NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM, CHI NHÁNH HÀ NỘI
2.3. Thực trạng rủi ro tín dụng của ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Hà Nội
2.3.1.Các dạng rủi ro tín dụng của ngân hàng TMCP Ngoại thương VN , chi nhánh HN
Ta có thể tham khảo bảng sau :
Rủi ro tín dụng
Không thu được lãi đúng hạn Không thu được vốn đúng hạn Không thu đủ lãi
Lãi treo phát sinh Nợ quá hạn phát sinh
1 Lãi treo đóng băng 2 Miễn giảm lãi
1 Nợ không có khả năng thu hồi 2 Xóa nợ
Không thu đủ vốn( Mấtvốn )
Sơ đồ 2.1 : Các dạng rủi ro tín dụng của ngân hàng VCB HN ( Nguồn : Tác giả tự tổng hợp )
Rủi ro tín dụng có thể xảy ra ở 4 trường hợp với nợ gốc và lãi. Đó là vấn đề không thu được lãi đúng hạn và không thu đủ lãi, không thu được vốn đúng hạn và mất vốn. Tùy theo từng trường hợp mà VCB HN có cách xử lí và hoạch toán khác nhau. Khi không thu được lãi đúng hạn, nguy cơ rủi ro đang ở mức thấp chỉ đưa vào mục lãi treo phát sinh.Nếu VBC HN không thu đủ lãi thì sẽ có khoản mục lãi treo đóng băng, trừ trường hợ ngân hàng miễn giảm khoản lãi đó cho doanh nghiệp. Còn khi không thu được vốn đúng hạn , ngân hàng sẽ có khoản nợ quá hạn phát sinh . Tuy nhiên, khoản này chưa thể coi là khoản mất mát hoàn toàn của ngân hàng ví có thể có một số nguyên nhân nào đó khiến khách hàng chậm trả nợ gốc, và sẽ trả sau hạn cam kết trong hợp đồng. Nếu như khoản này mà ngân hàng không thể thu hồi được thì lúc này ngân hàng gặp rủi ro tín dụng ở mức độc cao vì đã phát sinh khoản nợ không có khả năng thu hồi , trừ trường hợp đặc biệt khách hàng hội tụ đủ các điều kiện theo quy định về xóa nợ thì ngân hàng có thể xem xét việc xóa nợ cho ngân hàng.
2.3.2 Phân loại nợ
Ngân hàng VCB HN đã áp dụng phương pháp phân loại nợ theo quy định của Ngân hàng nhà nước Việt Nam ( quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 và quyết định 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/4/2007) trong đó nợ xấu được biểu hiện là nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5 với mức độ nghiêm trọng xấu tăng dần.
Nhóm nợ Ý nghĩa
Nhóm 1 Nợ đủ tiêu chuẩn Nợ trong hạn hoặc quá hạn dưới 10 ngày
Nhóm 2 Nợ cần chú ý Quá hạn từ 10 – 90 ngày , các khoản nợ được điều chỉnh kì hạn trả nợ lần đầu
Nhóm 3 Nợ dưới tiêu
chuẩn Quá hạn từ 91 – 180 ngày, các khoản nợ gia hạn lần đầu và được miễn giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng Nhóm 4 Nợ nghi ngờ Quá hạn 181 đến 310 ngày, nợ cơ cấu lại thời hạn
trả nợ lần đầu, nhưng lại tiếp tục quá hạn đưới 90 ngày
Nhóm 5 Nợ xấu Quá hạn trên 360 ngày, nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ 3 trở lên
Trong đó tình hình các nhóm nợ của ngân hàng VCB chi nhánh HN:
Bảng 2.6:Tình hình các nhóm nợ của ngân hàng VCB chi nhánh HN
Đơn vị : Tỉ đồng .
Nhóm nợ 2010 2011 2012
Nhóm 1 3522 3295 3619
Nhóm 2 361 295 78
Nhóm 3 5 8 19
Nhóm 4 8 5 2
Nhóm 5 36 58 2
Tổng dư nợ 3932 3661 3720
Tỉ lệ nợ xấu 6% 6.2% 3.9%
( Nguồn : Theo báo cáo tài chính NH VCB HN trong 3 năm gần đây ) Như vậy tình hình nợ của ngân hàng nhìn chung vẫn nằm trong giới hạn an toàn.
