Tăng cƣờng hoạt động kiểm tra, kiểm soát

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước các cơ sở giáo dục hệ trung cấp chuyên nghiệp tại thành phố Hà Nội (Trang 80)

Hoàn thiện cơ chế quản lý theo hƣớng tăng cƣờng kỷ luật, kỷ cƣơng trong hoạt động dạy học, nâng cao tinh thần trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp của nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, phân công, phân cấp hợp lý giữa các cấp, các ngành, các cơ quan về trách nhiệm, quyền hạn quản lý nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.

Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về xây dựng, quản lý đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra, nhất là công tác thanh tra chuyên môn và quản lý chất lƣợng giáo dục. Quản lý chặt chẽ các loại hình đào tạo, nhất là đào tạo tại chức, từ xa; kiên quyết xoá nạn văn bằng, chứng chỉ không hợp pháp, giải quyết các vấn đề bức xúc, ngăn chặn và đẩy lùi các hiện tƣợng tiêu cực trong giáo dục.

Trên cơ sở quy định về quản lý hồ sơ cán bộ, công chức của nhà nƣớc, hoàn thiện nội dung hồ sơ quản lý nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, đồng thời nâng cấp, hiện đại hoá công cụ quản lý thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhân sự.

Tăng cƣờng công tác dự báo, đổi mới công tác quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng, kiện toàn đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục. Có chính sách điều tiết số lƣợng và cơ cấu đội ngũ này cho phù hợp với yêu cầu phát triển giáo dục. Mở rộng hợp tác quốc tế để nâng cao chất lƣợng đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục.

76

Tóm lại, Hà Nội cần thực hiện đổi mới công tác quản lý GDCN về tổ

chức bộ máy, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, cơ cấu hệ thống, khung các trình độ quốc gia, xây dựng các tiêu chuẩn, định mức về thiết bị dạy học, đổi mới công tác kiểm định chất lƣợng giáo dục TCCN; tăng cƣờng năng lực cho đội ngũ cán bộ công chức Phòng Giáo dục chuyên nghiệp của Sở; rà soát và thực hiện các chƣơng trình cải cách thủ tục hành chính của Chính phủ và của ngành giáo dục; tiếp tục triển khai thực hiện quy chế về công khai đối với cơ sở giáo dục, thực hiện đổi mới cơ chế quản lý tài chính; tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra đối với các hoạt động thành lập trƣờng, cho phép trƣờng TCCN hoạt động giáo dục, mở ngành đào tạo, liên kết đào tạo trình độ TCCN. Hình thành tại thành phố cơ chế thu nhận thông tin phản ánh về những vi phạm luật pháp trong giáo dục TCCN. Kiên quyết xử lý những cơ sở đào tạo vi phạm quy chế đào tạo, đào tạo kém chất lƣợng và thông báo công khai việc xử lý vi phạm.

Sở GD&ĐT tham mƣu cho UBND thành phố Hà Nội tăng cƣờng đầu tƣ đáp ứng các điều kiện đảm bảo chất lƣợng đào tạo, tập trung nâng cao chất lƣợng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục TCCN; tập trung chỉ đạo các trƣờng rà soát và đổi mới chƣơng trình, đánh giá kết quả học tập của học sinh gắn với chuẩn dầu ra của ngành đào tạo. Rà soát các điều kiện đảm bảo chất lƣợng và thực hiện chỉ tiêu tuyển sinh năm học 2013 - 2014. Tăng cƣờng công tác truyền thông về ngành nghề và nhu cầu sử dụng lao động của từng ngành ở địa phƣơng để khắc phục các khó khăn về công tác tuyển sinh.

Triển khai thực hiện Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 30 tháng 5 năm 2012 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc triển khai thực hiện Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011-2020 và đẩy mạnh đào tạo theo nhu cầu

77

phát triển của xã hội giai đoạn 2011-2015, các địa phƣơng tập trung đào tạo theo quy hoạch phát triển nguồn nhân lực đã đƣợc phê duyệt; đẩy mạnh hợp tác với các đơn vị sử dụng nhân lực; hình thành các Hội đồng hiệu trƣởng các trƣờng đại học, cao đẳng, TCCN và dạy nghề; thực hiện tốt công tác quản lý hợp tác quốc tế trong giáo dục TCCN. Tham mƣu cho các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phƣơng triển khai thực hiện các giải pháp để phân luồng học sinh sau THCS vào học TCCN. Quy hoạch, phát triển hệ thống các trƣờng TCCN để đảm bảo ổn định quy mô đào tạo khi các trƣờng đại học giảm dần chỉ tiêu tuyển sinh và dừng đào tạo trình độ TCCN vào năm 2017.

