Yếu tố tự truyện

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Lê Lựu thời kỳ đổi mới (Trang 98)

6. Bố cục của luận văn

3.4. Yếu tố tự truyện

Nhà văn Mỹ Thomas Wolf cho rằng: “Mọi tác phẩm nghiêm túc suy đến cùng đều là có tính chất tự truyện, một người nếu muốn sáng tạo một cái gì chân

thực và có giá trị thì phải sử dụng kinh nghiệm và tài liệu trong cuộc sống của mình” [29]. Văn học Việt Nam sau đổi mới đã có những thay đổi đáng kể trong quan niệm về hiện thực và con người, quan niệm về nhà văn trong mối quan hệ với tác phẩm, với công chúng và với chính mình. Yếu tố tự truyện thể hiện ở chỗ lấy chất liệu từ bản thân cuộc đời riêng tư của tác giả, những chi tiết mang tính tiểu sử của chính nhà văn, bộc lộ cái tôi rõ nét. Qua yếu tố này giúp người đọc không chỉ giải mã con người tác giả và thời đại qua những chi tiết gắn với tiểu sử, cuộc đời thật mà qua những trải nghiệm sống và sự tự thú chân thành.

Trong những sáng tác của Lê Lựu thời kỳ đổi mới, Thời xa vắng là một tác phẩm mang yếu tố tự truyện đặc sắc. Với tác phẩm này, không phải ngay từ khi ra đời, tác phẩm đã được nhà văn dùng chất liệu đời tư và những trải nghiệm cuộc đời thực của mình để sáng tác mà tự truyện ở đây như là một sự trùng hợp ngẫu nhiên nhưng lại trùng khít đến bất ngờ giữa cuộc đời nhân vật Sài và cuộc đời nhà văn sau này. Quả thực văn chương đã vận vào người tác giả như một định mệnh. Qua hình tượng nhân vật Sài ta thấy rõ bóng dáng của chính Lê Lựu và những bi kịch của cuộc đời Sài lại chính là bi kịch của cuộc đời Lê Lựu sau này, đến nỗi người ta nhầm ông với Sài, có người còn gọi Lê Lựu là anh cu Sài.

Đọc Thời xa vắng, người đọc ám ảnh về một anh Sài nửa đời yêu cái người khác yêu, nửa đời còn lại đi yêu cái người khác không có. Nếu ai hiểu đời tư của Lê Lựu sẽ có cảm giác Lê Lựu đã dùng ngay đời tư của mình làm chất liệu để xây dựng nên nhân vật này. Lê Lựu cũng giống như Giang Minh Sài, phải trải qua nhưng chuyện gia đình không mấy suôn sẻ, hạnh phúc mà đầy trắc trở. Chính Lê Lựu đã từng nói, người vợ đầu mà ông đã ly dị hơn 50 năm trước giống hệt với cô Tuyết không được chồng yêu trong truyện, còn cái anh chồng Giang Minh Sài mắc bệnh “dửng dưng” với vợ ấy chính là lấy nguyên mẫu từ chính mình: “Bà vợ đầu của tôi giống hệt nhân vật Tuyết. Cũng là nông dân quê mùa 100%, cũng thô vụng. Ngày ấy tôi mười mấy tuổi đầu, gia đình ép lấy

vợ. Rồi chục năm sau, dư luận lại ép phải yêu vợ, không được ruồng rẫy vợ mới là “cán bộ gương mẫu”…Thế là tôi phải về quê ngủ với vợ, có với bà ấy một đứa con gái. Nhưng mà vẫn không yêu nhau. Không phải vì bà ấy là nông

dân mà tôi không yêu đâu, chỉ vì tình cảm là cái thứ không ép được” [35]. Sự

trải lòng của nhà văn như một lời tự thú chân thành. Nghe tác giả nói đến đâu, người đọc càng cảm giác đó chính là cuộc đời của nhân vật Sài đến đó. Với người vợ đầu tiên, cuối cùng cũng bước ra cuộc đời nhà văn giống như anh Sài được li dị cô Tuyết trong Thời xa vắng.

Bi kịch của Sài chưa dừng lại ở đó. Nếu như thất bại đầu tiên của anh là do anh luôn sống và yêu hộ người khác thì đến khi được sống là mình anh lại ngơ ngác, vụng về và có phần nhu nhược khi bước vào cuộc hôn nhân thứ hai với một cô gái thành thị xinh đẹp, sắc sảo. Kết thúc vẫn là bản án li dị, mỗi người chọn một hướng đi. Cả hai đứa con mà anh hết mực yêu thương anh cũng không có quyền được nuôi. Đứa con đầu thì người vợ lạnh lùng tuyên bố không phải là con Sài, đứa con thứ hai thì còn quá nhỏ. Nếu như ở chặng đường đầu của nhân vật Sài ta bắt gặp chính đời tư tác giả thì đến chặng đường tiếp theo, như một dự cảm, sau hơn 20 năm Lê Lựu lại rơi vào hoàn cảnh giống như vậy. Sau hơn 20 năm khi hiểu về cuộc đời của Lê Lựu thì việc nói Thời xa vắng của ông là một tác phẩm tự truyện càng có căn cứ. Dường như chuyện văn chương chữ nghĩa đã vận vào số phận, cuộc đời nhà văn. Đến đây, Thời xa vắng thực sự như một lời tiên đoán về số phận của chính tác giả. Dường như Lê Lựu đã viết về cuộc đời của chính mình trong tương lai. Sự trùng hợp này quả thực rất hiếm gặp, yếu tố tự truyện của tác phẩm này vì thế cũng rất đặc biệt.

Thời xa vắng trở thành cuốn tiểu thuyết đầy ám ảnh và có thể nói nó là

một cuốn tự truyện chân thực nhất về cuộc đời nhà văn Lê Lựu. Chính ông đã từng tâm sự: “Người ta viết thì bao giờ cũng viết những cái mình thuộc. Mà không thuộc gì bằng thuộc mình. Thế nên khi với chuyện đời thực của mình nó

cứ chen vào. Rồi những chuyện sau là hệ quả của chuyện trước, chẳng thể nào

tránh được!” [35]. Đó chính là lý do Thời xavắng có sức sống lâu bền đến vậy.

Hình ảnh một nhà văn chân chất, thật thà, quê mùa Lê Lựu sẽ chẳng bao giờ phai nhạt trong lòng độc giả khi người ta vẫn chưa nguôi ám ảnh về anh nông dân Giang Minh Sài thông minh, giỏi giang như lại bất hạnh trong cuộc sống gia đình và ngược lại.

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Lê Lựu thời kỳ đổi mới (Trang 98)