+ Nhóm nợ 1 ( nợ đủ tiêu chuẩn ) vẫn chiếm chủ yếu trong tỉ trọng nợ của ngân hàng: năm 2010 chiếm 89,6% tổng dư nợ , năm 2011 chiếm 90% và năm 2012 chiếm 97,3% tổng dư nợ. Tỉ trọng ngày càng tăng của nhóm nợ 1 trong cơ cấu chung cũng là một tín hiệu khả quan, cho thấy quy mô tín dụng không ngừng được mở rộng trong 3 năm gần đây.
+ Nhóm nợ 2 :Tỉ lệ nhóm nợ cần chú ý có xu hướng giảm , năm 2010 khoảng 361 ( tỷ đồng ) đến năm 2012 giảm mạnh còn 78 tỷ đồng, tỷ lệ giảm tới 78,4% .
+ Nhóm nợ 3: Quy mô tín dụng tăng kéo theo nhóm nợ dưới tiêu chuẩn cũng tăng . năm 2010 đạt 5 tỷ đến năm 2012 tăng lên 19 tỷ
+ Nhóm nợ 4 : Năm 2011 tỷ lệ nợ nghi ngờ giảm 3 tỷ so với năm ngoái, đến năm 2012 giảm còn 2 tỷ. Cho thấy sự thành công trong việc giải quyết nợ nghi ngờ của ngân hàng VCB HN
+ Nhóm nợ 5 : Trong giai đoạn 2010 đến năm 2011 nhóm nợ có khả năng mất này tăng 22 tỷ, tỉ lệ tăng chiếm 61,1% . Có thể nói trong giai đoạn này công tác giải quyết nợ có vấn đề còn hạn chế cộng thêm sự biến động của nền kinh tế khiến tỉ lệ nhóm nợ này gia tăng. Nhưng đến năm 2012, một dấu hiệu đáng mừng là tỉ lệ nợ này chỉ còn là 2 tỷ, giảm 94% . Có thể nói có được thành công này là sự cố gắng khá lớn của tất cả thành viên trong ngân hàng đặc biệt là phòng Khách hàng và quản lí nợ, đã thắt chặt chặt công tác kiểm tra, dự phòng cũng như chính sách và chiến lược tín dụng.
Tỉ lệ nợ xấu giai đoạn này cũng có xu hướng giảm ( giảm 2,1% từ 6% năm 2010 xuống chỉ còn 3,9% năm 2012 ) .Giai đoạn 2010 đến 2011 tăng 0,2 % ( từ 6 % năm 2010 tăng lên 6,2% so với 2011), 2011- 2012 giảm xuống 2,3% ( từ 6,2% năm 2011 xuống còn 3,9% năm 2012 ). Điều này chứng tỏ ngân hàng VCB HN đang hoạt động một cách hiệu quả.
Để đánh giá được tình hình nợ xấu của ngân hàng TMCP Ngoại thương VN chi nhánh HN, ta sẽ xem tình hình nợ xấu của ngân hàng TMCP Ngoại thương hội sở chính.
Bảng 2.7 : Tình hình các nhóm nợ của ngân hàng VCB hội sở chính
Đơn vị : tỷ đồng
Nhóm nợ 2010 2011 2012
Nhóm 1 154.293 174.350 201.798
Nhóm 2 17.515 30.808 33.572
Nhóm 3 1.022 1.257 3.126
Nhóm 4 300 653 1.213
Nhóm 5 3.682 2.347 1.451
Tỉ lệ nợ xấu 2.83% 2.03% 2.40%
( Nguồn : Báo cáo thường niên NH VCB ) Ta có thể nhận thấy rằng tỉ lệ nợ xấu của ngân hàng VCB hội sở có xu hướng giảm. Năm 2012 tỉ lệ nợ xấu của ngân hàng trụ sở chiểm 2.83% ,đến năm 2012 lại giảm xuống chỉ còn 2.03%. Đây là thành công cảu VCB hội sở, tỉ lệ nợ xấu vẫn nằm trong mức an toàn và kiểm soát được theo quy định của NHNN. Cuối năm 2012 tỉ lệ nợ xấu đạt 2,4% cao hơn so với cuối năm 2011 nhưng lại thấp hơn so với chỉ tiêu mà đại hội đồng cổ đông đề ra là 2.08%. Ngân hàng VCB sở hội chính tiếp tục thực hiện đồng bộ và hiệu quả các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng, phân tán rủi ro, đa dạng hóa các danh mục đầu tư tín dụng, quy định các giới hạn phê duyệt cấp tín dụng, kiểm tra giám sát chặt chẽ các quá trình cấp tín dụng nhằm phát hiện sớm và ngăn chặn rủi ro tín dụng.
