Trong quá trình thực tập tại ngân hàng, được sự giúp đỡ, chỉ bảo của các anh chị trong bộ phận Khách hàng kết hợp với quan sát, tìm hiểu, em xin đưa ra một số nhân tố mà bản thân em nghĩ sẽ ảnh hưởng đến công tác quản trị rủi ro tại ngân hàng VCB chi nhánh HN.
3.1 Nhân tố nội bộ
3.1.1 Tư cách của cán bộ ngân hàng.
Con người là yếu tố quyết định đến thành công hay thất bại của một ngân hàng. Yếu tố con người gồm các mặt: số lượng, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm nghềnghiệp, cơ cấu nhân sự, phẩm chất đạo đức, năng lực quản lý và tác nghiệp. Muốn có hoạt động kinh doanh ngân hàng tốt, trước hết phải có đội ngũ cán bộlãnh đạo, cán bộ quản lý giỏi, giàu kinh nghiệm, năng động, phẩm chất đạo đức tốt. Mặt khác phải có đội ngũ cán bộ tác nghiệp giỏi nghiệp vụ, hiểu biết rộng về pháp luật, tinh thần trách nhiệm cao với công việc, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp tốt, đặc biệt là phải am hiểu và có kinh nghiệm về lĩnh vực tín dụng mà mình quản lý. Đạo đức nghề nghiệp ảnh hưởng đến quản trị tín dụng của NHTM. Thực tế chothấy rằng, phần lớn các sai phạm nổi cộm trong hoạt động ngân hàng những năm qua là do đạo đức nghề nghiệp, những người được giao nhiệm vụ đã đặt lợi ích cá nhân lên trên lợi ích của ngân hàng. Có thể xảy ra cấ trường hợp như cán bộ ngân hàng liên kết với doanh nghiệp , hoặc trưởng phòng, phó phòng liên kết với cán bộ các phòng ban để thực hiện hành vi trục lợi cá nhân.
Đã có rất nhiều vụ việc xảy ra về nhân cách của cán bộ. Có thể kể đến vụ việc của ngân hàng Agribank Lâm Đồng. Ngày 12.9 công an huyện Cát Tiên Lâm Đồng khởi tố, bắt tạm giam hai cán bộ ngân hàng Agribank để điều tra hành vi lạm dụng tín nhiệm, chiếm đoạt tài sản. Hai cán bộ ngân hàng Agribank này đã chiếm dụng gần 2.8 tỉ đồng của ngân hàng bằng các phương thức như : vay ké, thu lãi, thu nợ trước hạn nhưng không nộp cho ngân hàng , hủy bút toán.
Có thể nói đây là vấn đề rủi ro đạo đức cán bộ công nhân viên, nó là căn bệnh “ ung thư” của ngân hàng, tác hại của nó ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động tài chính của ngân hàng. Đạo đức nhân viên yếu kém khiến cho chữ “ tín ” của ngân hàng bị suy giảm, khách hàng trung thành cũng như khách hàng mới sẽ băn khoăn khi giao dịch tại ngân hàng, Hơn nữa nó còn khiến các hoạt động rủi ro
của ngân hàng tăng mạnh, tổng nguồn vốn suy giảm, khiến cho hoạt động của ngân hàng trì trệ.
3.1.2 Chính sách tín dụng tại NH VCB HN
Chính sách tín dụng cũng làm ảnh hưởng đến công tác quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng. Chính sách của ngân hàng thì chia làm 2 loại : Chính sách thắt chặt và chính sách mở rộng. Hiện nay kinh tế của đất nước đang ở gian đoạn khó khăn, các ngân hàng thương mại đã chiết chặt chính sách tín dụng của mình để giảm thiểu rủi ro.Việc thắt chặt này đôi khi cũng gặp khó khăn bởi vì khi thắt chặt thì một số ít các hợp đồng tín dụng sẽ hạn chế do không phù hợp với yêu cầu cũng như quy định của các ngân hàng thương mại đưa ra.
Vấn đề đặt ra nữa là khi VCB đưa ra chính sách mở rộng, mọi khách hàng có thể tự do giao dịch mà không gặp bất cứ ràng buộc nào thì vấn đề kĩ năng thẩm định và chương trình đào tạo đội ngũ cán bộ phải chú trọng. Nhưng trong nền kinh tế thị trường có nhiều biến động , khủng hoảng kinh tế diễn ra như hiện nay thì chính sách mở rộng dường như là không phù hợp. Chính vì thế VCB xây dựng chính sách thắt chặt tín dụng trong thời kì này là hoàn toàn hợp lí.
