5. Kết cấu của luận văn
1.4.3 Một số đánh giá và bài học kinh nghiệm
Mỗi nước có cách thức cấp phát NSNN khác nhau cho giáo dục đào tạo tùy thuộc vào điều kiện cụ thể về kinh tế xã hội, trình độ dân trí, văn hóa truyền thống...Tỷ trọng chi tiêu cho giáo dục đào tạo ở các nước cũng khác nhau. Qua kinh nghiệm của một số nước có thể rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam như sau:
- Nhà nước cần đổi mới chính sách phân bổ ngân sách theo cơ chế khoán, theo đó hàng năm Nhà nước giao cho các trường gói kinh phí, các trường được toàn quyền sử dụng nguồn tài chính này theo nhu cầu, nhà nước áp dung chế độ hậu kiểm hoặc phân bổ ngân sách theo kết quả đầu ra, theo tiêu chí cụ thể rõ ràng, đảm bảo tính công khai minh bạch.
- Giao cho các trường quyền tự chủ đầy đủ, thành lập cơ quan kiểm định độc lập không thuộc sự quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo để giám sát và kiểm định, đánh giá chất lượng các trường được giao quyền tự chủ.
- Cho phép các trường xây dựng mức học phí phù hợp với chất lượng đào tạo và theo nhu cầu của xã hội nhằm giảm gánh nặng cho NSNN.
- Nhà nước tăng cường chính sách hỗ trợ cho SV vay để học tập, tăng mức hỗ trợ cho SV nghèo, đối tượng chính sách.
- Khuyến khích các trường thực hiện xã hội hóa giáo dục, tăng nguồn góp vốn xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trường.
- Khuyến khích các trường liên kết với doanh nghiệp trong quá trình đào tạo nhằm tranh thủ vốn, công nghệ, tránh tình trạng SV học chay như hiện nay.
Sau gần 7 năm thực hiện quyền tự chủ theo Nghị định 43, ngoài một số việc đã làm được như các trường đã chủ động hơn trong sử dụng ngân sách và huy động các nguồn lực, nhưng hạn chế lớn nhất đối với các trường hiện nay là các trường vẫn bị động và vướng mắc trong quá trình điều hành, quyền tự chủ về tài chính bị hạn chế bởi cơ chế quản lý, việc tự chủ còn trên danh nghĩa hơn là thực quyền, có thể thấy điều đó thể hiện trên các mặt:
Kinh phí đào tạo từ NSNN và học phí thấp và sụt giảm làm chất lượng đào tạo suy giảm mà nhà trường khó can thiệp.
Bảng 1. 2 Chi phí đào tạo và mức thu học phí
Chỉ tiêu 2007-2008 2008-2009 2009-2010 2010-2011 2011-2012
Kinh phí đào tạo bình quân hệ CĐ-ĐH(trđ/năm)
3,58 4,15 5,27 6,83 8,20
Mức thu học phí(trđ/năm) SV nhóm ngành kinh tế
1,80 1,80 1,80 2,90 3,55
Nguồn: Báo cáo Kế hoạch thu ngân sách năm 2008, 2009, 2010, 2011, 2012 Của Bộ Tài chính
Nhìn vào số liệu bảng 1.2 ta thấy tỷ lệ thu học phí năm 2007-2008 đáp ứng khoảng 50%, năm 2009-2010 chỉ đáp ứng được 34%. Theo nguyên tắc đền bù, phần còn thiếu NSNN phải hỗ trợ, nhưng đối với các trường tự đảm bảo một phần kinh phí hoạt động chỉ được ngân sách cấp từ 20-30%, các trường tự đảm bảo kinh phí không được cấp ngân sách thì số tiền thiếu hụt này phải lấy từ đâu.
Trong khi, khoản chi cho con người mang tính cố định như lương, phụ cấp, bảo hiểm xã hội đều tăng theo lộ trình (từ 2007 đến 2013, tăng từ 450.000đ/tháng lên 1.150.000đ/tháng) các khoản chi dịch vụ, quản lý hành chính, nghiệp vụ chuyên môn tăng ít nhất 2 lần, thì mức tăng học phí chỉ vào khoảng 20% (từ 290.000đ/tháng lên 355.000đ/tháng) do được khống chế trong khung học phí theo Nghị định 49/2010/NĐ-CP cho đến 2015 và NSNN cấp tăng từ 5-8%/năm.
