Tha hóa bởi căn bệnh duy ý chí, suy nghĩ lầm lạc

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Lê Lựu thời kỳ đổi mới (Trang 54)

6. Bố cục của luận văn

2.2.2.1.Tha hóa bởi căn bệnh duy ý chí, suy nghĩ lầm lạc

Căn bệnh duy ý chí là căn bệnh tuyệt đối hóa vai trò của chủ thể trong quan niệm và hành động, phủ nhận hoàn toàn quy luật khách quan, nhận thức sai lầm, xa rời thực tế. Những sai lầm này thể hiện ra bên ngoài thông qua hoạt động thực tiễn của con người, làm cản trở, thậm chí triệt tiêu sự phát triển.

Lê Lựu qua những sáng tác của mình đã thể hiện thái độ phê phán gay gắt cái lối tư duy bảo thủ và thói vị kỉ, suy nghĩ lầm lạc ấy. Những kẻ nhân danh gia đình, đoàn thể, nhân danh xã hội áp đặt suy nghĩ của mình cho người khác, bắt người khác phải yêu cái mình yêu, ghét cái mình ghét, thậm chí tự

cho mình cái quyền quyết định cuộc sống của người khác, áp đặt họ phải vo tròn, gọt đẽo bản thân trong lối tư duy, suy nghĩ hạn hẹp, cứng nhắc, giáo điều của mình.

Xây dựng kiểu nhân vật này, Lê Lựu đã mang đến cho người đọc một hình ảnh mang tính chất điển hình, hình ảnh ông Đại trong Sóng ở đáy sông. Ông là kẻ luôn tạo cho mình vỏ bọc bề ngoài danh giá, trí thức nhưng thực chất bên trong lại hết sức bỉ ổi. Ông luôn áp đặt, bắt mọi người trong gia đình phải sống theo cách sống phi lí, giả tạo đó. Nhưng con người “danh giá” ấy, qua hành động của mình lại dần lộ ra bản chất xấu xa. Khi vợ ở cữ, “sự dư thừa trong cơ thể ông không thể kìm hãm trước con ở 19 tuổi có đôi má như đốt cháy người khác. Cả bộ ngực đang vút lên, đôi môi đang thời bừng dậy

rừng rực đốt hết sự lạnh lùng của ông”, và đến khi “nguy hiểm đang dầy lên

trong cơ thể cô, ông cho cô 20 đồng để về quê” [27, tr.20, 21]. Nhưng sự không thành, ông chấp nhận lấy con ở thấp kém làm vợ hai. Dẫu vậy thì cái danh giá của gia đình ông không thể vì thế mà bị hủy hoại được, “thành ra, cái “danh giá” của người có học thức cao sang ông phải giữ, để riêng ra,

ông để nó ở trên tầng trên, còn cái hạ đẳng tầm thường, lúc “cần đến” vào

giữa đêm tối vắng vẻ không ai nhìn thấy, ông mới ban xuống” [27, tr.21].

Ông có một điểm rất đặc biệt, đó là cái gì ông cũng biết trước, “biết

”. “Tôi đã biết trước là nó sẽ như thế”. “Bao giờ tôi cũng biết trước chuyện

này rồi sẽ đi đến đâu” và “dù việc to hay nhỏ, nói gì, làm gì thì ông luôn luôn

là người có lý. Mà cái lý của ông thì chỉ có từ đúng trở lên” [27, tr.238]. Đến

khi nhận được tin Núi, con trai ông bị bắt thì ông cũng cho rằng “điều đó tôi

đã biết trước từ lâu, tôi đã nghĩ như thế”. Nhưng sự thật đâu phải vậy, ông

không chịu hiểu rằng cái căn nguyên sâu xa khiến con ông lâm vào con đường tù tội vì trộm cắp phần lớn là do ông. Một người cha quá keo kiệt, khắt khe, vô tâm và thiếu trách nhiệm. Vợ mất, thay vì dành nhiều tình thương và sự

quan tâm cho con cái thì ông lại đi cắt bớt trợ cấp vốn đã ít ỏi hàng tháng cho các con. Núi vì thương em, vì không có tiền lo cho các em nên đã phải bỏ học kiếm sống, rồi dần dần trượt ngã, trở thành tên đầu trộm đuôi cướp. Biết được tin này, ông đã không cần suy nghĩ lấy một giây quyết định viết đơn từ con,

