2.2.2.1. Nhiệm vụ và quyền hạn của sở giáo dục và đào tạo Hà Nội đối với hoạt động các cơ sở giáo dục chuyên nghiệp
Theo quyết định số 27/2005/QĐ-UB ngày 01/3/2005 của UBND Thành phố Hà Nội: Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội là cơ quan chuyên môn thuộc UBND Thành phố Hà Nội có chức năng tham mƣu, giúp UBND Thành phố thực hiện chức năng quản lý Nhà nƣớc về lĩnh vực giáo dục và đào tạo (trừ đào tạo nghề) Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội chịu sự chỉ đạo, quản lý toàn diện và trực tiếp của UBND Thành phố, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hƣớng dẫn và kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Qui định về nhiệm vụ, quyền hạn của Sở GD và ĐT Hà Nội đối với hệ TCCN:
Sở GD và ĐT Hà Nội có nhiệm vụ trình UBND Thành phố chƣơng trình, kế hoạch dài hạn, 5 năm và hàng năm, dự án phát triển giáo dục và đào tạo phù hợp với quy hoạch, kế hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội của thành phố.
Hƣớng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện về chuyên môn, nghiệp vụ đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo, các trƣờng, các cơ sở giáo dục và đào tạo trực thuộc Sở, Ngành khác.
Tổ chức ứng dụng các kinh nghiệm, thành tựu khoa học - công nghệ tiên tiến trong giáo dục, tổng kết kinh nghiệm, sáng kiến của địa phƣơng; quản lý, chỉ đạo công tác nghiên cứu khoa học - công nghệ trong các trƣờng, các cơ sở giáo dục chuyên nghiệp trực thuộc Sở quản lý.
Hƣớng dẫn, chỉ đạo phong trào thi đua, xây dựng và nhân điển hình tiên tiến về giáo dục chuyên nghiệp trên địa bàn thành phố.
50
Thanh tra, kiểm tra việc thi hành pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng, tiêu cực và xử lý các vi phạm pháp luật về giáo dục chuyên nghiệp thuộc thẩm quyền quản lý của Sở theo quy định của pháp luật.
Thực hiện thu thập thông tin báo cáo của các cơ sở giáo dục chuyên nghiệp định kỳ và đột xuất để thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao với UBND Thành phố và Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Quản lý về tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật và phân cấp của UBND Thành phố; tổ chức đào tạo, bồi dƣỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức hệ TCCN .
2.2.2.2. Bộ máy tổ chức quản lý nhà nước về GDCN tại Hà Nội
Phân cấp quản lý:
Cho đến 31/12/2011 Hà Nội có 46 trƣờng TCCN, và 11 trƣờng ĐH, CĐ có đào tạo hệ TCCN do Sở GD&ĐT Hà Nội quản lý. Có 35 trƣờng TCCN thuộc các bộ, ngành quản lý và 05 trƣờng TCCN do Tổng liên đoàn lao động quản lý.
Thực hiện quản lý:
UBND thành phố trực tiếp quản lý nhà nƣớc 11 trƣờng đại học, cao đẳng có đào tạo hệ TCCN trên cơ sở kế hoạch năm học của trƣờng. Toàn bộ hoạt động về tổ chức nhân sự, tài chính, về chuyên môn do Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT Hà Nội quản lý, chỉ đạo.
UBND thành phố ủy nhiệm cho Sở GD&ĐT Hà Nội quản lý nhà nƣớc và chuyên môn ( nhân sự, tài chính, chƣơng trình giáo dục, chuẩn đầu ra … ) 46 trƣờng TCCN trên địa bàn Hà Nội nhƣ là đơn vị chủ quản của các cơ sở giáo dục này.
51
UBND thành phố ủy nhiệm cho giám đốc các sở ngành làm cơ qua chủ quản 40 trƣờng thuộc các bộ ngành quản lý.
2.2.2.3. Tổ chức chỉ đạo việc đào tạo, bồi dưỡng nhân lực giáo dục TCCN
Công tác tổ chức chỉ đạo việc đào tạo, bồi dƣỡng nhân lực giáo dục TCCN ở Hà Nội giai đoạn 2001 – 2011 đã thực hiện đƣợc 2 nội dung chính nhƣ sau:
Thứ nhất : Kiện toàn bộ máy quản lý tất cả các trƣờng TCCN đều có
Ban giám hiệu, Hội đồng trƣờng (đối với trƣờng công lập), Hội đồng quản trị (đối với trƣờng NCL)
Thứ hai: Nâng cao chất lƣợng đội ngũ CBQL, GV, đảm bảo chủ động
hoàn thành tốt các hoạt động trong các cở giáo dục chuyên nghiệp. Cụ thể :
- Số lƣợng giáo viên: tăng nhanh từ 984 GV năm 2001 đến 2011 là 2.054 GV - Cơ cấu: Số lƣợng GV tập trung chủ yếu ở hệ công lập và tăng nhanh qua các năm ở hệ ngoài công lập do số lƣợng trƣờng TCCN ngoài công lập tăng nhanh trong giai đoạn 2006 – 2011và có chững lại ở những năm 2012, 2013 do số lƣợng tuyển sinh giảm.
- Chất lƣợng giáo viên: 100% GV đạt chuẩn và trên chuẩn về trình độ trong cả 2 hệ công lập và ngoài công lập. Đặc biệt số lƣợng giảng viên có trình độ Thạc sỹ và tiến sỹ tăng hàng năm ( Hình 2.4 ) Tuy nhiên, kinh nghiệm nghề nghiệp của các giảng viên còn hạn chế do thiếu kinh nghiệm thực hành nghề thực tế mà khối TCCN lại rất cần các kiến thức thực hành nghề thực tế.
Cụ thể qua Bảng 2.1 có thể thấy Hà Nội có số lƣợng giáo viên đủ năng lực, chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng đƣợc yêu cầu đổi mới nội dung, phƣơng pháp đào tạo :
52
Bảng 2.1. Giáo viên trường TCCN 2001-2012- Phân theo trình độ đào tạo
Năm học Tổng số Trình độ đào tạo Tỉ lệ (%) Tiến sĩ Thạc sĩ Tiến sĩ Thạc sĩ 2001 - 2002 984 7 55 0.5 5.6 2002 - 2003 1,081 9 77 0.5 7.1 2003 - 2004 1,189 12 130 1.0 11.0 2004 - 2005 1,368 15 123 0.7 9.0 2005 - 2006 1,436 28 211 2.0 14.7 2006 - 2007 1,550 23 205 1.5 13.2 2007 - 2008 1,565 33 224 2.1 14.3 2008 - 2009 1.642 41 292 2.5 17.8 2009 - 2010 1,758 49 331 2.8 18.8 2010 - 2011 2,054 55 472 2.7 23.0 2011 - 2012 2,054 55 474 2.7 23.0
( Nguồn : Báo cáo tổng kết năm học 2011 – 2012 Giáo dục chuyên nghiệp, Sở GD&ĐT Hà Nội 6-2012)
Thành phố Hà Nội đã đặt ra tiêu chuẩn đội ngũ giáo viên các trƣờng TCCN đảm bảo tỷ lệ 20-30HS/GV, có sự đồng bộ về cơ cấu, bố trí sử dụng đúng với chuyên môn đào tạo. So sánh số lƣợng tuyệt đối ( Hình 2.2 ) thì năm 2001 Hà Nội đảm bảo tỷ lệ 30HS/GV, đến năm 2011 đạt 26HS/GV. Tuy nhiên đấy là số liệu cho cả 2 hệ đào tạo công lập và ngoài công lập, thực tế hệ công lập số lƣợng giáo viên tăng chậm hơn so với tốc độ tăng số lƣợng học sinh, dẫn đến tình trạng thiếu giáo viên của trƣờng công lập và thừa giáo viên hệ ngoài công lập do không tuyển sinh đủ. Nhất là các môn Kinh tế chính trị, giáo dục quốc phòng, giáo dục thể chất … trong hệ công lập và dân lập đều
53
thiếu giáo viên trầm trọng. Do đó, Hà Nội cũng đã áp dụng một số biện pháp nâng cao số lƣợng và chất lƣợng giáo viên nhƣ:
- Khuyến khích các trƣờng thực hiện chính sách quan tâm chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, tạo việc làm chính đáng thông qua giảng dạy các hệ đào tạo nhằm hỗ trợ tăng thu nhập, đảm bảo cho CB, GV yên tâm làm việc. Tuy nhiên, do điều kiện về nguồn thu hạn chế, nên chƣa có chế độ đãi ngộ thoả đáng để ổn định đội ngũ GV đầu ngành.
- Xây dựng chƣơng trình bồi dƣỡng cán bộ giáo dục, tổ chức bồi dƣỡng chuyên đề cho CBQL, GV các trƣờng TCCN đƣợc bồi dƣỡng về phƣơng pháp dạy học, cập nhật kỹ thuật công nghệ mới cho một số lĩnh vực chuyên môn nghề nghiệphàng kỳ (Tập huấn hàng năm, mỗi năm 1 đợt, có khoảng 80% các trƣờng trong địa bàn tham gia )
- Tổ chức thi đồ dùng dạy học tự làm cấp trƣờng, cấp cụm trƣờng TCCN, chọn sản phẩm tham gia trƣng bày tại Triển lãm. Tổ chức hội thi giáo viên dạy giỏi cấp Thành phố. Tổ chức các chƣơng trình nhƣ Ngày Hội Công nghệ thông tin lần thứ 2; triển khai hoạt động nghiên cứu khoa học , phổ biến ứng dụng sáng kiến kinh nghiệm trong CB, GV và tổ chức hội nghị phổ biến, ứng dụng kết quả sáng kiến kinh nghiệm trong các trƣờng TCCN phạm vi Hà Nội.
