thường xuyên phán xét, tự nhận thức bản thân trong sự vênh lệch giữa khát vọng sống cao đẹp và thực tại tầm thường, giả dối. Lê Lựu đặc biệt quan tâm đến những dằn vặt, suy nghĩ, những trải nghiệm của nhân vật trước cuộc sống, tức là chú ý đến quá trình tự ý thức và đời sống nội tâm nhân vật. Ngòi bút của ông đã đi sâu vào từng ngóc ngách trái tim nhân vật để phát hiện ra những sự thật trong tâm hồn họ và chạm đến những điều bí ẩn trong con người họ. Ông khai thác nội tâm đó một cách chân thực khi đặt nhân vật của mình rơi vào những bi kịch. Họ không được sống là chính mình, không dám là mình.

Ở nhân vật Giang Minh Sài (Thời xa vắng), thế giới nội tâm chính là quá trình tự ý thức diễn ra song hành với đường đời của nhân vật. Thế giới nội tâm ấy được thể hiện qua ngôn ngữ độc thoại nội tâm, một phương tiện biểu hiện hữu hiệu thế giới bên trong con người. Thông qua độc thoại nội tâm, thế giới bên trong của Giang Minh Sài với tất cả những hoài bão, ước mơ, những đau khổ, cay đắng, dằn vặt đã hiện lên chân thực, sinh động. Vốn là một người thông minh nên ngay từ bé, khi bị áp đặt với cuộc hôn nhân không mong muốn anh đã sớm nhận ra bi kịch của cuộc đời mình. Khi chạm đến ngưỡng cửa tình yêu, anh bẽ bàng nhận ra “ôi tình yêu, anh biết rằng anh cũng có một nỗi khát khao đối với một người con gái như tất cả bạn bè. Chỉ có khác họ ở chỗ anh không có quyền, nói cho đúng là anh không được phép

có một tình yêu” [26, tr.98]. Suy nghĩ của Sài vừa cho thấy cảnh ngộ của anh

thật đáng thương, nhưng cũng qua đó cho thấy trái tim yếu đuối của Sài. Anh khao khát được thoát khỏi Tuyết, anh mong có “một ông giời nào xuống đây

để cho hai người ly hôn” mà không hiểu rằng việc đó có thể làm được bằng

của chính mình. Muốn trốn chạy cuộc hôn nhân, anh tham gia chiến tranh, vì anh nghĩ nếu vậy anh sẽ được yên thân và chẳng ai có thể hành hạ anh chuyện vợ con. Nhưng một lần nữa, vì thiếu sự quyết đoán, vì quá yếu mềm nên anh lại làm theo ý của cấp trên “yêu vợ” và khi điều đó thành sự thật thì anh lại buồn cho chính mình và lo cho cả số phận của đứa con sau này rồi không biết sẽ ra sao. Bản thân con người anh không phải không nhận ra bi kịch của cuộc đời mình, mà ngược lại anh nhận thức rất rõ về nó. Nhưng tất cả chỉ dừng lại ở những suy nghĩ, dằn vặt và đau khổ của anh khi cuộc sống không như anh mong muốn. Anh cứ thể để mình bị cuốn trôi và chìm sâu trong bi kịch đó hết lần này đến lần khác. Bởi anh quá yếu đuối, bởi anh không dám quyết định bất cứ điều gì liên quan đến cuộc đời mình, bởi anh không dám sống là mình. Trong chiến tranh, anh luôn sống hộ người khác, để người khác quyết định cuộc đời mình nên anh rơi vào bi kịch. Nhưng đến thời bình, khi anh được quyết định chọn lựa cho cuộc sống của mình thì một lần nữa anh lại lựa chọn sai và sai lầm lớn nhất của anh là lựa chọn nửa kia còn lại của cuộc đời mình. Trong cuộc hôn nhân với một cô gái thành thị xinh đẹp như Châu, Sài thấy mình ở trong trạng thái chới với, nhiều lúc anh nhận ra mình không còn là mình. Một lần nữa anh lại để người khác điều khiển, anh đã dẫm lên vết xe đổ của chình mình. Những mâu thuẫn liên tiếp xảy ra với Châu, khiến Sài dần dần tự ý thức được cuộc sống của chính mình, và đến lúc anh đủ tỉnh táo để nhận ra “anh không thể tiếp tục cuộc sống không phải là mình, không còn là mình, cái có thì thừa, cái không có thì phải ứng xử hàng ngày, cố mãi từng