Về phía các trƣờng TCCN, mỗi đơn vị trong nhà trƣờng cần có kế hoạch cụ thể lựa chọn những vấn đề cấp bách nhất cần phải đổi mới ngay trong năm học 2014. Lãnh đạo nhà trƣờng tạo mọi điều kiện để cho những sáng kiến và quyết tâm đổi mới nhà trƣờng thành hiện thực.

Cùng với đó, có kế hoạch phối hợp với các trƣờng THCS, THPT trên địa bàn đƣa học sinh cuối khóa đến thăm trƣờng TCCN, tạo điều kiện để tƣ vấn hƣớng nghiệp cho học sinh từ sớm; tiếp tục hoàn thiện chuẩn đầu ra và có đánh giá kết quả và tác động của việc xây dựng và công bố chuẩn đầu ra đến việc đổi mới nội dung chƣơng trình, phƣơng pháp dạy học, đánh giá và cơ hội việc làm của ngƣời học. Tiếp tục triển khai công tác biên soạn giáo trình, tài liệu tham khảo; chú trọng công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn và các chƣơng trình xây dựng nông thôn mới, mở thêm các khóa đào tạo ngắn hạn gắn với địa chỉ sử dụng cụ thể.

78

KẾT LUẬN

Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định "Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hƣớng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục là khâu then chốt" và "Giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dƣỡng nhân tài, góp phần quan trọng xây dựng đất nƣớc, xây dựng nền văn hóa và con ngƣời Việt Nam"

Trong khi đó, nhìn vào thực tế hiện nay, nền giáo dục nƣớc ta nói chung, giáo dục chuyên nghiệp nói riêng còn chƣa theo kịp, chƣa đáp ứng đƣợc những nhu cầu, đòi hỏi của các lĩnh vực kinh tế – xã hội trong giai đoạn đất nƣớc đang tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhƣ hiện nay. Trong bối cảnh đó, tác giả đã mạnh dạn lựa chọn đề tài nghiên cứu về quản lý nhà nƣớc các cơ sở giáo dục hệ trung cấp chuyên nghiệp ở thành phố Hà Nội , một vấn đề đang rất đƣợc quan tâm hiện nay. Qua nghiên cứu, luận văn đã khái quát đƣợc những vấn đề lý luận QLNN và việc thực hiện quản lý nhà nƣớc về GCCN ở thành phố Hà Nội. Nêu và phân tích các nội dung của QLNN về giáo dục và đào tạo TCCN và một số bài học rút ra từ kinh nghiệm QLNN về GD&ĐT hệ TCCN của một số nƣớc trên thế giới. Luận văn cũng đã phân tích, đánh giá khái quát thực trạng hoạt động QLNN về GD&ĐT hệ TCCN ở Hà Nội giai đoạn 2001 – 2013, trong đó đã phân tích rõ các thành tựu và hạn chế; Trên cơ sở các định hƣớng về nội dung quản lý nhà nƣớc các cở sở giáo dục hệ TCCN ở thành phố Hà Nội trong những năm tới, tác giả đã đề xuất ba nhóm giải pháp để tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc đối với các cơ sở giáo dục chuyên nghiệp ở thành phố Hà Nội hiện nay.

79

Tuy nhiên QLNN về GD&ĐT nói chung và QLNN các cơ sở giáo dục hệ trung cấp chuyên nghiệp ở thành phố Hà Nội nói riêng là vấn đề rộng, phức tạp. Với giới hạn dung lƣợng của một luận văn thạc sỹ, còn một số nội dung của QLNN các cơ sở giáo dục hệ TCCN tại thành phố Hà Nội nhƣ vấn đề về đổi mới chƣơng trình đào tạo, phát triển và nâng cao chất lƣợng đội ngũ giáo viên, tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra mọi mặt về GDCN trong nội dung quản lý nhà nƣớc các cơ sở giáo dục hệ TCCN… cần đƣợc nghiên cứu sâu hơn ở những công trình sau.

80

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO I. TIẾNG VIỆT

1. Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng (1996), Nghị quyết Hội nghị Ban chấp

hành trung ương lần thứ 2 (Khóa VIII). NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội

2. Trƣờng Đại học Hòa Bình và Viện Nghiên cứu Phát triển Phƣơng Đông (2012), Kỷ yếu hội thảo khoa học “Đổi mới và phát triển hệ thống các trƣờng ngoài công lập ở Việt Nam, Hà Nội.