Cùng với sự phát triển quy mô của ngân hàng chi nhánh, Ngân hàng trụ sở cũng không ngừng mở rộng quy mô tín dụng .
+ Nhóm nợ 1 : Đến năm 2012 tỉ lệ nhóm nợ này đạt 201.798 tỷ đồng, tăng 30% so với năm 2010 và 15.7% so với năm 2011.
+ Nhóm nợ 2 : Trong khi tỉ lệ nhóm nợ cần chú ý này tại NH VCB HN giảm thì tại NH trụ sở chính, cùng với việc tăng quy mô thì tỉ lệ nợ cần chú ý cũng tăng nhưng với tỉ lệ tăng giảm dần. Năm 2011 tăng 13.293 tỷ, tỉ lệ tăng là 75.9% . Nhưng đến năm 2012 tỉ lệ này giảm xuống với tỉ lệ tăng là 9 % so với năm 2011
+ Nhóm nợ 3, 4 : Dường như công tác giảm thiểu rủi ro tại 2 nhóm nợ này tại ngân hàng trụ sở chính còn gặp nhiều hạn chế. Cả 2 nhóm nợ này đều tăng trong 3 năm gần đây
+ Nhóm nợ 5 Cũng giống như ngân hàng VCB HN , VCB hôi sở chính cũng giảm dần. Năm 2012 tỉ lệ nợ xấu giảm còn 1.451 tỉ, giảm 61% .
Để có cái nhìn tổng quát hơn ta có thể tham khảo tình hình nhóm nợ của ngân hàng đối thủ cạnh tranh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Agribank chi nhánh hà Nội
Bảng 2.8 :So sánh tình hình các nhóm nợ của ngân hàng VCB chi nhánh HN với NH Agribank chi nhánh Hà Nội
Đơn vị : tỷ đồng
2010
Chênh
lệch Tỷ trọng (%)
2011
Chênh
lệch Tỷ trọng (%)
2012
Chênh lệch Tỷ trọng
(%) NH
Agribank HN
NH VCB
chi nhánh
HN
NH Agribank
HN
NH VCB chi nhánh
HN
NH Agribank
HN
NH VCB chi nhánh
HN
Nhóm 1 1.289 3.522 + 2233 173,2 1.306 3.295 + 1.989 152,3 1.662 3.619 + 1.957 117,7
Nhóm 2 132 361 + 229 173,5 117 295 +178 152,1 36 78 + 42 116,7
Nhóm 3 2 5 + 3 150 3 8 + 5 166,7 9 19 + 10 111,1
Nhóm 4 3 8 + 5 166,7 2 5 + 3 150 1 2 +1 100
Nhóm 5 13 36 + 23 177 23 58 + 35 152,2 1 2 +1 100
Tỉ lệ nợ xấu 1.53% 6% + 4.47 1.93% 6.2% + 4.27 0.64% 3.9% + 3.26
( Nguồn :Tác giả tự tổng hợp )
Qua bảng số liệu ta có thể nhận thấy tỉ lệ nợ xấu của ngân hàng Agribank cũng có xu hướng giảm. Năm 2010 tỉ lệ nợ xấu của ngân hàng chiếm 1.53% đến năm 2011 tăng lên 1,93% ( tăng 0.4% ) , nhưng đến năm 2012 tỉ lệ nợ xấu của ngân hàng giảm mạnh chỉ còn 0.64% . Có được thành tựu trên chứng tỏ khả năng quản trị rủi ro tín dụng cũng như chất lượng tín dụng của ngân hàng Agribank rất tốt
Về tỉ lệ nợ nhóm 1, nhìn chung cả 2 ngân hàng đều tăng tỉ lệ nhóm nợ 1 . Điều này chứng tỏ quy mô tín dụng đều được mở rộng đối với 2 ngân hàng. Tỉ lệ nhóm nợ 1 của ngân hàng VCB cao hơn NH Agribank nhưng tỉ lệ này giảm dần.