Tuy nhiên, vấn đề bổ sung số lƣợng GV thiếu cho hệ công lập thì các nhà trƣờng TCCN chƣa tự chủ đƣợc, do phải tuân thủ những qui định của Bộ GD&ĐT và UBND thành phố về chỉ tiêu tuyển dụng công chức, viên chức.
2.2.2.4. Quy định việc tặng danh hiệu vinh dự cho người có nhiều công lao đối với sự nghiệp giáo dục.
Việc qui định xét tặng danh hiệu vinh dự cho ngƣời có nhiều công lao đối với sự nghiệp giáo dục, thực hiện theo TT22/2008/BGDVĐT Hƣớng dẫn về tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục và hồ sơ xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ƣu tú
54
Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân :
Thông tƣ 07 quy định cụ thể các tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân nhƣ: Đã đƣợc Nhà nƣớc phong tặng danh hiệu Nhà giáo Ƣu tú từ 6 năm trở lên tính đến năm đề nghị; tiếp tục đạt thành tích cao sau khi đƣợc phong tặng danh hiệu Nhà giáo Ƣu tú với một trong các hình thức khen thƣởng hoặc danh hiệu sau đây: Chiến sĩ thi đua toàn quốc; Huân chƣơng Lao động, Huân chƣơng Bảo vệ Tổ quốc trở lên; Giải thƣởng Hồ Chí Minh, Giải thƣởng Nhà nƣớc. Đồng thời, có tài năng sƣ phạm xuất sắc, có uy tín lớn và ảnh hƣởng trong ngành và trong xã hội, là nhà giáo đầu đàn tiêu biểu đƣợc đồng nghiệp thừa nhận, là nhà giáo mẫu mực đƣợc học trò và nhân dân kính trọng, có nhiều thành tích trong công tác bồi dƣỡng, giúp đỡ đồng nghiệp về chuyên môn, nghiệp vụ và nghiên cứu khoa học.
Phải có thời gian trực tiếp nuôi dạy, giảng dạy từ 20 năm trở lên. Đối với cán bộ quản lý giáo dục thì phải có thời gian công tác trong ngành từ 25 năm trở lên trong đó có 15 năm trở lên trực tiếp nuôi dạy, giảng dạy.
Điểm nổi bật của Thông tƣ 07 là đã lƣợng hóa điều kiện về sáng kiến, giải pháp, đề tài nghiên cứu khoa học... để đạt danh hiệu Nhà giáo Nhân dân. Cụ thể, đối với giáo viên trong các cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, trƣờng trung cấp chuyên nghiệp, trƣờng trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề, cơ sở giáo dục thƣờng xuyên phải có ít nhất 3 sáng kiến hoặc 3 giải pháp hoặc chủ trì 2 đề tài nghiên cứu khoa học để nâng cao chất lƣợng giáo dục đƣợc Hội đồng khoa học ngành giáo dục cấp tỉnh (đối với đơn vị trực thuộc sở giáo dục và đào tạo), Hội đồng khoa học cấp sở, cơ quan chủ quản cấp trên (đối với đơn vị trực thuộc Bộ, ngành, UBND cấp tỉnh) nghiệm thu, xếp loại tốt (loại A)...
55
Điểm mới trong tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu Nhà giáo ƣu tú tại Thông tƣ 07 là đã quy định cụ thể về tài năng sƣ phạm, có công lớn trong sự nghiệp giáo dục, giảng dạy đạt chất lƣợng tốt, hiệu quả cao, có nhiều học sinh giỏi, sinh viên giỏi; có cải tiến hoặc sáng kiến, kinh nghiệm, giải pháp kỹ thuật, đề tài nghiên cứu khoa học đƣợc áp dụng đạt hiệu quả trong công tác giảng dạy, giáo dục hoặc quản lý giáo dục đƣợc Hội đồng khoa học các cấp đánh giá, xếp loại.
Đối với giảng viên các đại học, trƣờng đại học, học viện: Chủ biên 1 giáo trình hoặc tham gia biên soạn ít nhất 2 giáo trình đƣợc đƣa vào giảng dạy và đã đƣợc xuất bản hoặc là tác giả của 2 sách chuyên khảo; có ít nhất 5 bài báo khoa học đƣợc công bố trên các tạp chí trong và ngoài nƣớc; chủ trì 1 đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, cấp tỉnh hoặc nhánh đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nƣớc đã đƣợc Hội đồng khoa học cấp tỉnh, bộ, cấp nhà nƣớc đánh giá, xếp loại khá (loại B)...
Danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ƣu tú đƣợc xét tặng và công bố hai năm một lần vào dịp kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11. Theo tạp chí giáo dục thủ đô cho đến 10/2011 Hà Nội có 179 nhà giáo tiêu biểu đƣợc tuyên dƣơng.