từ giờ phút này trở đi tôi không công nhận nó là con tôi nữa” [33, tr.98], đã

vậy ông còn trút bỏ mọi trách nhiệm giáo dục con cho xã hội “xin các đồng

chí giáo dục cháu. Còn gia đình chúng tôi từ nay coi như không có cháu” [27,

tr.99]. Ông còn tự bao biện cho sự lạnh lùng, vô trách nhiệm của mình, xem việc mình từ nó là do nó gây ra, chính nó đã lừa dối ông, nên “ông đã không

là không. Nhất định là không bao giờ ông nhận nó”, “chấp nhận nó để rồi cả

đời ông bị nó lừa à? Nó với ông chỉ có cách: còn người này thì không còn

người kia hoặc ngược lại. Không thể bố bố con con gì nữa” [27, tr.101]. Ông

rũ sạch trách nhiệm, xem như nó với ông không có một mối liên hệ tình cảm gia đình nào. Nó hư hỏng là do nó chứ đâu phải lỗi gì ở ông. Bởi ông đâu có dạy nó “mày hãy đi ăn cắp mà kiếm sống”. Nó là kẻ “đầu trộm đuôi cướp” là vì chính nó muốn như vậy. Do đó việc viết ngay đơn không nhận nó của ông là việc “đúng đắn” và “chính xác”. Nhưng là một người biết tính toán trước sau, ông “đã nghĩ cách đề phòng” những “kẻ xấu bụng, không ưa ông” với một cách hết sức “mĩ mãn và không còn kẽ hở”, đó là “ông sẽ chọn đúng ngày mưa bão để về quê. Họ hàng bên ngoại nhìn thấy ông mò mẫm đi trong mưa

bão, lặn lội đêm hôm về với các con thì có ai dám bảo ông là lạnh nhạt vô

trách nhiệm với con cái được nữa không” [27, tr.103]. Hành động và đầu óc

xảo quyệt của ông, càng bộc lộ cái bản chất xấu xa, vô trách nhiệm đằng sau bộ mặt “danh giá” giả tạo. Cái tư duy bảo thủ, cái suy nghĩ vô lý cho đến chết ông cũng không thay đổi, ngay cả cái suy nghĩ về đứa con “loại hai” của mình. Khi con ông lại phạm sai lầm, ông còn nhẫn tâm hơn lần trước. Đâu chỉ dừng lại ở tờ giấy từ con, lần này ông tàn ác ban hẳn cho con mình cái bản án

chung thân trong khi tội trạng của nó chỉ đáng mấy năm tù giam. Ông giải thích việc làm đó cũng có “cái lý” của ông là để nó khỏi “đục rỗng cái xã hội

tươi đẹp của chúng ta”. Nhưng thực chất là để ông khỏi bị nó làm phiền và hủy

hoại danh dự của ông lần nữa. Nhưng dù có biết trước, có tính toán cặn kẽ đến đâu thì “người tính cũng không bằng trời tính”, cuối cùng ông cũng rơi vào bi kịch do chính mình tạo ra. Ông bị đột tử vì nhận ra cái điều không nằm trong khả năng “biết trước” của mình. Đó chính là hình phạt xứng đáng cho con người lạnh lùng, vô cảm, thậm chí phi nhân tính ấy. Đáng tiếc là khi ông ý thức được sự quý giá của tình phụ tử, của tình cảm gia đình thì đã quá muộn.

Vẫn là kiểu nhân vật tha hóa do lối tư duy ý chí, bảo thủ, ta lại bắt gặp hình ảnh nhân vật Đại tá Hoàng Thủy trong Đại tá không biết đùa. Ông là một người cha tốt, hết lòng vì sự trưởng thành của con cái, không bao giờ quên trách nhiệm răn dạy, bảo ban con mình theo con đường mà ông đã vạch sẵn. Nhưng ông lại là người rất bảo thủ, đơn giản đến cứng nhắc, thô bạo, luôn nhìn nhận, xử lý vấn đề theo một khuôn mẫu định sẵn, vì vậy cuối cùng ông đã thất bại khi lấy mình là thước đo chân lý, khi áp đặt ý tưởng nhân danh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thiện chí”, “có trách nhiệm” lên người khác một cách “quan liêu vất vả”.