Năm 2010 VCB HN có tỉ lệ nhóm nợ 1 cao hơn NH Agribank 2.233 tỷ đồng với tỉ trọng là 173,2%. Nhưng tỉ lệ này có xu hướng giảm dần. Đến năm 2012 tỉ lệ này chỉ còn 117,7 %. Tỉ lệ nhóm nợ 1 của NH Agribank có tăng đần đều trong 3 năm,trong khi đó VCB HN không ổn định , giảm trong giai đoạn 2010 – 2011.
Nhóm nợ nghi ngờ: cả 2 NH đều có xu hướng giảm. Về phía NH Agribank đến năm 2012 nhóm nợ nghi ngờ chỉ còn 1 tỷ, giảm 2 tỷ so với năm 2010 và 1 tỷ so với năm 2011. Có thể khẳng định rằng 2 NH đều thành công trong công tác xử lí nhóm nợ nghi ngờ .
Nhóm nợ xấu ( nhóm 5 ) : Dường như do quy mô tín dụng của NH VCB HN lớn hơn Agribank nên tỉ lệ nhóm nợ xấu của NH cao hơn gấp 2 lần so với NH Agribank. Năm 2010 nhóm nợ xấu của NH Agribank là 13 tỷ trong khi đó NH VCB HN là 36 tỷ, nhiều hơn xấp xỉ 177% . Trong năm 2012 thì nhóm nợ này ở cả 2 NH đều giảm, VCB HN còn 2 tỷ và Agribank còn 1 tỷ . Đây là dấu hiệu khả quan, nói lên rằng cả 2 NH đều cố gắng nâng cao chất lượng tín dụng.
2.3.3 Tỉ lệ nợ xấu theo từng loại tín dụng 2.3.3.1. Tỉ lệ nợ xấu theo thời hạn vay
Bảng 2.9 : Tỉ lệ nợ xấu theo thời gian của VCB HN trong 3 năm gần đây.
Đơn vị : Tỉ đồng
Chỉ tiêu nợ xấu
2010 2011 2012
Dư nợ Tỉ trọng ( %) Dư nợ Tỉ trọng ( %) Dư nợ Tỉ trọng ( %)
Ngăn hạn 32 65.3 48 67.6 16 69.6
Trung và dài hạn 17 24.7 23 22.4 7 30.4
Tổng 49 100 71 100 23 100
( Nguồn : Báo cáo tài chính VCB chi nhánh HN các năm 2010- 2012 )
Theo bảng trên thì tỉ lệ nợ xấu tập trung vào tín dụng ngắn hạn và chiếm tỉ lệ cao hơn các khoản tín dụng trung và dài hạn. Năm 2010 tỉ lệ nợ xấu ngắn hạn chiếm 65.3% và tăng lên 69.6% so với năm 2012. Nguyên nhân là do với nững khoản vay ngắn hạn thì thời hạn của tín dụng vay ngắn, nhiều khi khách hàng không thể lường trước được khoản vốn sẽ phải thanh toán cho ngân hàng dẫn đến công tác thanh toán chậm và quá hạn
2.3.3.2. Tỉ lệ nợ xấu theo đối tượng khách hàng
Bảng 2.10 : Tỉ lệ nợ xấu theo đối tượng KH của VCB HN trong 3 năm gần đây Đơn vị : Tỉ đồng
Chỉ tiêu nợ xấu
2010 2011 2012
Dư nợ
Tỉ trọng
(%)
Dư nợ Tỉ trọng
(%) Dư nợ Tỉ trọng (%)
DNNN 1 2 0 0 0 0
SMEs 30 61.3 62 87.3 16 69.6
Cá nhân 18 36.7 9 12.7 7 30.4
Tổng 49 100 71 100 23 100
( Nguồn : Báo cáo tài chính VCB HN các năm 2010- 2012 ) Theo phân tích ở bảng trên thì tỉ lệ nợ xấu tập trung vào khách hàng doanh nghiệp.Năm 2010 tỉ lệ nợ xấu ở khách hàng doanh nghiệp khoảng 30 tỷ đồng, chiếm 61.3% và đến năm 2011 tăng 31 tỷ, chiếm 87. 3% . Năm 2012 thì tỉ lệ này giảm xuống còn 69.6% , nguyên nhân là do khủng hoảng của nền kinh tế khiến cho một số DN làm ăn cầm chừng hoặc lãi ít, các DN hạn chế vay vốn để kinh doanh.