Từ thực tế đó, các trường phải tự cân đối trong nguồn thu hạn hẹp nhằm cân bằng tài chính cho các hoạt động, nên định mức chi tiêu luôn ở mức thấp, đặc biệt là định mức chi cho giảng dạy và NCKH. Một số trường để tăng kinh phí đào tạo đang lấy số lượng bù vào nguồn thu, tức là gia tăng quy mô đào tạo để tăng nguồn thu trong khi cơ sở vật chất và đội ngũ không tăng lên tương xứng, đây là giải pháp trong ngắn hạn nhưng nó cũng góp phần khiến cho chất lượng GDĐH không thể tăng lên được.
Nếu loại trừ các chi phí sinh hoạt cá nhân của người học (chi phí ăn ở và các chi phí sinh hoạt cá nhân khác) để đưa về một mẫu số chung là học phí mà người học phải thanh toán cho cơ sở đào tạo chúng ta sẽ thấy, hiện nay SV học tại các trường ĐHCL ở Việt Nam nộp khoảng 4.500.000đ/năm học, trong khi đó lưu học sinh của Việt Nam học tại nước ngoài tùy từng trường và từng chuyên ngành phải đóng 300.000.000đ/năm đến 500.000.000đ/năm (gấp hơn 100 lần). Trong bối cảnh toàn cầu hóa về GDĐH, với nguồn tài chính rất thấp như hiện nay các trường đại học ở Việt Nam sẽ tụt hậu ngày càng xa và năng lực cạnh tranh ngày càng đi xuống. Thực tế tại Việt Nam, trong hệ thống GDĐH đang tồn tại các trường tư thục và các trường có 100% vốn trực tiếp từ nước ngoài, như thế không thể phủ nhận đang tồn tại dưới dạng thị trường. Trong một thị trường mà các nhân tố tham gia
hoạt động trong một cơ chế cạnh tranh không công bằng. Trong khi các trường ngoài công lập được tự do xác định học phí thì các trường công lập phải chịu mức thu học phí được quy định trong khung ở mức thấp.
Nguyên nhân cơ bản của tình trạng nêu trên là do các trường ĐHCL ở Việt Nam hoạt động theo mô hình là một bộ phận của tổ chức nhà nước, ngân sách hoạt động được dự toán trong ngân sách quốc gia, chỉ tiêu được xác định cụ thể bởi Luật Ngân sách và phải quyết toán hàng năm với cơ quan cấp ngân sách. Cán bộ quản lý và giảng dạy là CCVC nhà nước, điều này cho thấy sự lệ thuộc của các trường vào nhà nước và vì vậy quyền tự chủ phần lớn vẫn chỉ mang tính hình thức.
Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Phƣơng pháp luận:
Luận văn vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác- Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế, các quan điểm đường lối về phát triển giáo dục, đào tạo, chính sách giáo dục, đầu tư cho giáo dục của nhà nước. Đề tài này mang tính ứng dụng, triển khai cơ chế quản lý tài chính của nhà nước đối với các trường ĐHCL, nên đề tài bám sát khuôn khổ pháp luật về tài chính của Nhà nước trong đó đặc biệt quan trọng là các quy định của Chính phủ về quản lý tài chính theo Nghị định 10/NĐ-CP và Nghị định 43/NĐ-CP.
Vận dụng phương pháp luận duy vật lịch sử là phải nghiên cứu, đánh giá các chính sách về tài chính và tự chủ tài chính đối với các trường ĐHCL trong bối cảnh kinh tế xã hội và lịch sử cụ thể.
Vận dụng phương pháp duy vật biện chứng khi nghiên cứu chính sách về tự chủ tài chính đối với các trường công lập cần đặt nó trong mối liên hệ với các chính sách tự chủ trên các mặt khác như tự chủ về tổ chức bộ máy, nhân lực, tự chủ về quy mô đào tạo, chương trình đào tạo và các chính sách kinh tế xã hội khác …Vì vậy, khi nghiên cứu vấn đề tự chủ tài chính đối với các trường đại học công lập cần xem xét toàn diện để thấy rõ bản chất kinh tế và bản chất xã hội của nó. Nhìn nhận vấn đề tự chủ tài chính trong sự vận động toàn diện, quá trình phát sinh, phát triển của các hình thái kinh tế xã hội, phù hợp với thực tế khách quan. Tức là, người nghên cứu phải đứng trên lập trường, quan điểm, phương pháp duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin mà tổng kết những kinh nghiệm, phân tích một cách đúng đắn những đặc điểm của vấn đề nghiên cứu. Có như thế chúng ta mới có thể dần dần tìm hiểu được quy luật và tính tất yếu khách quan. Các phương pháp luận kể trên được vận dụng xuyên suốt trong toàn bộ quá trình thực hiện luận văn.
