Những nhân tố chi phối đến tự chủ tài chính

Một phần của tài liệu Tự chủ về tài chính tại trường Đại học Thương mại (Trang 33)

5. Kết cấu của luận văn

1.3.6 Những nhân tố chi phối đến tự chủ tài chính

Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến vấn đề tự chủ tài chính đối với các trường ĐHCL. Tuy nhiên có thể xem xét những nhân tố tác động từ bên ngoài đơn vị và nhân tố phát sinh từ bên trong đơn vị.

- Nhân tố bên ngoài

Chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước đối với lĩnh vực giáo dục đào tạo và sự nhận thức đổi mới cơ chế quản lý của nhà nước trong từng giai đoạn: Trong thời gian qua, Đảng và nhà nước ta luôn coi giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu. Điều đó thể hiện số chi NSNN cho giáo dục đào tạo ngày càng tăng và chiếm tỷ trọng lớn và các cơ chế quản lý đối với hoạt động giáo dục đào tạo ngày càng được nới lỏng hơn. Trong những năm qua Nhà nước đã ban hành nhiều chính

sách nhằm tăng cường hơn nữa quyền tự chủ đối với các trường ĐHCL, đây là một thuận lợi. Tuy nhiên việc ban hành các chính sách chưa đồng bộ, không kịp thời lại là một rào cản đối với tiến trình thực hiện quyền tự chủ đối với các trường ĐHCL.

Chính sách kinh tế xã hội: Chính sách kinh tế xã hội ngày càng có xu hướng ủng hộ việc tự chủ tài chính không chỉ đối với các trường ĐHCL mà đối với toàn bộ hệ thống các đơn vị sự nghiêp. Hoạt động tài chính ở các trường ĐHCL không chỉ chịu sự chi phối bởi bản thân hoạt động của con người chịu trách nhiệm tổ chức các hoạt động tài chính, mà còn chịu sự chi phối bởi môi trường kinh tế - xã hội khách quan. Nó sẽ được phát triển hay thu hẹp tuỳ thuộc vào quan điểm khuyến khích hoặc hạn chế của chính sách phát triển kinh tế xã hội của nhà nước.

Cơ chế quản lý tài chính: Đây là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp nhất đối với quá trình TCTC của các trường ĐHCL. Hệ thống các nguyên tắc, luật định, chính sách về quản lý tài chính và mối quan hệ tài chính giữa các đơn vị có liên quan này có được thông thoáng thì vấn đề TCTC mới sớm đạt kết quả như mong đợi. Hiện nay mặc dù đã có chủ trương rõ ràng nhưng chính sách còn chưa nhất quán và chưa theo kịp, các văn bản hướng dẫn chậm nên việc thực hiện còn gặp nhiều khó khăn.

- Nhân tố bên trong

Sự nhận thức của đơn vị về TCTC và trình độ của người quản lý trong đơn vị. Việc thực hiện TCTC tại các ĐHCL phải được các nhà quản lý đại học xác định là nhiệm vụ không chỉ của các nhà quản lý mà là trách nhiệm và quyền lợi chung của toàn thể công chức viên chức (CCVC) trong toàn trường và việc thực hiện TCTC phải thực sự đem lại lợi ích cho người lao động. Một khi CCVC nhận thức được đầy đủ về vấn đề này thì hiệu quả công việc sẽ đem lại thực sự, bởi vì, lợi ích luôn là động lực của sự làm việc. Tuy nhiên trong thực tế không phải các trường ĐHCL đều đã làm tốt điều này, vì vậy việc tự chủ tài chính ở một số trường vẫn được coi là việc của các nhà quản lý đơn vị.

Một nhân tố không kém phần quan trọng ảnh hưởng đến việc thực hiện TCTC tại các trường ĐHCL là Hệ thống kiểm tra, kiểm soát trong đơn vị như: thanh tra nhân dân, thanh tra tài chính, kiểm toán, kiểm soát nội bộ, … Đặc biệt là

hệ thống kiểm soát nội bộ bao gồm: môi trường kiểm soát, hệ thống kế toán, các thủ tục kiểm soát và các loại kiểm soát khác…làm tốt công tác kiểm soát nội bộ đảm bảo tính minh bạch trong quản lý tài chính, tạo được niềm tin và củng cố tính đoàn kết trong đơn vị thì việc tự chủ tài chính mới thành công.

Như vậy, thông qua xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến tự chủ tài chính trong các các trường ĐHCL giúp cho việc đề ra và thực thi cơ chế tự chủ tài chính trong các đơn vị đạt được mục tiêu đã định.

Một phần của tài liệu Tự chủ về tài chính tại trường Đại học Thương mại (Trang 33)