ngày vẫn thấy thiếu hụt” và anh quyết định “phải tìm cách sống khác thôi

[26, tr.282]. Sai lầm nối tiếp sai lầm, trải qua từng chặng đường cuộc đời, cuối cùng chính Sài đã dần trưởng thành hơn trong sự tự ý thức của chính mình và anh chua xót nhận ra “giá như ngày ấy em cứ sống với tình cảm của

chuyện sẽ khác. Cuộc đời Sài là cả một sự trải nghiệm trong bi kịch thất bại, đó là cả một quá trình chiêm nghiệm và từng trải qua cuộc đời của chính mình. Cái tài tình của Lê Lựu chính là qua sự trải nghiệm, sự tự ý thức của nhân vật để lột tả tận cùng nội tâm sâu kín của nhân vật. Những uẩn khúc, những dằn vặt, đau khổ và quá trình tự ý thức của Sài đã được Lê Lựu tái hiện một cách đầy thuyết phục.

Khi miêu tả nhân vật Hương tác giả lại tập trung khắc họa nội tâm qua ngôn ngữ nhân vật. Tính cách của nhân vật này được thể hiện đậm nét nhất bằng những lời nói và suy nghĩ qua những bức thư mà Hương gửi cho Sài hay cuộc trò chuyện với chú Hà. Hình thức những bức thư được Lê Lựu sử dụng như một phương tiện nghệ thuật đặc sắc. Lời đối thoại, độc thoại của nhân vật được thể hiện chân thực và sâu sắc nhất qua những bức thư. Trong những bức thư gửi cho Sài, Hương đã thẳng thắn bộc lộ những tình cảm mãnh liệt của mình qua những lời tâm sự dành cho Sài: “Gần một tháng nay kể từ khi đến lớp, em bị tai tiếng đi theo. Nhưng em cần gì. Ai muốn xa lánh khinh bỉ em, em xa hẳn và khinh họ luôn. Em chỉ cần có một mình anh yêu em, anh ở bên em…Hầu như không đêm nào em không khóc và đã có lần nằm mơ thấy anh

đang bị bủa vây (…) em hét lên lao đến, ôm chầm lấy anh” [26, tr.65], điều đó

cho thấy Hương là một cô gái mạnh mẽ, dám làm tất cả để bảo vệ hạnh phúc của chính mình. Những câu đối thoại của Hương với chú Hà càng thể hiện được khát khao bảo vệ tình yêu của cô, mong muốn dùng tình yêu trong sáng để chiến thắng dư luận, vượt qua những lời dị nghị “Cháu nghĩ nếu chú đứng

ra giải quyết việc này thì anh Sài sẽ được cứu thoát”. Cô cho rằng “dư luận

chỉ lên án những việc làm sai trái với lương tâm và pháp luật” nên cô luôn

muốn chiến thắng dư luận, sống không cần quan tâm đến dư luận. Những câu hỏi cô đặt ra cho chú Hà, càng thể hiện được tính cách của một người con gái yêu hết mình và sẵn sàng bảo vệ tình yêu của mình.

Với Hai nhà, hình thức nhật ký lại được tác giả sử dụng để làm sáng tỏ chân dung, tính cách đời sống nội tâm nhân vật. Ở tác phẩm này, tác giả dành trọn chương ba trong số năm chương của tác phẩm với nhan đề “Sự nhấm

nháp độc ác” để làm nổi bật tính cách và con người thật của Linh Anh qua

những trang nhật ký của cô. Quá khứ xấu xa, hư hỏng, giả dối của cô bị lật tẩy hoàn toàn. Sự thật về chân dung của một con người do chính cô vẽ lên có sức thuyết phục mạnh mẽ. Đến cuối tác phẩm hình thức bức thư lại được Lê Lựu sử dụng như một thủ pháp nghệ thuật đắc lực thể hiện bộ mặt và tính cách của nhân vật Địa. Bức thư tuyệt mệnh là lời trăn trối, là lời giải bày tâm sự của Địa đối với người anh em hàng xóm là Tâm. Với hình thức này, thế giới bên trong của nhân vật Địa được tái hiện chân thực. Đọc bức thư, người đọc sẽ vỡ lẽ ra nhiều điều, rằng tại sao một con người hiểu đời như Địa lại chấp nhận cuộc hôn nhân với người vợ phụ bạc và tại sao Địa thân thiết với Tâm như thế lại lén lút qua lại với vợ Tâm… Những suy nghĩ của nhân vật dần được mở ra qua những dòng kể và những lời tường thuật của nhân vật trong bức thư. Từ đây tính cách nhân vật hiện ra từng tý một, chân dung bên trong của nhân vật vì vậy hiện lên chân thực hơn bao giờ hết.

