Tiến hành các biện pháp khắc phục
2.7. Đánh giá chung
2.7.1. Ưu điểm
Một là, Đánh giá được tầm quan trọng của công tác quản trị rủi ro tín dụng, chính vì thế VCB HN đã xây dựng được chính sách tín dụng chặt chẽ, công tác giám sát , kiểm tra tăng cường nhằm hạn chế rủi ro tín dụng .
Hai là, xây dựng được chính sách tín dụng chặt chẽ, bám sát với mục tiêu cũng như hoạt động của ngân hàng. Thực hiện công tác phân loại nợ theo quy định của NHNN. Đã áp dụng công cụ quản lí rủi ro vào công tác quản trị.
Ba là, sự liên kết giữa các phòng ban trong ngân hàng. Công tác quản trị rủi ro không chỉ thực hiện ở mỗi phòng quản lí nợ và quan hệ khách hàng, mà công tác quản trị này còn được phổ biến tới tất cả các nhân viên , các bộ phận trong ngân hàng. Điều này nói lên sự đoàn kết, hợp tác của các nhân viên trong ngân hàng.
Bốn là, duy trì và lựa chọn khách hàng tốt, có uy tín trong vay trả để cấp tín dụng , bên cạnh đó thu hẹp các khoản tín dụng đối với khách hàng được xem là nguy cơ gây ra nợ quá hạn và rủi ro tín dụng.
Năm là, đã đẩy mạnh công tác trích lập phòng ngừa rủi ro tín dụng, nhằm nâng cao công tác phòng ngừa rủi ro.
2.7.2. Hạn chế
Bên cạnh những ưu điểm về công tác quản trị tín dụng thì thời gian qua VCB HN vẫn còn tồn tại những yếu điểm sau :
Một là ,Cơ cấu tổ chức quản trị rủi ro. Đến nay NH chưa có một phòng ban dành cho công tác quản trị cũng như cơ cấu quản trị rủi ro hợp lí. Việc xây dựng một phòng ban quản lí rủi ro chuyên biệt sẽ giúp ngân hnagf giảm thiểu các rủi ro tín dụng xảy ra.
Hai là,Công tác kiểm tra giám sát tín dụng nhiều khi còn gặp nhiều khó khăn đặc biệt là công tác giám sát sử dụng vốn. Công tác kiểm tra , giám sát thực tiễn đòi hỏi quá nhiều thời gian công sức.
Ba là, Đội ngũ nhân viên trong NH đều là những nhân viên trẻ, có nhiệt huyết, năng động nhưng kinh nghiệm còn ít nên khả năng nhận diện cũng như phân tích rủi ro đôi khi còn gặp nhiều khó khăn.
Bốn là, sự liên kết thông tin giữa các chi nhánh trong cùng hệ thống còn yếu kém. Trong công tác quản trị rủi ro thì sự liên kết này có ý nghĩa rất quan trọng. Sự liên kết này tránh trường hợp khách hàng đến vay tại chi nhánh A bị từ chối nhưng sang chi nhánh B lại được giải ngân. Điều này làm tăng nguy cơ rủi ro tín dụng rất cao. Sự vận hành thống nhất trong hệ thống thông tin rủi ro giữa các ngân hàng chi nhánh có thể tiết kiệm được chi phí,thời gian và mang lại hiệu quả cao hơn cho công tác phòng ngừa rủi ro dựa trên cơ sở dữ liệu được thiết lập sẵn. Việc thiết lập sự liên kết này là cần thiết và nên được ưu tiên khi thiết lập hệ thống phòng ngừa rủi ro.
CHƯƠNG III: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ TÍN DỤNG CỦANGÂN HÀNGTMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT