Kinh nghiệm QLNN về GDCN của TP Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước các cơ sở giáo dục hệ trung cấp chuyên nghiệp tại thành phố Hà Nội (Trang 36)

Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những trung tâm kinh tế, trung tâm văn hóa, trung tâm khoa học kỹ thuật, là đầu mối giao lƣu quốc tế của cả nƣớc và Khu vực.

Về mặt hành chính: Sở GD & ĐT thành phố chỉ quản lý các cơ sở giáo dục từ mầm non đến các trƣờng phổ thông. Các trƣờng Đại học, Cao đẳng phần lớn thuộc Bộ GD & ĐT quản lý.

GDCN thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn qua đã đạt đƣợc những thành tựu khả quan, đã góp phần tích cực trong đáp ứng nhu cầu nhân lực cho thành phố. Nhƣng mặt khác, quá trình xây dựng và phát triển hệ thống giáo dục này trên địa bàn thành phố cũng xuất hiện nhiều mâu thuẫn, bất cập cần tháo gỡ.

32

Phân cấp quản lý: Ngày 20/12/1994, Chủ tịch UBND thành phố Hồ Chí Minh đã ký Quyết định số 4310/QĐ-UB-NCVX về việc qui định nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nƣớc của Sở, cơ quan ngang Sở thuộc UBND thành phố với 5 trƣờng TCCN, 8 trƣờng Cao đẳng và Đại học công lập có đào tạo TCCN của thành phố Hồ Chí Minh nhƣ sau:

UBND thành phố trực tiếp quản lý: Đại học Sài Gòn và Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch do UBND thành phố Hồ Chí Minh trực tiếp quản lý trên cơ sở kế hoạch năm học của trƣờng. Toàn bộ mọi hoạt động về tổ chức nhân sự, tài chính,… đều do Giám đốc các Sở ngành liên quan giải quyết trên cơ sở đƣợc sự ủy nhiệm của Chủ tịch UBND thành phố

UNBD Thành phố Hồ Chí Minh ủy nhiệm cho Sở GD & ĐT là cơ quan chủ quản của 06 cơ sở GDCN, trong đó có 4 trƣờng Cao đẳng đƣợc nâng cấp từ TCCN là: Trƣờng CĐ Kinh tế, Trƣờng CĐ Kỹ thuật Lý Tự Trọng, Trƣờng CĐ Kinh tế Kỹ thuật Phú Lâm và Trƣờng CĐ Công nghệ Thủ Đức và 2 trƣờng TCCN là: Trƣờng Trung cấp Kỹ thuật và Nghiệp vụ Nam Sài Gòn và Trƣờng Trung cấp Kinh tế Kỹ thuật Nguyễn Hữu Cảnh.

UBND Thành phố ủy nhiệm cho Giám đốc các Sở ngành làm cơ quan chủ quản 3 trƣờng TCCN. Cụ thể: Trƣờng Trung cấp Xây dựng do Sở Xây dựng làm chủ quản, Trƣờng Trung cấp Công nghiệp do Sở Công thƣơng làm chủ quản và Trƣờng Trung cấp Nông nghiệp do Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn làm chủ quản.

Cơ chế quản lý nhà nước trong các cơ sở GDCN như sau:

- Quản lý nhà nƣớc về hoạt động chuyên môn

Theo qui chế tổ chức và hoạt động của các cơ sở giáo dục, hoạt động chuyên môn đào tạo từ bậc TCCN đến cao đẳng và đại học đều do Bộ GD&ĐT thống nhất quản lý, các mặt quản lý khác do cơ quan chủ quản chịu trách nhiệm thực hiện. Theo nghị định 178/2007/NĐ-CP ngày 03/12/2007 quy định

33

chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ và cơ quan ngang bộ và Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19/03/2008 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ GD & ĐT do Chính Phủ ban hành, Bộ GD & ĐT quản lý về chuyên môn đối với tất cả các cơ sở GDCN trong cả nƣớc thông qua Vụ chức năng là Vụ giáo dục chuyên nghiệp.

Vụ GDCN có chức năng tham mƣu cho Bộ trƣởng bộ GD & ĐT trong toàn bộ hoạt động quản lý, chỉ đạo về chuyên môn đào tạo ngành học GDCN thông qua Quy chế tổ chức và hoạt động các trƣờng TCCN do Bộ GD & ĐT ban hành cùng với các quy chế và văn bản hƣớng dẫn thực hiện liên quan.

UBND thành phố quản lý, điều hành hoạt động giáo dục và đào tạo nói chung và hoạt động nói chung của các cơ sở GCCN thông qua các chỉ thị , công văn về “ Hƣớng dẫn nhiệm vụ năm học hàng năm”

- Quản lý nhà nƣớc về hoạt động hành chính sự nghiệp

Đi kèm với Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và UBND ngày 21/06/1994, Nghị định 93/2001/NĐ-CP ngày 12/12/2001 của Chính Phủ phân cấp quản lý cho thành phố Hồ Chí Minh về một số lĩnh vực, UBND thành phố đã thể hiện vai trò quản lý nhà nƣớc đối với khu vực hành chính sự nghiệp, trong đó có lĩnh vực GD & ĐT .

