THƯƠNG VIỆT NA M, CHI NHÁNHHÀ NỘ

Một phần của tài liệu Hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam chi nhánh Hà Nội (Trang 62)

4.1. Định hướng hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Hà Nội Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Hà Nội

- Mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất mặt hàng xuất khẩu;

- Đẩy mạnh cho vay đối với hộ kinh doanh tại các làng nghề, cho vay tiêu dùng cá nhân;

- Tăng cường công tác quản lý rủi ro trong hoạt động tín dụng, phát huy tốt hơn vai trò của phòng QLRR nhằm kiểm soát và hạn chế rủi ro tín dụng.

4.2. Một số giải pháp nâng cao hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại NH TMCP Ngoại thương Việt Nam , chi nhánh Hà Nội TMCP Ngoại thương Việt Nam , chi nhánh Hà Nội

Một là, hoàn thiện bộ máy quản trị rủi ro tín dụng , thiết lập ra bộ máy quản trị rủi ro tín dụng theo mô hình hiện đại, tập trung và mang tính chuyên môn hóa cao. VCB HN nên xây dựng cơ cấu bộ máy đồng bộ hóa, tránh chồng cheo, mang tính chuyên môn hóa cao dựa trên tham khảo mô hình của ngân hàng tiên tiến hiện đại, áp dụng phù hợp thực tiễn khả năng của VCB

Hai là, hoàn thiện chính sách tín dụng hiệu quả . Ngân hàng TMCP Ngoại thương VN Chi nhánh HN cần xây dựng chính sách phù hợp với điều kiện kinh tế và đặc điểm xã hội mà ngân hàng đang đóng . Nền kinh tế đang lâm vào khủng hoảng , rủi ro luôn tiềm ẩn, chính vì thế VCB HN cần xây dựng chính sách tín dụng hiệu quả, thắt chặt hơn các điều kiện tín dụng. Chính sách này phải được công bố rộng rãi không chỉ cho cán bộ tín dụng , cán bộ phòng quan hệ khách hàng mà toàn bộ nhân viên trong ngân hàng phải được biết . Đó như một cơ sở để giúp cán bộ tín dụng hoạt động có mục đích, hiệu quả, tối đa hóa lợi nhuận , giảm thiểu rủi ro. Một chính sách tín dụng tốt như cây kim chỉ nam định hướng hoạt động quản trị tín dụng hiệu quả , phòng ngừa rủi ro dựa trên những chính sách đã phân tích

Ba là, Nâng cao chất lượng phòng ngừa, kiểm soát rủi ro tín dụng trước và sau khi giải ngân. Công tác này được các ngân hàng thương mại tại các nước phát triển rất chú trọng vì nó ảnh hưởng tới hoạt động cũng như hệ số an toàn vốn của ngân hàng . Ngân hàng VCB cần coi trọng các bước trong quy trình tín dụng. Thực hiện đúng các chính sách để giảm thiểu rủi ro

Bốn là,tăng cường hiệu quả xử lí nợ có vấn đề . Trong trường hợp phát sinh nợ quá hạn tạm thời có thể khắc phục thì NH có thể xem xét cho vay thêm hoặc cơ cấu lại nợ để có thể tháo gỡ khó khăn trước mắt cho khách hàng. Trong trường hợp khách hàng làm ăn thua lỗ, nợ không có khả năng hoàn vốn, khi đó ngân hàng cần chiết chặt nợ cũng như kiểm tra, quan sát khách hàng để có thể đưa ra những giải pháp ngăn chặn rủi ro kịp thời. Khuyến khích khách hàng vay tín dụng có tài sản đảm bảo nhằm hạn chế rủi ro tiềm ẩn cho ngân hàng.

Năm là, Xây dựng những bộ quy chuẩn về đạo đức của nhân viên trong ngân hàng một cách cụ thể và chi tiết hơn. Để hạn chế rủi ro tín dụng xảy ra mà nguyên nhân là do cán bộ nhân viên ngân hàng thì phải có quy định rõ ràng về quyền hạn, trách nhiệm của từng bộ phận, kèm theo đó là thực hiện việc kiểm tra chéo để hạn chế thấp nhất những rủi ro có thể xảy ra.

Sáu là, Mở các khóa đào tạo về tín dụng , thẩm định tín dụng cho các nhân viên trong công ty nhằm nâng cao hiệu quả thẩm định , kiểm tra, giám sát tín dụng khách hàng. Bởi lẽ, khi thẩm định khách hàng, cán bộ tín dụng phải xem xét các báo cáo tài chính để đánh giá tình hình hoạt động của khách hàng. Hơn nữa, BCTC chia làm 2 loại, BCTC được kiểm toán và báo cáo tài chính chưa được kiểm toán, nhân viên trong ngân hàng phải có trình độ chuyên môn để có thể nhận ra những chiêu biến hóa trên báo cáo tài chính.

Bảy là, nâng cao hệ thống thông tin giữa các chi nhánh, phòng giao dịch cũng như hội sở chính, nhằm tạo sự liên kết giữa cá tổ chức cũng như các phòng ban của NH khác chi nhánh. Tăng cường hợp tác, chia sẻ thông tin với các chi nhánh, NHTM để tạo điều kiện thu thập thông tin khách hàng vay vốn một cách toàn diện

Tám là, cần có sự phối hợp giữa các bộ phận tác nghiệp trong công tác tín dụng để thực hiện nghiêm túc phân loại nợ theo tính chất, khả năng thu hồi nợ của các khoản vay. Cần cập nhật giá trị TSĐB kịp thời để có thể đưa ra con số chi tiết cho công tác dự phòng rủi ro

Chín là, hoàn thiện các biện pháp quản trị rủi ro tín dụng đặc biệt là biện pháp phân tán rủi ro tín dụng .