Vì sợ con theo bạn bè hư hỏng, nên ông quyết định rèn luyện con theo cách của mình. Ông yêu cầu công an huyện cho Tùy, con trai ông đi tập trung cải tạo, tự xin hoãn đi học đại học ở nước ngoài để làm công nhân, bắt con phải từ bỏ tình yêu với cô gái đã từng yêu một người khác vì cho rằng “người ta đã bỏ được người thứ nhất thì cũng dễ dàng bỏ đến người thứ một trăm. Thói quen mà. Nó giống như cái bậc thềm nhà mình ấy. Hồi nhỏ khi con đã

bỏ qua được một lần thì những lần sau có gì là cản trở nữa” [22, tr.26]. Cứ

thế, hết lần này đến lần khác, ông áp đặt con mình, bắt nó làm theo ý mình, thay nó quyết định mọi chuyện và đương nhiên ông nghĩ những gì ông làm đúng và tất cả là vì con ông, vì mong muốn cho nó thành người đúng nghĩa,

thành người tốt, có ích cho tổ quốc, cho xã hội. Nhưng chính lối suy nghĩ lầm lạc, bảo thủ của mình, ông đã tự đẩy mình vào bi kịch. Ông sai lầm từ quan niệm đến phương pháp giáo dục con cái, buộc con cái phải sống theo cách của mình, nhưng con trai ông dù làm theo ý ông nhưng vẫn đeo đuổi những ý định riêng, ngầm chống đối lại ông, nhằm bảo vệ tình yêu đôi lứa do anh ta tạo dựng. Khi con ông bị mất tích không rõ lý do, với nhiều tin đồn không biết đúng sai nên đầu ông cứ quanh quẩn với nhiều ý nghĩ. Có khi nghe tin đồn con mình đã chết ông vẫn cứ cố che giấu “để chứng tỏ mình là con người

vững vàng sắt đá”, “khi gặp đau thương mất mát ông luôn tỏ ra là người có

bản lĩnh, không hề nao núng trước những sự cố mà ông cho là thử thách”, vì

ở đời thử thách càng lớn thì càng chứng tỏ người bản lĩnh cao”, “đó là thói

quen của người tiến lên sự cao thượng, khác người thì dễ, quay lại sự bình

thường của chính mình, ở cái điểm xuất phát ban đầu thì vô cùng khó”, bởi

ông đã quen nói những lời `to tát nghiêm trọng” nên bây giờ “bộc lộ tình

cảm nhỏ nhoi yếu đuối như người bình thường là rất dễ trở nên trơ trẽn,

gượng gạo” [22, tr.86]. Nhưng với ông thà con ông hy sinh vì danh dự, vì tổ

quốc còn hơn là sống với giặc gấp nhiều lần. Dẫu biết rằng, tính cách và lối suy nghĩ có phần cứng nhắc của ông không phải là xấu, nó được hình thành trong những năm tháng chiến tranh, đánh giặc. Sự nghiêm túc, quyết đoán là điều cần thiết khi cầm súng đánh kẻ thù nhưng ông lại áp dụng nó một cách máy móc, điều này hoàn toàn không phù hợp khi răn dạy con cái. Mỗi người đều có những suy nghĩ, những mục đích và lý tưởng riêng và con trai ông cũng vậy. Thế nhưng, dù là một người chiến sĩ luôn đúng đắn khi quyết đem thân mình bảo vệ đất nước nhưng ông lại sai lầm khi áp đặt tư tưởng nghiêm khắc, kỉ cương lên người con trai của mình. Ông luôn cố gắng lý giải mọi việc theo chiều hướng sai lệch đó, để rồi ông tự đánh mất người con trai duy nhất, cái chết của con ông là lời kết án dành cho ông.

Qua kiểu nhân vật này Lê Lựu đã chỉ ra rằng chính quan niệm, lối tư duy ý chí, những suy nghĩ một chiều bảo thủ, những nguyên tắc cứng nhắc giáo điều, cái lối suy nghĩ “quen ra mệnh lệnh cho người khác bất cứ năm tháng nào, ở bất cứ việc nào, hoàn cảnh nào cũng chỉ có một vẻ mặt ra lệnh, một cách nghĩ của bề trên, một cách hò hét của người phải được trân trọng, kính nể, một cách nói theo thói quen, theo người trên mình đã nói. Thành ra nó đơn điệu một chiều. Nhiều tháng nhiều năm như thế, nó nghèo nàn mòn mỏi mà vẫn tưởng mình giàu có phong phú. Không nói được điều gì mới mẻ vẫn tưởng là người sâu xa, không nghe được những lời dân dã khác mình vẫn

tưởng mình hiểu biết mọi ngọn nguồn” [22, tr.45] đã triệt tiêu mọi khát vọng

chính đáng của con người, trở thành sợi dây trói buộc đời sống tinh thần của họ, gây ra bi kịch cho mỗi số phận.

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Lê Lựu thời kỳ đổi mới (Trang 54)