6. Bố cục của luận văn
3.3. Xây dựng nhân vật trong mối quan hệ giữa hoàn cảnh và tính cách nhân vật
của ông hiện lân đầy đặn và sắc nét.
3.3. Xây dựng nhân vật trong mối quan hệ giữa hoàn cảnh và tính cách nhân vật nhân vật
Khi xây dựng nhân vật trong các tác phẩm của mình, Lê Lựu đặc biệt chú ý đến việc cắt nghĩa vai trò của hoàn cảnh sống trong sự tác động đến tính cách con người. Thế giới nhân vật của ông hầu hết đều là nạn nhân của một hoàn cảnh sống đáng buồn với đầy rẫy những điều phi lý, những hủ tục, những quan niệm sai lệch, lỗi thời. Ở xã hội đó, cái đẹp, cái lương thiện bị cái xấu, cái ác lấn át, chà đạp. Con người bị biến thành nô lệ của những định kiến hẹp hòi, của những nguyên tắc chủ quan, giáo điều. Chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa cơ hội dồn đẩy con người đến bước đường tha hóa, biến con người trở thành nô lệ của danh vọng, vật chất. Nhân cách con người dần bị bóp méo, suy nghĩ nhận thức cũng sai lệch và hoàn cảnh đó đẩy con người rơi vào những bi kịch, những mất mát đau đớn thậm chí đánh mất chính mình.
Bản tính yếu ớt, nhu nhược, thiếu bản lĩnh của Sài một phần được nhào nặn từ thói quen lâu đời của người dân làng Hạ Vị “sẵn cơm thì ăn sẵn việc thì làm, chỉ hong hóng chờ chủ sai bảo chứ không dám quyết đoán, định đoạt một
việc gì” [26, tr.182]. Đó là thói quen của những con người “thích được người
khác mắng mỏ”, “chỉ im thin thít mà ước (…), chỉ dám ủng hộ thôi (…) không
nói ra được” [26, tr.31]. Nửa đầu cuộc đời của mình Sài đã sống và làm theo
những điều người khác muốn, anh không dám nói ra nỗi đau và sự chịu đựng của mình. Những mơ ước anh chỉ dám dãi bày trong nhật ký. Nhưng khi chính mình được lựa chọn cuộc đời, Sài lại không tự giải thoát ra khỏi cuộc hôn nhân không tình yêu với Tuyết mà phải nhờ sự can thiệp của chính ủy Đỗ Mạnh và chú Hà. Bước vào cuộc hôn nhân thứ hai do chính anh lựa chọn, một lần nữa bản
tính nhu nhược, thụ động lại bám riết lấy anh. Anh làm việc gì cũng phải theo ý vợ, nhìn biểu hiện của vợ, anh cảm thấy không còn là chính mình, để rồi cuối cùng bị vợ phản bội, cắm sừng mà không hay. Bản tính của anh có căn nguyên, nguồn gốc từ tâm lí ỉ lại, thụ động của người dân Hạ Vị. Dù anh được học hành, thông minh, hiểu biết nhưng chính anh lại bị hạ gục bởi sự yếu đuối, nhu nhược, thụ động của chính mình. Điều đó có nghĩa bản tính của Sài bị chi phối bởi hoàn cảnh, bởi tâm lý, lối suy nghĩ định kiến của làng xã, của xã hội. Những quan niệm duy ý chí, những lề thói gia phong cổ hủ cứng nhắc, những tàn dư của tư tưởng hủ lậu phong kiến cộng với chủ nghĩa ích kỉ thiển cẩn của một thời đã buộc con người luôn trong tình trạng sống theo, sống hộ người khác, sống vì dư luận, chiều lòng dư luận. Ở đây, Sài hoàn toàn hành động theo dư luận, cốt đẹp mặt mọi người nên anh “chẳng khác gì một nhánh khô trông trong khung dàn,
sống theo khung dàn” [23, tr.595]. Chính hoàn cảnh đó đã bào mòn tâm hồn và
tính cách con người theo chiều hướng xấu đi. Trong hoàn cảnh đó, nếu con người thiếu bản lĩnh thì sẽ bị hoàn cảnh cuốn trôi, đưa đẩy. Hình tượng nhân vật Sài không chỉ là một cá nhân nằm ngoài vòng xoáy của thời đại mà qua đó tác giả đã gửi gắm cả một nỗi niềm day dứt về một sự đổi thay tận gốc rễ cái tư tưởng nô lệ, quen sống theo ý người khác và cuối cùng đánh mất chính mình.