+ Đa dạng hóa danh mục đầu tư tín dụng : Việc phân chia nguồn tiền của mình vào nhiều loại hình đầu tư tín dụng, nhiều ngành nghề khác nhau cũng như nhiều khách hàng ở địa bàn khác nhau không những giúp VCB HN khuếch

trương thnah thế, mở rộng địa bàn phạm vi hoạt động tín dụng mà còn giúp ngân hàng hạn chế rủi ro tín dụng.

+ Cho vay đồng tài trợ: Đây là hình thức chưa thực sự phổ biến đối với các NHTM VN. Trong phương án này, các ngân hàng cùng nhau liên kết để thẩm định dự án, cho vay và chia sẻ rủi ro đẩm bảo quyền lợi và nghĩa ụ mỗi bên. Việc liên kết này không những đem lại lợi nhuận mà nó còn hạn chế rủi ro tín dụng tiềm ẩn.

4.3. Kiến nghị

4.3.1. Kiến nghị hội sở chính

Một là, Đề nghị hội sở chính có biện pháp hạn chế sự cạnh tranh nội bộ giữa các Chi nhánh trong hệ thống trên cùng địa bàn; tạo sự thống nhất về giá của sản phẩm trên tất cả các điểm giao dịch của Vietcombank (như thống nhất về lãi suất, tỷ giá…)

Hai là, Thường xuyên cung cấp các thông tin dự báo, các thông tin về kinh tế vĩ mô, thông tin về xu hướng thị trường tiền tệ, biến động lãi suất, tỷ giá....

Ba là, Xem xét thành lập phòng ban quản trị rủi ro tại các chi nhánh nhằm nâng cao công tác phòng ngừa rủi ro, để công tác quản trị rủi ro được chuyên sâu hơn

4.3.2. Kiến nghị đối với Chinh phủ, NHNN

Một là, Chính phủ và NHNN cần nhanh chóng đưa ra giải pháp điều hành cơ chế lãi suất và tỷ giá phù hợp với điều kiện thị trường. Từ đó, tạo cơ sở để thiết lập lại trật tự trong các quan hệ giữa khách hàng và Ngân hàng trên cơ sở bình đẳng và đúng với quy luật vốn có của nó. Đồng thời áp dụng các biện pháp kiểm soát chặt chẽ nguồn ngoại tệ trong nền kinh tế để giải quyết kịp thời sự mất cân đối trong cung cầu ngoại tệ hiện nay.

Hai là, phối hợp với các đơn vị liên quan thường xuyên tổ chức các kháo đào tạo và bồi dưỡng kiến thức nhằm nâng cao công tác đánh giá, đo lường, phân tích rủi ro.

Ba là, Áp dụng chế tài xử phạt thật nghiêm đối với các chính sách cạnh tranh không lành mạnh trong kinh doanh ngân hàng, vi phạm quy định và cơ chế điều hành của Chính phủ và NHNN, gây bất ổn trên thị trường tiền tệ và gây mất lòng tin của dân đối với các chính sách điều hành kinh tế vĩ mô của Chính phủ. Với việc mở

rộng tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm của ngân hàng thương mại , NHNN đã giải phóng tính sáng tạo trong hoạt động kinh doanh . Tuy nhiên cũng chính từ đây đã nảy sinh ra các hoạt động cạnh tranh kém lành mạnh, tranh giành khách hàng vay vốn , hạ thấp các điều kiện cũng như là lãi suất dẫn đến rủi ro tín dụng cao. Do đó NHNN cần có sự kiểm tra , kiểm soát hoạt động của các NHTM để tạo ra sân chơi lành mạnh giữa các ngân hàng với nhau.

Bốn là, hoàn thành các quy định pháp luật có liên quan trực tiếp và gián tiếp đến hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng như quy định về giao dịch đảm bảo , đăng kí giao dịch đảm bảo , quy định về cấp các giấy tờ sở hữu tài sản , quy định về ngành kinh doanh ….vốn là vấn đề liên quan đến nhiều bộ, ngành khách nhau , có ảnh hưởng đến công tác quản trị rủi ro tín dụng . Chính phủ cần điều phối sự kết hợp với các bộ ngành có liên quan, cùng nhau phối hợp để giải quyết những vấn đề vướng mắc trong quá trình cấp tín dụng của ngân hàng.

Năm là, hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan đến quyền chủ nợ của ngân hàng và đảm bảo tiền vay nhằm giúp cho các ngân hàng thuận lợi hơn khi thực hiện các biện pháp xử lí tài sản để thu hồi nợ , tránh tình trạng dây dưa , kéo dài, ảnh hưởng đến sự lành mạnh tài chính của ngân hàng.

KẾT LUẬN

Qua thời gian công tác, tìm hiểu về hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương chi nhánh Hà Nội, em nhận thấy trong những năm qua SHB đã chú trọng vào công tác quản lý rủi ro tín dụng tuy nhiên vẫn không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Vì vậy, để giảm thiểu rủi ro tín dụng theo em trong thời gian tới VCB HN nên xây dựng được 1 mô hình quản trị rủi ro phù hợp hơn với thực tế hoạt động ngân hàng tại Việt Nam, cũng như xây dựng các chính sách tín dụng hiệu quả, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực…. Với những giải pháp đã trình bày, em tin rằng rủi ro tín dụng tại VCB HN sẽgiảm một cách đáng kể. Do thời gian nghiên cứu và trình độ hiểu biết còn hạn chế nên luận văn này không tránh khỏi những thiết sót và tính tổng thể, rất mong nhận được sự thông cảm và góp ý của các thầy cô.

Một phần của tài liệu Hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam chi nhánh Hà Nội (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(67 trang)
w