5. Kết cấu của luận văn
4.2 Phƣơng hƣớng thực hiện TCTC
Nền kinh tế tri thức đang dần thay thế nền kinh tế công nghiệp, mở ra một hướng phát triển mới cho loài người, trong đó sự phát triển của các quốc gia phụ thuộc chủ yếu vào đội ngũ nhân lực có trí tuệ cao. Trong tình hình mới đòi hỏi chúng ta phải tiến hành đổi mới sự nghiệp giáo dục theo hướng toàn diện và hiệu quả hơn, nhằm đáp ứng những yêu cầu về đào tạo nguồn nhân lực cho chiến lược xây dựng, phát triển đất nước.
Đổi mới giáo dục đại học là một chiến lược lớn của ngành GD-ĐT Việt Nam. Nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới giáo dục đại học là làm cho hệ thống giáo dục đại học thích nghi và đáp ứng yêu cầu phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều
thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước định hướng XHCN; đáp ứng được yêu cầu về đào tạo nguồn nhân lực với số lượng lớn, chất lượng đào tạo cao, thỏa mãn được nhu cầu tăng nhanh của thị trường lao động, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong điều kiện các nguồn lực của quốc gia còn hạn hẹp. Muốn làm tốt điều này các trường ĐHCL nói chung, ĐHTM nói riêng phải tự chủ được nguồn lực, trước mắt phải tự chủ được về nguồn lực tài chính.
Từ nay đến năm 2020, công tác phát triển nguồn nhân lực của ĐHTM phải đạt được một hệ thống các mục tiêu chiến lược sau: tuyển chọn, sử dụng, đào tạo và phát triển được nguồn nhân lực (đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục) đủ về số lượng, có chất lượng và hiệu suất lao động cao, cơ cấu hợp lý, có sự tiếp nối liên tục giữa các thế hệ. Nguồn nhân lực cần có đủ trình độ, năng lực, phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp, bản lĩnh chính trị để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước giao cho, biết tổ chức phát huy nội lực kết hợp với việc phát triển hợp tác, cạnh tranh quốc tế có hiệu quả, xây dựng nhà trường nói riêng giáo dục đại học Việt Nam nói chung đạt quy mô và chất lượng so với khu vực và thế giới, trở thành một trường đi đầu trong tiến trình phát triển nền kinh tế tri thức của nước ta.