2.2 Mô tả các phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc sử dụng
Khi nghiên cứu bất kỳ vấn đề gì chúng ta đều cần phải hệ thống dữ liệu, việc hệ thống dữ liệu có nhiều ưu điểm, nhằm dễ tìm kiếm và tìm kiếm nhanh, nhìn
chung, để sưu tầm những dữ liệu có hiệu quả, người nghiên cứu tiến hành một quá trình gồm 4 bước:
- Thứ nhất: xác định những dữ liệu cần thiết cho cuộc nghiên cứu. - Thứ hai: tìm kiếm các nguồn dữ liệu.
- Thứ ba: tiến hành thu thập dữ liệu.
- Thứ tư: đánh giá, phân loại các dữ liệu thu thập được.
Các phương pháp cụ thể được sử dụng trong quá trình nghiên cứu luận văn như sau :
- Phương pháp thu thập tài liệu:
+ Thu thập tài liệu thứ cấp: là phương pháp thu thập và nghiên cứu tài liệu có sẵn tại các thư viện, trung tâm nghiên cứu, cơ quan đơn vị có liên quan, kế thừa tài liệu và các kết quả nghiên cứu về các vấn đề có liên quan đến công tác quản lý tài chính tại các trường đại học công lập trên địa bàn Hà Nội. Các tài liệu này có thể kể đến như các bài báo khoa học đăng trong các kỷ yếu Hội thảo khoa học chuyên đề, đề tài khoa học cấp Bộ, luận án tiến sỹ, báo cáo của Bộ Tài chính về chi NSNN, báo cáo tài chính của một số trường ĐHCL và của ĐHTM. Đây là một công việc quan trọng cần thiết cho bất kỳ hoạt động NCKH nào, các nhà NCKH luôn đọc và tra cứu tài liệu có trước để làm nền tảng cho nghiên cứu của mình bởi đây là nguồn kiến thức quý giá được tích luỹ qua quá trình nghiên cứu mang tính lịch sử lâu dài. Phương pháp thu thập tài liệu này chủ yếu được dùng ở chương 1 và chương 3.
+ Thu thập tài liệu sơ cấp: Dữ liệu sơ cấp thu thập thông qua quan sát, ghi chép trực tiếp từ các đơn vị, cá nhân, thông qua phỏng vấn, bảng hỏi (Phụ lục 02, 03). Các tài liệu thu thập bằng phương pháp này được sử dụng ở chương 3 và chương 4.
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu:
+ Phương pháp thống kê phân tích số liệu: là các phương pháp chắt lọc những dữ liệu cần thiết để rút ra các suy luận logic. Gồm các giai đoạn chủ yếu sau:
Sắp xếp dữ liệu thô vào các thứ bậc đã được đo lường; tóm tắt dữ liệu; áp dung các phương pháp phân tích để làm rõ các mối quan hệ tương hỗ và các ý nghĩa định lượng giữa các dữ liệu.
Các số liệu thứ cấp và sơ cấp thu thập được trong quá trình nghiên cứu, điều tra là các số liệu rời rạc, sử dụng phương pháp thống kê phân tích để tổng hợp số liệu vào các bảng thống kê, sau đó đem so sánh số liệu và phân tích số liệu để có những kết luận chính xác. Phương pháp này sử dụng phần mềm kế toán. Dựa trên các số liệu thu thập được bằng các phương pháp kể trên tiến hành tổng hợp phân tích số liệu tại đơn vị khảo sát, việc phân tích số liệu nhằm mục đích nhận thức và đánh giá chính xác, toàn diện, khách quan tình hình quản lý và sử dụng các nguồn kinh phí qua đó thấy được việc thực hiện cơ chế TCTC của đơn vị. Các số liệu thu thập được xử lý trên máy vi tính bằng chương trình xử lý bảng tính Microsoft Office Excel. Nội dung xử lý bao gồm: các số liệu thứ cấp và sơ cấp thu thập được. Phương pháp này được sử dụng ở chương 3.
+ Phương pháp so sánh: Phương pháp này dùng để so sánh giữa các kỳ, các năm với nhau nhằm làm nổi bật vấn đề cần nghiên cứu, thấy rõ thực trạng về tình hình tự chủ tài chính của các trường công lập hiện nay từ đó thấy được những thành công và hạn chế về mặt cơ chế, chính sách để đưa ra những kiến nghị phù hợp. Phương pháp này sử dụng ở chương 3.
