Quan niệm nghệ thuật về con người

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Lê Lựu thời kỳ đổi mới (Trang 32)

6. Bố cục của luận văn

2.1.1.Quan niệm nghệ thuật về con người

Con người luôn giữ vị trí trung tâm trong các lĩnh vực, khoa học, lý luận, kinh tế, quản lý… Khi là đối tượng của văn học, con người được nhìn nhận như một nhân cách đích thực và toàn vẹn, được soi ngắm dưới nhiều hoàn cảnh, nhiều mối quan hệ, được thừa nhận ở mọi giá trị liên quan tới nó. Vì vậy quan niệm nghệ thuật về con người trong văn học khác với quan niệm về con người trong các hình thái ý thức xã hội khác.

Cho đến nay, mặc dù được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm tìm hiểu, song khái niệm quan niệm nghệ thuật về con người vẫn còn nhiều cách định nghĩa và diễn đạt khác nhau. Cụ thể như sau:

Trần Đình Sử cho rằng: “Quan niệm nghệ thuật về con người là một cách cắt nghĩa, lí giải tầm hiểu biết, tầm đánh giá, tầm trí tuệ, tầm nhìn, tầm cảm của

nhà văn về con người được thể hiện trong tác phẩm của mình”[36, tr.15].

Huỳnh Như Phương cho rằng: “Quan niệm nghệ thuật về con người thể

hiện tầm nhìn của nhà văn và chiều sâu triết lí của tác phẩm” [16, tr 210].

Cũng với vấn đề quan niệm nghệ thuật về con người, Từ điển Thuật

ngữ văn học định nghĩa như sau: “Quan niệm nghệ thuật về con người là

hình thức bên trong, là hệ quy chiếu ẩn chìm trong hình thức tác phẩm. Nó gắn với các phạm trù khác như phương pháp sáng tác, phong cách của nhà văn, làm thành thước đo của hình thức văn học và cơ sở của tư duy

nghệ thuật” [15, tr.275].

Nhìn chung, tuy khác nhau về cách diễn đạt nhưng những khái niệm trên đều nói lên được cái cốt lõi của vấn đề quan niệm nghệ thuật về con

người. Chúng ta có thể hiểu quan niệm nghệ thuật về con người một cách khái quát như sau: Quan niệm nghệ thuật về con người được hiểu là cách nhìn, cách cảm, cách nghĩ, cách cắt nghĩa lí giải về con người của nhà văn. Đó là quan niệm mà nhà văn thể hiện trong từng tác phẩm. Quan niệm ấy bao giờ cũng gắn liền với cách cảm nhận và biểu hiện chủ quan sáng tạo của chủ thể, ngay cả khi miêu tả con người giống hay không giống so với đối tượng.

Khi nghiên cứu quan niệm nghệ thuật về con người trong từng tác phẩm, ta thấy điểm nhìn khác nhau giữa các nhà văn, giữa từng giai đoạn, thời kỳ. Những thay đổi về quan niệm nghệ thuật qua các chặng đường sáng tác, thể hiện qua ý thức của nhà văn về việc miêu tả con người. Qua đó làm nổi bật tư tưởng, quan niệm của tác giả về xã hội, về thời đại, về con người trong giai đoạn đó.

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Lê Lựu thời kỳ đổi mới (Trang 32)