Tiến hành các biện pháp khắc phục
2.6.6. Phòng ngừa, phát hiện rủi ro tín dụng
Kiểm tra và phát hiện rui ro tín dụng không chỉ là trách nhiệm của các cán bộ tham gia vào quy trình cấp tín dụng mà nhiệm vụ này được quán triệt đến từng nhân viên trong ngân hàng VCB . Phòng Khách hàng không những là phòng mở ra mối giao dịch tín dụng với khách hàng mà còn là phòng thu thập thông tin, kiểm tra tình hình sử dụng vốn và cũng là phòng phát hiện rủi ro khi có dấu hiệu bất thường. Trên thực tế,ngân hàng VCB HN đã có hệ thống cảnh báo rủi ro. Công tác phòng ngừa rủi ro cũng mang lại hiệu quả với tính chủ động cao. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp do nhiều yếu tố khách quan phức tạp tác động làm ảnh hưởng đến quá trình cũng như kết quả của hoạt động phòng ngừa rủi ro ( Ví dụ khó có thể kiểm chứng chính xác được mục đích vay vốn, tình hình sử dụng vốn ). Việc xây dựng hệ thống dự báo phòng ngừa rủi ro chi tiết đến từng khách hàng có thể sẽ giúp ngân hàng giảm thiểu rủi ro tín dụng
2.6.7.Công tác xử lí nợ xấu
Ngân hàng VCB thực hiện công tác phân loại nợ , đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng trên cơ sở hàng tháng để phục vụ cho công tác quản trị rui ro Ngân hàng trích lập ra quỹ dự phòng rủi ro để có thể ứng phó khịp thời những tình huống xấu nhất xảy ra . Trong những năm gần đây công tác trích lập dự phòng rủi ro được thể hiện qua bảng số liệu sau đây
Bảng 2.17: Trích dự phòng rủi ro của NH TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh HN Đơn vị : Tỉ đồng Năm 2008 2009 2010 2011 2012 Trích dự phòng rủi ro 140 157 160 165 175
( Nguồn : Báo cáo tài chính VCB HN các năm 2008- 2012 )
Qua bảng số liệu trên có thể nhận thấy VC đã coi trọng công tác trích lập dự phòng rủi ro. Trích dự phòng rủi ro tăng lên theo từng năm. Năm 2008 trích lập dự phòng rủi ro đạt 140 tỷ thì năm 2010 tăng lên 160 tỷ, với tỉ lệ tăng là 14% , năm 2012 tăng lên 175% . Quỹ dự phòng rủi ro tăng lên cũng là do ảnh huưởng của khủng hoảng kinh tế khiến cho doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp khó khăn tài chính, quỹ dự phòng càng nhiều thì càng hạn chế rủi ro tín dụng gây ra
Ta có thể tham khảo công tác trích lập quỹ dự phòng của NH Ngoại thương hội sở
Bảng 2.18: Trích dự phòng rủi ro của NH TMCP Ngoại thương Việt Nam trụ sở chính
Đơn vị: Tỉ đồng
Năm 2008 2009 2010 2011 2012
Trích dự phòng rủi ro
1.005 1.015 1.256 1.464 1.743
( Nguồn : Báo cáo thường niên VCB )
Ta nhận thấy rằng xu hướng trích lập quỹ dự phòng rủi ro của VCB HN cũng tăng theo xu hướng của VCB hội sở chính. Trong 5 năm gần đây, tỉ lệ trích dự phòng rủi ro của VCB hội sở cũng tăng, điều này chứng tỏ VCB hội sở ngày càng quan tâm hơn đến vấn đề rủi ro tín dụng. Nhìn bảng số liệu ta có thể thấy dự phòng rủi ro của VCB hội sở tăng liên tục, năm 2008 là 1.005tỉ đồng năm 2012 tăng lên 1.743 tỉ đồng.
Bảng 2.19:Trích dự phòng rủi ro của Ngân hàng Agribank Hoang Mai Đơn vị : Tỉ đồng Năm 2010 Chênh lệch Tỉ lệ 2011 Chênh lệch Tỉ lệ 2012 Chênh lệch Tỉ lệ Agribank
Hoàng Mai VCB HN Hoàng MaiAgribank VCB HN Hoàng MaiAgribank VCB HN Dự
phòng
rủi ro 95 140 + 45 47.4 103 157 + 54 52.4 107 175 + 68 63.6
(Nguồn : Tác giả tự tổng hợp qua BCTC của Agribank CN Hoàng mai và VCB HN )
Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy tổng dự phòng rủi ro của ngân hàng VCB HN cao hơn so với NH Agribank CN Hoàng Mai. Năm 2010 trích dự phòng rủi ro của NH CB đạt 140 cao hơn Aggribank Hoang Mai 45 tỷ tương đương 47.4 % . Đến năm 2012 tỉ lệ trích dự phòng rủi ro của VCB HN cao hơn Agribank Hoàng Mai 68 tỉ đồng, tương đương 63,6% . Nhìn góc độ tổng quát thì xu hướng trích lập dự phòng rủi ro của 2 NH đều có xu hướng tăng chứng tỏ 2 NH đều coi trọng công tác phòng ngừa rủi ro tín dụng.