Cơ chế quản lý NN về nhân sự trong các cơ sở GDCN: Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện cho các đơn vị sự nghiệp giáo dục, cho phép các cơ sở GDCN chủ động tuyển dụng, quản lý , sử dụng nhân sự qua Quyết định số 50/2009/QĐ-UBND ngày 07/07/2009 về việc ban hành Qui định tuyển dụng viên chức ngành GD & ĐT thành phố. Tuy nhiên, khi quản lý, sử dụng, khen thƣởng, kỷ luật thì lại tuân thủ theo Nghị định 35/2005/NĐ-CP ngày 17/03/2005 của Chính phủ với quy trình hết sức phức tạp.

Do đó, việc giao chỉ tiêu biên chế cho các cơ sở GDCN cũng hết sức bất cập , nhất là chỉ tiêu tuyển dụng chỉ chú trọng vào đội ngũ giáo viên còn

34

đội ngũ cán bộ nhân viên thì ít quan tâm, dẫn tới nhiều vấn đề về chính sách chế độ đãi ngộ đối với ngƣời lao động. Bởi vì tổ chức hoạt động một cơ sở GDCN không chỉ có GV.

Đồng thời, các quy định về số giờ dạy, chƣơng trình học ( giờ lý thuyết và thực hành) , số giờ dạy thêm ngoài quy định… đều cần phải đổi mới. Cụ

thể, theo điều 3, điều 4 của qui chế 40/2007/QĐ- BGDĐT thì: Một đơn vị

học trình đƣợc quy định bằng 15 tiết học lý thuyết; bằng 30 - 45 tiết thực hành, thảo luận, thí nghiệm, và qui định nội dung giáo dục chuyên nghiệp có tỷ lệ thời lƣợng dành cho dạy thực hành, thực tập chiếm từ 50 % đến 75 %. Nhƣ vậy thu nhập của giáo viên dạy thực hành thấp hơn nhiều giáo viên dạy lý thuyết.

Cơ chế quản lý NN về tài chính trong các cơ sở GDCN: Theo Nghị định

43/2006/NĐ-CP của Chính phủ, Thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành các văn bản quy định chi tiết, hƣớng dẫn các cơ sở GDCN thực hiện nhiệm vụ của một đơn vị sự nghiệp có thu. Tuy nhiên, nhiều nội dung liên quan đến việc thu chi trong biên chế vẫn phải tuân theo các văn bản pháp quy có trƣớc đó chƣa thay thế đƣợc.

Thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành Quy định về phân cấp quản lý nhà nƣớc đối với tài sản nhà nƣớc tại cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị - xã hội đƣợc ngân sách nhà nƣớc đảm bảo kinh phí hoạt động theo Quyết định số 10/2010/QĐ-UBND ngày 04/02/2010, Theo Điều 5 của qui định này, mục 3 ghi rõ: “ Đối với việc mua sắm tài sản khác nhƣ phƣơng tiện làm việc, máy móc thiết bị … thủ trƣởng cơ quan, tổ chức quyết định việc mua sắm từ nguồn kinh phí đƣợc giao trong dự toán hàng năm trên cơ sở tiêu chuẩn, định mức và chế độ qui định. Việc mua sắm tài sản nhà nƣớc tại khoản 1, 2, 3 Điều này đƣợc thực hiện theo quy định của Bộ tài

35

chính và các văn bản pháp luật có liên quan” . Nhƣ vậy, cơ chế quản lý tài chính vẫn phải tuân theo quy định của Bộ tài chính vốn quá lỗi thời.

Tóm lại, hoạt động QLNN về các cơ sở GDCN hệ TCCN của TP Hồ

Chí Minh trong những năm qua đã đạt đƣợc một số thành tựu nhất định nhƣ: Qui mô và chất lƣợng của các cơ sở GDCN hệ TCCN ngày càng tăng để đáp ứng nhu cầu nhân lực cho sự phát triển kinh tế của TP Hồ Chí Minh, TP Hồ Chí Minh đã phân luồng HS sau THCS và THPT. Tuy nhiên cũng còn một số nhƣng hạn chế và thiếu sót nhƣ: cơ chế quản lý NN về GDCN của Tp Hồ Chí Minh tuy đã cố gắng đổi mới nhƣng vẫn không thoát khỏi sự ràng buộc tất yếu của cơ chế quản lý nhà nƣớc từ các Bộ ngành liên quan, nhất là Bộ tài chính, vai trò chủ quản, Sở GD & ĐT thành phố Hồ Chí Minh chƣa rõ rệt trong việc đề xuất với các cấp lãnh đạo từ thành phố, Bộ, Chính Phủ trong việc điều chỉnh, bổ sung, hƣớng dẫn thực hiện các chính sách đang triển khai dựa trên tình hình thực tiễn.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước các cơ sở giáo dục hệ trung cấp chuyên nghiệp tại thành phố Hà Nội (Trang 36)