Nội tâm nhân vật bà Đất (Chuyện làng Cuội) lại được thể hiện qua sự đấu tranh giằng xé trong suy nghĩ và hành động nhân vật. Nét nổi bật về tính cách của nhân vật này là sức chịu đựng ghê gớm. Bên trong cái vẻ nhu mì, hiền lành là một thế giới nội tâm đầy giằng xé và mâu thuẫn. Khi bị chà đạp, đau đớn đến tột cùng, cô muốn tìm đến cái chết nhưng ngay phút giây ấy cô đau xót nhận ra cảnh ngộ của mình: sống không nổi mà chết cũng chẳng xong bởi cô “sợ để lại tai tiếng cho mẹ, cho các anh, cô không dám xuất hiện một ý

nghĩ liều lĩnh nào nữa” [24, tr.71]. Dù không thiết sống nhưng nghĩ đến gia

đình cô lại không dám nghĩ đến cái chết. Chỉ bấy nhiêu suy nghĩ cũng đủ lột tả được tấm lòng hiếu thảo, nhân hậu của cô. Khi sinh con không có bố, trở về

làng với danh nghĩa vợ Việt minh, sống trong sự yêu thương, cảm thông của gia đình và hàng xóm nhưng chưa lúc nào cô cảm thấy thật sự hạnh phúc bởi trong lòng luôn day dứt và dằn vặt về sự giả dối của mình “đến bao giờ mình

mới không là kẻ ăn cắp tấm lòng ngay thẳng, thật thà của bạn bè, hàng xóm

[24, tr.76]. Nỗi đau đớn được đẩy đến đỉnh điểm khi nhà văn đặt nhân vật vào tính thế phải lựa chọn vô cùng khó khăn “giữa chồng bị tù đày và có thể

người ta xử bắn với con suốt đời bị lạnh nhạt khinh bỉ”. Sự lựa chọn ấy đã tạo

nên nhiều mâu thuẫn trong con người cô, vừa thương chồng lại vừa thương con. Cô tự nhủ: “Thôi xấu thì xấu rồi còn gì để xấu thêm mà phải trốn tránh. Khai được chuyện này bao nhiêu chuyện khác có thể gỡ ra được, chồng mụ không phải bị buộc tội oan …nhưng khi nghĩ đến con mụ lại run lên không

nói được gì” [24, tr.243]. Sự đấu tranh giằng xé để chọn lựa đó đã làm nổi bật

được tấm lòng yêu thương con vô bờ bến của bà Đất và trái tím nhân hậu, tình yêu sâu sắc với chồng. Sống trong xã hội tàn nhẫn, bà Đất dường như quá sợ hãi, không đủ sáng suốt để đưa ra lựa chọn đúng đắn. Cuối cùng bà phải trả giá cho sự sai lầm đó bằng chính tính mạng của người chồng mà bà hết lòng yêu thương, trân trọng. Rồi sai lầm nối tiếp sai lầm, vì quá thương yêu con nên bà đã không đủ tỉnh táo để phân biệt đúng sai, nhất mực làm theo ý muốn của con mình và hết lần này lần khác bà phải đóng vai ác, sống không còn là chính mình. Bà chấp nhận làm mọi chuyện, thậm chí cắn răng chịu đựng sự ghẻ lạnh, khinh miệt của làng xóm nhưng cuối cùng bà lại bị chính đứa con ấy phản bội. Với số phận nhân vật này, có lẽ cái chết chính là sự giải thoát nhẹ nhàng và hợp lý nhất để chấm dứt cả chuỗi đời sống trong đau đớn, dằn vặt với những nỗi đau mất mát, tận cùng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tâm lý nhân vật Núi (Sóng ở đáy sông) được Lê Lựu miêu tả qua quá trình đấu tranh bên trong nội tâm để thoát khỏi con đường tội lỗi. Sau những tháng ngày lang thang, trộm cắp, qua những sa ngã, trượt dốc, với sự đấu tranh

để lựa chọn con đường sống cho tương lai gắn với những biến cố của cuộc đời, cuối cùng Núi đã quyết định đi trại cải tạo lao động dành cho thanh niên chậm tiến. Núi ao ước “có được một việc làm” bởi “hắn sợ lang thang lắm rồi”. Trước những khó khăn của cuộc sống, hắn đã về cầu cứu tình thương của cha nhưng bị từ chối, hắn thương các em và thầm nghĩ “mỗi lần về kiếm ăn ở nhà nhục lắm.