Tỉ lệ nợ xấu cũng tập trung cao ở các DN vừa và nhỏ ( SME) . Nguyên nhân là trước khủng hoảng kinh tế toàn cầu, các DN vừa và nhỏ có tiềm lực tài chính mỏng , kinh nghiệm sản xuất còn nhiều hạn chế dẫn đến rất dễ bị tổn thương khi có biến động xảy ra . Còn đối với DNNN thì tỉ lệ nợ xấu rất thấp, chiếm một tỉ trọng rất nhỏ ( 0% - 2% )
2.3.3.3 Rủi ro tín dụng bảo lãnh
Bảo lãnh cũng là một hình thức tín dụng ( hay còn được gọi là tín dụng chữ kí ) là hoạt động sinh lời mà không phải bỏ vốn của ngân hàng. Hoạt động này cũng đem lại nhiều lợi nhuận nhưng tiềm ẩn trong nó rủi ro cũng cao. Khi nhận bảo
lãnh, VCB HN yêu cầu khách hàng kí quỹ bảo lãnh tại ngân hàng để tránh trường hợp rủi ro và khoản kí quỹ này không có lãi suất và là nguồn vốn ổn định mà ngân hàng có thể tạm thời sử dụng để cho vay. Khi tiến hành cam kết bảo lãnh , VCB HN chưa phải xuất quỹ tiền ngay , do đó, bảo lãnh thuộc một trong các hoạt động ngoại bảng của ngân hàng. Tuy nhiên , khi rủi ro thực sự xảy ra và ngân hàng phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán cho bên hưởng thụ thì chi phí này được xếp vào khoản nợ quá hạn , là một bộ phạn cấu thành nên nợ xấu. Khi đó, hoạt động bảo lãnh được chuyển từ tài sản ngoại bảng vào tài sản nội bảng.
2.3.4.Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP 2.3.4.1.Nguyên nhân khách quan
- Sự cạnh tranh khá gay gắt của các NHTM trong nước cũng như là quốc tế trong môi trường hội nhập. Trên địa bàn hoạt động của VCB HN cũng có rất nhiều đối thủ cạnh tranh như : Ngân hàng Techcombank, VP bank... Mỗi ngân hàng lại có những chính sách ưu đãi nhằm thu hút khách hàng có tiềm lực. Giữa môi trường cạnh tranh như thế, ngân hàng VCB HN lao đao phải đối mặt với nợ xấu do những khách hàng có tiền lực tài chính mạnh sẽ bị ngân hàng quốc tế, ngân hàng thương mại khác thu hút
- Sự hội nhập phát triển của nền kinh tế và quá trinh tự do hóa tài chính cũng khiến cho các doanh nghiệp – khách hàng của ngân hàng luôn luôn đối mặt với nguy cơ thua lỗ hay phá sản do sự cạnh trạnh gay gắt giữa các doanh nghiệp , quy luật chọn lọc tự nhiên khác nghiệt của thị trường. Có thể đưa ra ví dụ sau ; trước đây tín dụng cho vay ô tô rất phát triển nhưng sau khi khủng hoảng kinh tế diễn ra nhu cầu sử dụng xe của khách hàng cũng giảm. Cung lớn hơn cầu trong khi đó thuế lại tăng cao. Chính vì điều đó khiến cho các doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thương mại sản phẩm này bị ứ đọng vốn. Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tiềm lực tài chính mỏng khó có thể trở mình trước biến động của thị trường khiến cho doanh nghiệp có thể phá sản hay trả lãi, gốc chậm thời hạn .