3. Báo saigongiaiphongonline (2004), “ Thị trường giáo dục – Khái niệm còn

bỏ ngỏ”, số 12.

4. Đặng Quốc Bảo (2001), Quản lý trường học – thực tiễn và công việc.

Chuyên đề đào tạo thạc sĩ quản lý giáo dục, Trƣờng Đại học Quốc gia.

5. Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Đắc Hƣng (2004). Giáo dục Việt Nam hướng tới

tương lai vấn đề và giải pháp, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội

6. Bộ Giáo dục – Đào tạo (2010), Đổi mới quản lý hệ thống giáo dục đại học

giai đoạn 2010 – 2012, NXB Giáo dục Việt Nam.

7. Chính Phủ (2001), Chỉ thị số 18/2001/CT-TTg. “Về một số biện pháp cấp bách xây dựng đội ngũ nhà giáo của hệ thống giáo dục quốc dân”, Hà Nội.

8. Chính phủ (2004) Chỉ thị 40-CT/TW của Ban bí thư về xây dựng, nâng cao

chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.

9. Chính phủ (2010), Nghị định số: 115/2010/NĐ-CP ngày 24 /12/ 2010. Ban

hành trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục.

10. Chu Văn Cấp (2012), “Giáo dục và đào tạo với phát triển nguồn nhân lực

Việt Nam”, Tạp chí phát triển và hội nhập, số 6 trang 14-16.

11. Chƣơng trình khoa học cấp nhà nƣớc KX-05, Đề tài KX-05-08 (2003).

Đào tạo nhân lực phục vụ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, Kỷ yếu

81

12. Trần Khánh Đức (1997), “Nghiên cứu sự đáp ứng của giáo dục đại học

và chuyên nghiệp đối với thị trường lao động Việt Nam”, Đề tài NCKH cấp

Bộ, Viện nghiên cứu Phát triển giáo dục .

13. Trần Khánh Đức (2009), “Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong

thế kỷ XXI, NXB Giáo dục Việt Nam”. NXB Giáo dục, Hà Nội.

14. Vũ Ngọc Hải (2005), Giáo dục Việt Nam và những tác động của WTO,

Tạp chí Khoa học Giáo Dục số 2 trang 12.

15. Vũ Ngọc Hải (2008). “Đổi mới quản lý giáo dục đại học” tr 257-271, Tạp

chí Đổi mới giáo dục đại học Việt Nam, hai thời khắc đầu thế kỉ. NXB Văn

hoá Sài Gòn và Đại học Hoa Sen, TP Hồ Chí Minh.

16. Vũ Ngọc Hoàng (2013), “Cần tổ chức một nền giáo dục như thế nào?”

Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, ngày 06/05/2013.

17. Học viện Chính trị - hành chính quốc gia thành phố Hồ Chí Minh (2009)

Giáo trình quản lý hành chính nhà nước.

18. Nguyễn Kì, Bùi Trọng Tuân (1984), Một số vấn đề của lí luận quản lí giáo dục, Trƣờng CB QLGD và ĐT TW1 Bộ giáo dục, Hà Nội.

19. Trần Kiểm (1990), Quản lý giáo dục và quản lý trường học, Viện khoa

học giáo dục, Hà Nội.

20. Trần Kiểm (2008), Những vấn cơ bản của khoa học quản lý giáo dục,

NXB Đại học sƣ phạm Hà Nội.

21. Nguyễn Thị Mỹ Lộc và Nguyễn Quốc Chí (1998), Lý luận Quán lý Giáo

dục và Quản lý Nhà trường, NXB Trƣờng Cán bộ Quản lý Giáo dục.

22. Phạm Thành Nghị (2009), Quản lý chất lượng giáo dục thời đại, NXB

Đại học quốc gia , Hà Nội.

23. Quốc hội (1998), Pháp lệnh công chức và các văn bản có liên quan, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

82

25. Quốc hội (2006), Luật dạy nghề , NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội

26. Quốc hội (2013), Luật cán bộ công chức, luật viên chức, NXB Lao động, Hà Nội.

27. Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hà Nội (2010), Báo cáo tổng kết 10 năm phát triển giáo dục chuyên nghiệp Hà Nội giai đoạn 2001 – 2010.