Mình được miếng vào bụng nhưng các em thì nước mắt vòng quanh thương anh.

Rồi vụng vụng, trộm trộm, trông khổ thân chúng nó lắm” [27, tr.110]. Điều đó có

nghĩa là bản chất của Núi là một người anh tốt, hết lòng thương yêu và lo cho các em. Xuất phát từ con người hiền lành, lương thiện nhưng vì quá khổ cực, vì gánh nặng trên vai quá lớn, hắn hy sinh tương lai của mình. Giây phút hắn khóc bên mộ mẹ là quãng thời gian đau đớn nhất của một người lương thiện khi biết rằng từ ngày mai mình đã biến thành một người khác, một kẻ ăn cắp. Hắn khóc vì thương cho các em, thương cho chính mình và cảm thấy có lỗi với người mẹ hiền lành. Đến đây thực sự Lê Lựu đã chạm đến tận cùng nỗi đau của một con người lương thiện biết mình sai nhưng vẫn mặc cho dòng đời cuốn trôi vào vòng tội lỗi. Nhiều lúc trước lời khuyên của các em, hắn cũng ý thức được rằng “đây là cơ hội duy nhất hắn có thể trở thành người lương thiện nếu như hắn nghe em gái, nếu như hắn có đủ nghị lực vượt lên khỏi nỗi chán ngán, nếu như hắn vứt bỏ sự thèm thuồng tội lỗi đã ngấm ngầm trở thành thói quen, để biến hắn thành kẻ

nghiện ngập bụi bậm, háo hức đầy hứng thú” [27, tr.128]. Qua những trang miêu

tả nội tâm, Lê Lựu đã cho nhân vật tự nói về con đường tội lỗi của chính mình. Núi lầm đường lạc lối một phần do hoàn cảnh, phần khác do bản thân Núi không vượt lên được chính mình. Thói “ngựa quen đường cũ” như một chân lý, được tác giả sử dụng phù hợp trong trường hợp của Núi, bởi tất cả đã trở thành thói quen, dường như đã ngấm vào máu nên nếu không đủ bản lĩnh và nghị lực thì sẽ không bước chân ra khỏi vũng bùn đen tối ấy được. Nhưng dù có lên án, chê trách tội lỗi của nhân vật thế nào thì Lê Lựu vẫn không mất lòng tin vào bản tính

con người. Sự lương thiện vẫn tồn tại trong tên ăn cắp ấy khi hắn nghĩ về gia đình, nghĩ về đứa con. Những năm tháng tù đày, hắn luôn nghĩ về con, lo lắng cho con “buổi sáng có ai đỡ con dậy hay lại lăn xuống đất? Buổi trưa, buổi tối con có ăn được không? Đến đêm ai buông màn, bắt muỗi cho con? Ai dỗ dành

con mỗi khi khóc gào lên nhớ bố” [27, tr.246].Ra ngoài xã hội hắn là thành phần

xấu xa nhưng khi về với con hắn lại là một người bố tốt, chăm lo cho con từng li từng tí. Rõ ràng trong sâu thẳm tâm hồn tên tội đồ ấy vẫn luôn le lói những tia sáng của tình yêu thương, của bản tính lương thiện. Điều sâu sắc của Lê Lựu chính là chỗ đó, ngòi bút của ông cứ nhẹ nhàng len lỏi vào tâm hồn nhân vật để nói lên nỗi niềm, tình cảm của nhân vật. Chính trái tim vẫn biết yêu thương ấy đã soi sáng, mở đường cho Núi quay trở về con đường lương thiện. Và lúc này hắn cảm thấy rằng, quanh hắn vẫn còn nhiều người tốt, nhiều sự cảm thông và yêu

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Lê Lựu thời kỳ đổi mới (Trang 86)