+ Phương pháp điều tra, khảo sát: Ngoài việc phỏng vấn trực tiếp, tác giả thiết kế bảng hỏi cho các đối tượng là cán bộ quản lý các cấp, giảng viên, chuyên viên của trường ĐHTM (phụ lục số 2 và 3). Nội dung bảng hỏi nhằm khai thác các thông tin như: Thông tin chung về nhà trường; ảnh hưởng của TCTC đến cơ cấu nguồn thu, chi của trường; ảnh hưởng của TCTC đến thu nhập của người lao động; vai trò của TCTC đối với việc nâng cao chất lượng đào tạo; nhận thức của CCVC trường về ý nghĩa, vai trò của TCTC; quan điểm của CCVC về sự cần thiết của việc TCTC như thế nào…
Việc kết hợp sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu để tiếp cận vấn đề cần nghiên cứu sẽ góp phần quan trọng trong nhận thức được thực trạng cơ chế TCTC cũng như giúp cho thông tin thu thập được đầy đủ chính xác, phong phú,… phục vụ tốt cho quá trình thực hiện luận văn.
Chƣơng 3: THỰC TRẠNG TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TẠI TRƢỜNG ĐHTM 3.1 Thực trạng tự chủ tài chính tại trƣờng ĐHTM
3.1.1 Tự chủ về xây dựng các văn bản quản lý
Trường ĐHTM căn cứ Nghị định 43/2006 và Thông tư 07/2009/TTLT- BGD&ĐT-BNV ngày 15/4/2009, ra quyết định số 735/QĐ-ĐHTM, ngày 4/11/2009 về việc ban hành Quy định “Chế độ thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính trong trường ĐHTM” theo đó trên cơ sở xây dựng định mức rõ ràng, trường được tự chủ một phần về nguồn kinh phí hoạt động thường xuyên, có thể vay vốn của các tổ chức tín dụng hoặc huy động trong CCVC để đầu tư, mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động sự nghiệp. Tổ chức hoạt động dịch vụ phù hợp với chức năng nhiệm vụ và tự chịu trách nhiệm trả nợ vay theo quy định của pháp luật về quản lý tài sản nhà nước tại đơn vị sự nghiệp. Đối với tài sản cố định sử dụng vào hoạt động dịch vụ phải thực hiện trích khấu hao thu hồi vốn theo quy định áp dụng cho các doanh nghiệp nhà nước. Các hoạt động tài chính của trường được tập trung tại phòng Kế hoạch tài chính và đã đảm bảo tuân thủ theo quy định của pháp luật.
Trường cũng ban hành nhiều văn bản quản lý tài chính nhằm quy chế hóa hoạt động tài chính của trường. Cụ thể:
+ Các văn bản quản lý thu: Gồm các văn bản quy định nội dung, định mức thu phù hợp cho từng năm; các văn bản quản lý thu học phí các bậc và hệ đào tạo được cung cấp đầy đủ, công khai cho người học. Các văn bản quản lý thu từ kí túc xá sinh viên, dịch vụ trông giữ xe, dịch vụ ăn uống, các trung tâm đào tạo cấp chứng chỉ….
+ Các văn bản quản lý chi: các văn bản quản lý chi được tập trung trong Quy chế chi tiêu nội bộ của Trường. Một số hoạt động có tính đặc thù được trường ban hành các quy định riêng như: Hoạt động của khoa Đào tạo quốc tế, các Trung tâm dịch vụ.
+ Các văn bản quy định cơ chế tài chính cho các đơn vị trực thuộc trường như Tạp chí khoa học thương mại và các trung tâm…đảm bảo cho các hoạt động tài chính của trường đúng các quy định của pháp luật, ổn định và nề nếp.
3.1.2 Tự chủ về các khoản thu, mức thu
Nguồn lực tài chính của trường ĐHTM bao gồm nguồn kinh phí NSNN cấp, nguồn thu sự nghiệp, thu hoạt động sản xuất dịch vụ và nguồn thu khác, trong đó:
- Ngân sách Nhà nước cấp (trường không được tự chủ)
Nguồn NSNN cấp chủ yếu gồm nguồn kinh phí chi cho hoạt động thường xuyên đào tạo đại học, sau đại học và nguồn kinh phí không thường xuyên cho hoạt động khoa học công nghệ, chi chương trình mục tiêu quốc gia, cơ sở vật chất, đào tạo bồi dưỡng CCVC và nâng cao năng lực tin học. Từ năm 2011 – 2013, cấu trúc