28. Thủ tƣớng Chính Phủ (2005), Nghị quyết 14/2005/NQ-CP của Thủ tướng

Chính phủ về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục Đại học Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

29. Trần Thúc Trình (1991), “Sự nghiệp giáo dục trong chiến lược phát triển

kinh tế xã hội của nước Cộng Hòa Pháp, Tổng luận phân tích, Trung tâm thông tin khoa học giáo dục”, Viện KHGD.

30. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, NXB Thống kê TP Hồ Chí Minh.

31. Từ điển Bách khoa toàn thư Liên Xô cũ (2002), NXB Từ điển bách khoa, Hà Nội.

32. Từ điển bách khoa Việt Nam(2009), NXB Từ điển bách khoa, Hà Nội.

33. UNESCO (2009), Hội nghị thế giới về Giáo dục đại học.

34. Viện quản lý giáo dục (2008), Hệ thống giáo dục quốc dân Việt nam – Kỷ

yếu KHGD Việt Nam đổi mới và phát triển ,Tập 1.

II.TIẾNG ANH

35. Nguyễn Văn Giao, Nguyễn Hữu Quỳnh, Vũ Vǎn Tảo, Bùi Hiền (2001),

Từđiển giáo dục học, NXB Từ điển bách khoa, Hà Nội

36. Giese, J.L. & Cote, J.A. (2000), “Defining consumer satisfaction”,

Academy of Marketing Science Review, Volum 2000 No.1 Available: http//www.amsreview.org/articles/geese 01 – 2000.pdf

83

PHỤ LỤC PHỤ LỤC 01

CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP TẠI HÀ NỘI

1/ Các trường TCCN thuộc thành phố Hà Nội.

- Trƣờng trung cấp Bách nghệ Hà Nội - Trƣờng trung cấp Bách khoa Hà Nội

- Trƣờng trung cấp Kinh tế Kỹ thuật Thƣơng mại Hà Nội - Trƣờng trung cấp Công nghệ Hà Nội

- Trƣờng trung cấp Công nghệ Thăng Long

- Trƣờng trung cấp Công nghệ và Kinh tế Đối ngoại. - Trƣờng trung cấp Công nghệ và Quản trị Đông Đô

- Trƣờng trung cấp Công nghệ và Quản trị kinh doanh Hà Nội - Trƣờng trung cấp Công đồng Hà Nội.

- Trƣờng trung cấp Công nghệ và Y tế Pasteur - Trƣờng trung cấp Công nghiệp Hà Nội - Trƣờng trung cấp Công thƣơng Hà Nội. - Trƣờng trung cấp Dƣợc Hà Nội

- Trƣờng trung cấp Đa ngành Vạn Xuân

- Trƣờng trung cấp Kinh tế - Công nghệ Nguyễn Bỉnh Khiêm. - Trƣờng trung cấp Kinh tế Du lịch Hoa Sữa.

- Trƣờng trung cấp Kinh tế Hà Nội. - Trƣờng trung cấp Kinh tế Ba Đình

- Trƣờng trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Bắc Thăng Long - Trƣờng trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Công nghệ Hà Nội - Trƣờng trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Đa ngành Sóc Sơn - Trƣờng trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Đông Á

- Trƣờng trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Hà Nội I

- Trƣờng trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Phan Chu Trinh - Trƣờng trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Quang Trung

84

- Trƣờng trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Thăng Long - Trƣờng trung cấp Giao thông vận tải Hà Nội - Trƣờng trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Thƣơng mại - Trƣờng trung cấp Kinh tế - Tài chính Hà Nội

- Trƣờng trung cấp Kinh tế - Tài nguyên và Môi trƣờng - Trƣờng trung cấp Kỹ thuật Đa ngành Hà Nội

- Trƣờng trung cấp Kỹ thuật Công nghệ Lê Quý Đôn - Trƣờng trung cấp Kỹ thuật Tin học Hà Nội

- Trƣờng trung cấp Kỹ thuật Y – Dƣợc Hà Nội - Trƣờng trung cấp Y Hà Nội

- Trƣờng trung cấp Nông nghiệp Hà Nội

- Trƣờng trung cấp Sƣ phạm Mẫu Giáo Nhà trẻ Hà Nội - Trƣờng trung cấp Tài chính Hà Nội

- Trƣờng trung cấp Tin học - Tài chính Kế toán Hà Nội - Trƣờng trung cấp Tổng Hợp Hà Nội

- Trƣờng trung cấp Xây dựng Hà Nội

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước các cơ sở giáo dục hệ trung cấp chuyên nghiệp tại thành phố Hà Nội (Trang 80)