Nếu như Sài luôn phải gánh chịu những thất bại bởi tính cách nhu nhược, thụ động của mình và một phần do bản tính có căn nguyên sâu xa từ xã hội với những suy nghĩ lạc hậu, những lề thói cứng nhắc thì với Núi (Sóng ở đáy sông) lại rơi vào bi kịch cũng bởi thiếu bản lĩnh nhưng lại bị chi phối nhiều bởi hoàn cảnh gia đình và môi trường giáo dục. Vốn là một cậu bé thông minh, học giỏi, bản tính lương thiện, thật thà. Dù phải sống xa gia đình từ nhỏ nhưng Núi luôn tỏ ra là người anh gương mẫu, hết lòng chăm lo cho các em. Đến khi mẹ mất, không còn điều kiện để tiếp tục đi học, Núi đã cố kiếm một việc làm lương thiện để nuôi các em, hắn sẵn sàng từ bỏ tương lai của mình với ý nghĩ “cốt làm thế
nào để kiếm được miếng ăn cho các em tiếp tục đi học”. Một con người với những tính cách đáng quý như vậy tại sao lại sa chân vào con đường tội lỗi. Trước nhất nếu nói nguyên do thì do chính bản tính yếu đuối, không chiến thắng được sự hèn nhát của chính mình nên hắn bán linh hồn cho tội lỗi. Tuy nhiên căn nguyên sâu xa đẩy hắn vào con đường ấy chính là môi trường gia đình với một người cha thô bạo và quá “sòng phẳng” trong tình cảm, với phương pháp dạy con hết sức sai lầm. Khi đứa con mình phạm lỗi, ông ta không cần tìm hiểu nguyên nhân mà cho rằng một đứa trẻ đã nhúng tay vào ăn cắp thì đứa trẻ đó hoàn toàn bỏ đi. Sự cạn tình, cạn nghĩa của người cha đã đẩy hắn lâm vào cảnh khốn cùng và sa vào con đường tội lỗi. Đã nhiều lần hắn tìm đến người cha như một sự cứu sinh, nhưng đáp lại chỉ là sự lạnh nhạt, hắt hủi và sự đối xử tệ bạc, cạn tình ráo máng. Hắn mất niềm tin vào chính người cha ruột của mình nên đánh mất luôn niềm tin vào cuộc đời. Từ đó hắn trở thành một con người khác, tính cách nhu nhược, thụ động, lối sống ăn sẵn, bất cần đời được sinh ra từ đó.
Với Chuyện làng Cuội, Lê Lựu lại để nhân vật bộc lộ bản chất do ảnh
hưởng của chủ nghĩa cơ hội, chủ nghĩa cá nhân tạo nên. Bản chất giả dối, nhẫn tâm, độc ác của Lưu Minh Hiếu có căn nguyên sâu xa từ quá khứ không mấy tốt đẹp. Từ nhỏ đã phải sống trong nỗi ám ảnh về người cha độc ác, không chính thống và suốt ngày lo sự thật ấy bị bại lộ nên dần biến một cậu bé thông minh, hiếu thảo dần trở thành một kẻ tán tận lương tâm, cơ hội, dối trá. Vì danh vọng, địa vị và quyền lực hắn sẵn sàng làm tất cả, kể cả những việc bỉ ổi nhất, thậm chí hắn có cạn tình, phản bội chính người mẹ đẻ rất mực thương yêu mình.
Với Hai nhà, Lê Lựu lại tập trung tái hiện cuộc sống con người dưới sự
chi phối của hoàn cảnh đời thường với đủ bộn bề, phức tạp. Các nhân vật được đặt trong môi trường sống thời bao cấp, cái thời mà con người sống thụ động, hong hóng trông chờ vào chế độ tem phiếu của nhà nước. Người làm công ăn lương mà không sống nổi bằng tiền lương. Những người sống chân chính bị rơi
vào cuộc sống khó khăn, túng quẫn. Tâm luôn bị đè nặng bởi sự nghèo túng và bất tài vì không lo được cuộc sống tươm tất, no đủ cho vợ con. Sự tự ti ấy dần hình thành ở anh bản tính nhu nhược, cam chịu, luôn cảm thấy thua kém so với vợ. Còn Linh Anh vốn được trời sinh cho nhan sắc hơn người, lại luôn cảm thấy không can tâm vì phải sống với một người chồng bình thường, thiếu thốn. Hoàn cảnh sống nghèo túng cộng với bản tính vốn lăng loàn nên cô ta trở thành một con người chua ngoa, cay nghiệt và bị cám dỗ bởi những hư danh vật chất bên ngoài, với những thói hư tật xấu ngoài xã hội. Càng ngày cô càng trở nên bất cần, buông thả trong dục vọng thấp hèn. Ở đây Lê Lựu đã cho ta thấy được sự ảnh hưởng nặng nề của hoàn cảnh xã hội đến cuộc sống và tính cách con người. Hoàn cảnh khắc nghiệt đã khiến con người trở nên khô cằn, lạnh lùng và vô cảm. Nhưng với Lê Lựu dù hoàn cảnh có khắc nghiệt đến đâu, con người có bị cuốn theo dòng đời nghiệt ngã ấy, thì ông vẫn có một niềm tin và sự hy vọng vào bản chất con người. Thoát khỏi cái nhìn truyền thống, ông đã ít nhiều chỉ ra lối đi cho nhân vật của mình. Nếu trước đây Lão Hạc (Lão Hạc) phải chết trong đau đớn để bảo tồn tính cách, Chị Dậu (Tắt đèn) chỉ nhìn thấy con đường tối mịt mù phía trước thì Sài (Thời xa vắng), Núi (Sóng ở đáy sông) đã tìm thấy con đường trong một tương lai tốt đẹp hơn. Điều đó có nghĩa Lê Lựu luôn mang trong mình một niềm tin mãnh liệt vào con người, vào cuộc sống. Chỉ ra sự chi phối của hoàn cảnh sống trong quá trình hình thành nhân cách con người, nhà văn đã đặt ra vấn đề nhận thức lại hiện thực, tìm căn nguyên sâu xa của những sai lầm, ấu trĩ của cả một thời đại, từ đó đánh thức khát vọng và bản lĩnh của con người trước cách sống và cách nhìn nhận của mình đối với cuộc sống của chính mình và của xã hội.