- Môi trường pháp lí còn nhiều bất cập : việc triển khai các văn bản pháp luật vào hoạt động ngân hàng còn gặp nhiều khó khăn.Ví dụ: trong trường hợp khách hàng không trả được nợ , NHTM có quyền xử lí tài sản đảm bảo nợ vay . Trên thực tế các NHTM không làm được điều này vì ngân hàng là một tổ chức kinh tế , không phải là cơ quan quyền lực của nhà nước , không có chức năng cưỡng chế bắt buộc khách hàng phải bàn giao tài sản đảm bảo cho ngân hàng để xử lí. Một vấn đề đặt ra nữa là chính sách của nhà nước cũng là nguyên nhân khiến cho rủi ro tín dụng tăng
cao. Có thể kể ra một dẫn chứng sau. Thị trường cổ phiếu trước đây phát triển bóng bóng, lợi nhuận từ việc cho vay đầu tư vào cổ phiếu tăng cao. Nhưng kể từ khi có chính sách thuế của nhà nước đối với thu nhập từ chứng khoán, khoản thuế đánh vào thu nhập cao khiến cho số lượng nhà đầu tư giảm xuống, giá chứng khoán giảm làm phá vỡ thị trường bóng bóng. Lượng tiền của nhà đầu tư bị chôn chân tại những cổ phiếu mất giá, khiến cho khả năng dẫn đến nợ xấu cao.
2.3.4.2. Nguyên nhân chủ quan
Về phía khách hàng
Tổ chức doanh nghiệp Cá nhân
+ Sử dụng vốn sai mục đích
+ Các báo cáo tài chính mà doanh nghiệp gửi cho NH chưa rừ ràng, thiếu xót và có dấu hiệu gian lận
+ Khách hàng không có thiện chí muốn trả nợ
+ Khả năng quản lí doanh nghiệp yếu kém, quy mô kinh doanh phình quá to so với tư duy quản lí dẫn đến làm ăn thua lỗ hoặc phá sản.
+ Gặp chuyện bất thường trong cuộc sống cần sủ dụng vốn ảnh hưởng đến khả năng hoàn trả tiền cho ngân hàng ( ốm đau, thiên tai ,..)
+ Hoạt động kinh doanh gặp nhiều khó khăn + Nhân cách không tốt : có ý định chiếm đoạt tài sản
+ Sử dụng vốn sai mục đích.
Về phía ngân hàng
Nói chung các ngân hàng thương mại còn hạn chế ở một số vấn đề sau : + Cơ cấu bộ máy quản trị rủi ro tin dụng còn chồng chéo, đôi khi một số nhiệm vụ tại cỏc phũng ban của cỏc ngõn hàng chưa được thiết lập một cỏch rừ ràng.
+ Cụng tỏc theo dừi tỡnh hỡnh sử dụng vốn cũng như kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thực sự còn nhiều bất cập vì công tác này chỉ được thự hiện thông qua việc xem xét các báo cáo tài chính mà doanh nghiệp gửi cho ngân hàng. Các báo cáo tài chính đó có thể là minh bạch hoặc cũng có thể được xào nấu và khả năng xác định thông tin đó còn nhiều hạn chế
+ Đạo đức nghề nghiệp của các cán bộ của ngân hàng cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng . Dù vẫn biết rằng thiệt hại trong cho vay thì không thể tránh khỏi nhưng nếu như cán bộ ngân hàng đặc biệt là cán bộ tín dụng nêu cao phẩm chất đạo đức, tinh thần trách nhiệm, đặt lợi ích của tập thể lên trên lợi ích của cá nhân thì phần nào cũng hạn chế được rủi ro .
+ Sự hợp tác giữa các NHTM còn lỏng lẻo. Có thể nói rằng khả năng trả nợ của mỗi khách hàng là con số nhất định và có giới hạn. Nếu sự trao đổi thông tin kém, các ngân hàng lại cùng cho vay một khách hàng ượt qua một giới hạn cho