3.1.3 Công nghệ ngân hàng
Một ngân hàng có trang thiết bị, phương tiện làm việc tiên tiến sẽđáp ứng kịp thời các yêu cầu về tiền gửi, cho vay và các hoạt động dịch vụ khác, nâng cao uy tín của VCB HN đối với khách hàng, tạo ra lợi thế cạnh tranh với ngân hàng khác . Đồng thời, giúp cho các cấp quản lý của ngân hàng VCB HN có những thông tin kịp thời về tình hình hoạt động tín dụng để có những điều chỉnh cho phù hợp , Qua đó cho phép ngân hàng xử lý kịp thời và chính xác thông tin vềvề tài chính, quan hệ tín dụng, bảo đảm tiền vay, tình hình hoạt động, thông tin pháp lý... của khách hàng. Nhờ có công nghệ thông tin hiện đại mà người quản lý có thể đưa ra những quyết định cần thiết về cho vay, quản lý, theo dõi và áp dụng các chế tài tín dụng phù hợp. Thông tin càng đầy đủ, kịp thời, chính xác và toàn diện thì khả năng phòng ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng càng lớn, chất lượng tín dụng càng được nâng cao.
3.2 Nguyên nhân khách quan
3.2.1 Tình hình kinh tế thị trường
Tình hình kinh tế thị trường ảnh hưởng trực tiếp tới khách hàng và qua đó nó cũng ảnh hưởng đến công tác quản trị rủi ro của ngân hàng.
Có thể đưa ra ví dụ để chứng minh như sau : Ngày trước khi thị trường bất động sản còn đang là một cơn sốt, khách hàng ồ ạt đến ngân hàng vayvốn tín dụng
để đầu tư vào thị trường bất động sản. Đây là một hoạt động mang lại nhiều lợi nhuận , vốn vay lớn nhưng nguồn tiền lại trả về nhanh. Nhưng đến nay thị trường bất động sản đang bị đóng băng, nhu cầu của khác hàng giảm do nền kinh tế đang lâm vào khủng hoảng, cung lớn hơn cầu khiến cho tình trạng ứ đọng vốn tại mỗi dự án bất động sản tăng cao khiến cho khách hàng trả chậm hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ, lãi cho ngân hàng.
Một ví dụ nữa được đưa ra đó chính là cho vay tín dụng với hoạt động xây dựng và sắt thép. Dường như đây là 2 hoạt động “ khó ưa “ trong ngân hàng. Bởi lẽ , khi cho vay tín dụng nhằm mục đích về xây dựng thì quá trình luân chuyển vốn đình trệ khiến cho rủi ro nợ quá hạn tăng cao. Hơn nữa, giá sắt thép trên thế giới tăng giảm không ổn định làm cho thị trường trong nước bất ổn cộng thêm đặc tính của ngành là dự trữ hàng tồn kho vì thế khi có biến động xảy ra về giá , doanh nghiệp không kịp trở tay, không kịp trích lập quỹ dự phòng rủi ro, làm cho doanh nghiệp chịu tổn thất nặng nề về tài chính. Điều đó có thể ảnh hưởng đến hoạt động trả nợ của khách hàng, công tác quản trị rủi ro gặp nhiều hạn chế.
Tóm lại, tình hình kinh tế thị trường cũng ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động quản trị rui ro tín dụng của VCB HN. Nó khiến cho công tác quản trị gặp khó khăn hơn , đầu tư nhiều thời gian hơn. Các nhà quản trị phải đưa ra nhiều biện pháp để thắt chặt rủi ro hơn.
3.2.2 .Chính sách tài chính, tiền tệ và quản trị tín dụng của Nhà nước
Quản trị tín dụng của NHTM chịu ảnh hưởng bởi quản trị tín dụng của nhà nước cả về khách quan và chủ quan.
Về khách quan, khi nhà nước có chính sách khuyến khích phát triển một ngành, một lĩnh vực, khu vực kinh tế nào đó, nhà nước sẽ sử dụng các công cụ về tiền tệ - tín dụng như giảm tỷ lệ dư trữ bắt buộc của các NHTM nói chung cũng như ngân hàng VCB nói riêng đối với nguồn vốn huy động để đầu tư cho khu vực kinh tế đó, cho các NHTM vay vốn phát triển tín dụng ưu đãi, vốn ODA của các tổ chức quốc tế với lãi suất thấp… Đặc biệt, nhà nước tạo hành lang pháp lý thuận lợi để bảo vệ cho hoạt động tín dụng của NHTM đối với khu vực được khuyến khích phát triển.
Về chủ quan, nhà nước sử dụng mệnh lệnh hành chính để buộc các TCTD, đặc biệt là các TCTD của nhà nước phải ưu tiên tập trung vốn đầu tư, hoặc rút vốn khỏi đối tượng cần điều chỉnh. Khi nhấn mạnh về quản trị tín dụng của NHTM phải phục vụ quản trị tín dụng chung của nhà nước. Chính sách tài chính, tiền tệ của nhà nước cũng ảnh hưởng lớn đến quản trị tín dụng của NHTM theo cơ chế tương tự. Hiện nay, nhà nước áp dụng chính sách thắt chặt tiền tệ để chống lạm phát. Việc các
NHTM phải mua tín phiếu ngân hàng với khối lượng lớn, phải dự trữ bắt buộc lớn… đã buộc họ phải thu hẹp quy mô tín dụng và tăng lãi suất cho vay.